Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 25 - 26)

Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thông qua quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước cho các thế hệ sau. Cũng như bất kỳ một hoạt động xã hội nào, hoạt động giáo dục cần được tổ chức và quản lý với nhiều cấp độ khác nhau (nhà nước, nhà trường, lớp học...) nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và mục tiêu giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thể chế chính trị - xã hội ở các quốc gia.

Với cách hiểu này P.V Khuđôminxky cho rằng: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ đến các trường học) nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật về giáo dục, của sự phát triển cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý trẻ em”. [19, tr 410].

QLGD là những “tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của qúa trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực cho trẻ

em” (Trần Kiểm, Quản lý giáo dục nhà trường, Viện KHGD,H.,1997)

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới các mục tiêu dự kiến, tiến tới trạng thái mới về chất”. [27, tr 35].

Theo tác giả Nguyễn Gia Quý “Quản lý quá trình giáo dục là quản lý một hệ thống toàn vẹn bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức giáo

14

dục, người dạy, người học, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy và học, môi trường giáo dục, kết quả giáo dục” [28, tr. 15].

Như vậy QLGD là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kế hoạch hóa, nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường các cơ quan trong hệ thống giáo dục. Hệ thống giáo dục là một hệ thống xã hội, QLGD cũng chịu sự chi phối của quy luật xã hội và tác động của quản lý xã hội. Trong QLGD các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và quản lý sự nghiệp chuyên môn đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau không tách biệt tạo thành hoạt động quản lý thống nhất.

Từ những khái niệm nêu trên đưa đến cách hiểu chung nhất là: QLGD là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực QLGD. Quản lý giáo dục là hoạt động của các chủ thể và đối tượng quản lý thống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm đạt mục đích đề ra của quản lý bằng cách thực hiện các chức năng nhất định và vận dụng các biện pháp, nguyên tắc, công cụ quản lý thích hợp.

Quản lý giáo dục có những đặc trưng sau đây:

- Sản phẩm giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên quản lý giáo dục không phải lập khuôn, máy móc trong việc tạo ra sản phẩm, cũng như không được phép tạo ra phế phẩm.

- Quản lý giáo dục chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm sư phạm so với lao động xã hội nói chung.

- Quản lý giáo dục đòi hỏi những yêu cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển.

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)