Quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc giáo dục và trong mọi công việc phải luôn luôn đặt tính giáo dục lên hàng đầu thì mới tiến hành giáo dục cũng như quản lý mới có hiệu quả. Trong quá trình quản lý luôn luôn có sự tác động qua lại của các thành phần tham gia đó là người quản lý và người bị quản lý trong đó người quản lý giữ vai trò chỉ đạo và người bị quản lý là chủ thể hoạt động độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hóa khoa học kỹ thuật, đạo đức thẩm mỹ phù hợp với định hướng chung của mục đích giáo dục, đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, người quản lý không được cứng nhắc, áp đặt mà phải đảm bảo được tính giáo dục, tính nhân văn trong xử lý công việc. Chính vì vậy, nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản, quan trọng đối với hoạt động quản lý trong trường học.
3.2. CÁC GIẢI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HOÁ
Qua thực trạng về quản lý công tác HSSV hiện nay của nhà trường và trước những cơ hội và những thách thức lớn trong công tác đào tạo nghề hiện nay, cần phải có những giải pháp then chốt có mức độ cần thiết và tính khả thi cao để góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT của nhà trường. Thông qua nghiên cứu tác giả đề ra 7 nhóm giải pháp quản lý phát triển công tác HSSV của nhà trường như sau:
- Giải pháp thứ nhất : Tăng cường nhận thức về vai trò vị trí của quản lý công tác HSSV cho cán bộ - giảng viên.
- Giải pháp thứ hai : Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho HSSV.
59
- Giải pháp thứ ba : Tăng cường văn hoá nghề trong đào tạo nghề. - Giải pháp thứ tư: Đổi mới quản lý công tác HSSV nội, ngoại trú.
- Giải pháp thứ năm: Tăng cường quản lý công tác HSSV thông qua công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo quyền lợi, chế độ chính sách.
- Giải pháp thứ sáu: Tăng cường quản lý công tác HSSV ở cấp khoa và giáo viên bộ môn.
- Giải pháp thứ 7: Tăng cường vai trò giáo dục của Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên trường.
3.2.1. Tăng cường nhận thức về vai trò vị trí của quản lý công tác HSSV cho cán bộ, giảng viên cho cán bộ, giảng viên
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp
Nhận thức là cơ sở của hoạt động. Nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Do vậy, cần nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của quản lý công tác HSSV trong bối cảnh hội nhập, tác động của cơ chế thị trường gắn với sự phát triển nhà trường để tất cả thành viên trong nhà trường hiểu sâu sắc ý nghĩa quản lý công tác HSSV không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, Phòng công tác HSSV mà còn là trách nhiệm của tất cả cán bộ quản lý, đảng viên, giảng viên, viên chức...
Quản lý công tác HSSV có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý HSSV phải thể hiện được trên các mặt: ý thức, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tác phong sinh hoạt, tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như sự rèn luyện trong học tập và ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Để làm tốt điều đó, quản lý công tác HSSV của nhà trường cần phải quán triệt tốt về tư tưởng, vị trí vai trò của công tác quản lý HSSV cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV, cụ thể:
3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp
Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Thường xuyên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí quản lý công tác
HSSV trong quá trình đào tạo tại trường, lấy công tác chỉ đạo, kiểm tra làm thước đo thường xuyên, không khoán trắng cho các bộ phận.
60
- Định kỳ theo tuần, tháng nghe báo cáo của các bộ phận để nắm tình hình hoạt động và điều chỉnh những vấn đề còn bất cập, kịp thời nhắc nhở, động viên để công tác quản lý HSSV làm tốt hơn.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động về quản lý công tác HSSV theo năm học - Chỉ đạo các đơn vị Phòng, Khoa, Đoàn thể trong trường phối hợp chặt
chẽ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, mọi phương diện để HSSV yên tâm học tập và rèn luyên.
- Quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến HSSV như:
(vấn đề tư vấn việc làm, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học, thi đua-khen thưởng-kỷ luật...).
- Phối hợp với chính quyền địa phương nơi có HSSV cư trú quan tâm giải quyết các vấn đề về an ninh, trật tự, vấn đề tệ nạn xã hội...
- Xây dựng cơ chế phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể nhằm định hướng nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của HSSV thông qua nhiều kênh thông tin để kịp thời uốn nắn những sai phạm, những tư tưởng lệch lạc. Tích cực tham mưu cho Đảng ủy, Chính quyền nhà trường về phương pháp, biện pháp thiết thực để đáp ứng, giải quyết những nhu cầu chính đáng của HSSV.
Đối với cán bộ làm công tác quản lý HSSV
- Cán bộ làm quản lý công tác HSSV phải là những người nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm; là những người gần gũi, hiểu HSSV nhất, thường xuyên đi sâu, đi sát nắm bắt tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, diễn biến tư tưởng trong HSSV để kịp thời có biện pháp giáo dục hợp lý. Đặc biệt phải luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV để từ đó nêu cao ý thức tự giác trong học tập, chấp hành tốt kỷ luật của nhà trường và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong HSSV.
- Không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, công tác tổ chức chức, hành chính, các văn bản, nội quy, quy chế về quản lý công tác HSSV nhằm tăng cường công tác quản lý; cải tiến, đổi mới cách thức quản lý theo hướng nêu cao ý thức tự giác, tự chủ của HSSV.
61
- Phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quản lý HSSV, phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm các lớp trong đào tạo, giáo dục HSSV, mở rộng thành phần giao ban công tác HSSV đến các giáo viên chủ nhiệm.
- Tham gia viết bài về vấn đề quản lý công tác HSSV trên Bản tin dạy và
học nghềcủa nhà trường.
Đối với nhà trường
- Cụ thể hóa quy chế về công tác HSSV, quy chế về công tác HSSV nội trú trên cơ sở Quy chế HSSV của Bộ LĐ-TBXH, Bộ GD & ĐT thành quy chế phù hợp với đặc điểm HSSV của nhà trường.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản có tính pháp quy, quy định rõ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác giữa chuyên viên Phòng công tác HSSV với bộ phận quản lý HSSV ở các khoa chuyên môn.
- Xây dựng quy chế làm việc, cơ chế điều hành cán bộ giữa Phòng Công tác HSSV và trưởng các Khoa.
- Định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo, sơ kết, giao ban cụm về quản lý công tác HSSV để rút kinh nghiệm, đồng thời trao đổi các hình thức, phương pháp quản lý đạt kết quả hơn.
- Xây dựng nhận thức đúng từ cấp trên xuống cấp dưới, từ Đảng ủy đến các chi bộ, từ BGH đến các đơn vị phòng, khoa về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý HSSV từ đó xây dựng hoàn chỉnh bộ máy tổ chức, cơ cấu, bố trí đội ngũ cán bộ trợ lý quản lý HSSV thực sự có năng lực và nhiệt tình với công việc.
- Trang bị cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác quản lý HSSV ở các khoa như: phòng làm việc, các trang thiết bị hỗ trợ... Áp dụng phần mềm thống nhất trong công tác quản lý HSSV, để cập nhật và khai thác các dữ liệu liên quan đến công tác HSSV.
62
Từ kết quả khảo sát, đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của giải pháp được thể hiện qua (Bảng 3.2). Tác giả tiến hành phiếu khảo sát với 50 phiếu giành cho CBGV và 50 phiếu giành cho HSSV, kết quả như sau:
- Về mức độ cần thiết của giải pháp: có hai mức độ là rất cần thiết và cần thiết, trong đó mức rất cần thiết đạt trên 80%, các số phiếu còn lại là cần thiết.
- Về mức độ khả thi của giải pháp cũng có kết quả cao : 90% đối với CBQL,GV và 87% đối với HSSV đều cho rằng giải pháp rất có tính khả thi.
- So sánh mức độ cần thiết và mức độ khả thi giữa CBQL,GV và HSSV, ta có
thể thấy không chênh lệch là bao nhiêu. Từ đó có thể nhận định rằng tăng cường
nhận thức về vai trò vị trí của quản lý công tác HSSV cho cán bộ, giảng viên là rất cần thiết trong quá trình thực hiện quản lý công tác HSSV.
3.2.2. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho HSSV
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp
Để có được đội ngũ HSSV giỏi về chuyên môn, vững vàng về tư tưởng chính trị, công tác giáo dục chính trị tư tưởng luôn được coi trọng. Có thể coi đó là một trong những yếu tố tiên quyết trong quản lý công tác HSSV.
Để thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV cần có các biện pháp như xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng theo kỳ, năm học gắn với việc xây dựng kế hoạch, thời gian, nội dung, phương pháp học tập. Tùy vào từng đối tượng mà xây dựng giáo dục cho phù hợp. Chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho HSSV, cụ thể phối hợp với các tổ chức trong trường thực hiện:
3.2.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp
- Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền phổ biến Luật Thanh niên... vào các đợt sinh hoạt chính trị đầu khóa đối với HSSV mới vào trường, kết thúc năm học đối với tất cả HSSV.
- Kết hợp với đoàn TN, Hội SV triển khai có hiệu quả phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Cuộc thi tìm hiểu về Chủ nghĩa Mác –
63
Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, hướng dẫn HSSV đăng ký học tập và làm theo lời Bác, chú trọng đến việc làm theo với các nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng HSSV.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức công dân, tình yêu nghề nghiệp, lòng tự hào về truyền thống của trường thông quan các hoạt động Dạy – Học.
- Phối kết hợp với các tổ chức như (Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; Phòng cảnh sát PA83 công an tỉnh…) Tổ chức tốt các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, lô đề trong HSSV; xây dựng tiêu chí đánh giá về đạo đức, tác phong của HSSV.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tinh thần cảnh giác cách mạng phòng chống âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chiến lược “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo của các thế lực thù địch cho HSSV. Định hướng và vận động HSSV khai thác, sử dụng Internet lành mạnh. Chỉ đạo củng cố và phát huy vai trò của các tổ thăm dò dư luận, các đội an ninh xung kích của HSSV trong nhà trường.
- Định kỳ tổ chức các cuộc gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với HSSV, với ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn để HSSV được bày tỏ nguyện vọng của mình, từ đó nắm bắt được tình hình diễn biến tư tưởng của HSSV và có biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp, kịp thời;
- Hàng năm phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức cho HSSV ký
cam kết thực hiện “Phong trào sinh viên 5 tốt”, Phong trào “học sinh 3 rèn luyện”
tìm hiểu và học luật giao thông. Tổ chức Hội thi “triển lảm ảnh về vệ sinh môi trường và tìm hiểu luật ATGT”... Các hoạt động này thu hút được đông đảo HSSV tham gia và sẽ góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của HSSV về giữ gìn VSMT và trật tự an toàn xã hội.
3.2.2.3. Mức độ cần thiết và tính khả thi của giải pháp
Đối với giải pháp tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho HSSV, có tới 90% đến 95% CBQL,GV và HSSV coi là rất cần thiết và cũng tới 93% đến 95% coi
64
giải pháp này là rất khả thi. Như vậy có thể thấy rõ rằng, giáo dục chính trị, tư tưởng cho HSSV có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện HSSV, giáo dục để HSSV nắm vững quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo cũng như nội quy, quy định của nhà trường và pháp luật của nhà nước, giúp HSSV nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc học tập lĩnh hội tri thức, đảm bảo cho HSSV thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
3.2.3. Tăng cường văn hoá nghề trong đào tạo nghề
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp
Luật giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015. Có thể nói, đây là một đạo luật đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Phân tích dưới góc độ văn hóa nghề, Luật giáo dục nghề nghiệp đã chú trọng vào việc đào tạo ra những con người lao động mới không chỉ có chuyên môn vững vàng mà còn có những định hướng giá trị lao động đúng đắn, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
65
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo người lao động có:
- Năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo. Năng lực này bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp;
- Khả năng sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là những “năng lực mềm” cần thiết để người lao động phát huy được chất lượng, hiệu quả lao động;
- Đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Đây là những giá trị nhân cách cốt lõi, tạo nên bản sắc văn hóa của người lao động Việt Nam.
Cụ thể hóa các mục tiêu nêu trên, nội dung văn hóa nghề đã được thể hiện thông qua các quy định về chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, đối với các chương trình thường xuyên, còn thể hiện sự đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng, như:
- Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
- Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;