Văn hoá nghề

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 32 - 34)

Văn hoá nghề thể hiện trên các góc độ: Nhận thức về nghề; thái độ đối với nghề; hành vi ứng xử của con người cùng với nghề trong quá trình lao động, sản xuất mà thể thiện rõ nhất là quan hệ giữa người với người trong quá trình tổ chức lao động – xã hội. Văn hoá nghề là nền tảng là tài sản quý giá của người hành nghề mà cốt lõi trong đó chính là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Lao động sản xuất của con người, một mặt, nuôi dưỡng con người; mặt khác, lại sáng tạo ra chính con người và văn hóa. Khác với những bản năng tự nhiên của mọi giống loài sinh vật, trong hành vi lao động sản xuất của mình, con người là một thực thể văn hóa. Hoạt động nghề nghiệp của con người là một hoạt động văn hóa, có ý nghĩa văn hóa. Chính vì vậy mới có khái niệm văn hóa nghề. Mức độ ứng xử có văn hóa của con người đối với hoạt động lao động nghề nghiệp như thế nào thì nó cũng là thước đo tính người trong chính hoạt động đó. Đây chính là cơ sở để nhận thức đúng đắn về bản chất, vị trí, vai trò của văn hóa nghề trong hoạt động lao động sản xuất của con người.

Chúng ta có thể nhận thấy, văn hóa nghề là thước đo trình độ nhận thức của người lao động đối với nghề nghiệp. Văn hóa nghề đòi hỏi mỗi người lao động trong một nghề phải nhận thức được đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nghề đó. Nó cũng đòi hỏi người lao động phải có những hiểu biết sâu sắc về hành vi nghề nghiệp, các quy chuẩn trong công tác.

Theo GS.TS. Phạm Tất Dong “Văn hoá nghề bao gồm những giá trị cần phải đảm bảo trong quá trình lao động nghề nghiệp, trong cách ứng xử với tập thể lao động, trong quan hệ của người lao động đối với sản phẩm do mình làm ra, trong thái độ đối với người tiêu dùng của mình v.v...” [9, tr 16].

21

Còn theo GS.TS. Hoàng Chí Bảo “Văn hoá nghề là một phức hợp tạo thành từ tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, ý thức nghề nghiệp và thái độ lao động, tình cảm đạo đức và trách nhiệm xã hội của người lao động và những quy phạm chuẩn mực nghề nghiệp đảm bảo cho việc hành nghề có kết quả, có chất lượng, đóng góp vào lợi ích chung vì sự phát triển của xã hội, của cộng đồng”.[9, tr 17].

Cũng đồng quan điểm GS.TS. Đặng Cảnh Khanh cũng đưa ra khái niệm “Văn Hoá nghề được hiểu là cách hành nghề có văn hoá theo các chuẩn mực văn hoá tức là hành nghề có năng lực, có đạo đức, có lương tâm, có trách nhiệm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, có tác phong công nghiệp”. [9, tr 17].

Văn hóa nghề là cơ sở để điều chỉnh hành vi nghề nghiệp trong công tác. Nó đòi hỏi những người lao động phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công việc trong quá trình lao động. ở đây, chức năng thực tiễn của văn hóa nghề là, nó khiến người lao động trở thành những người làm việc có kỷ luật, có sáng tạo, làm việc có hiệu quả, có chất lượng với năng xuất lao động cao.

Văn hóa nghề có ý nghĩa to lớn về mặt giáo dục. Bản thân hành vi nghề nghiệp, tự nó đã bao hàm ý nghĩa của việc giáo dục. Trong quá trình lao động, con người không chỉ sản xuất ra các sản phẩm lao động mà còn sản xuất ra kiến thức lao động, tích lũy những kinh nghiệm trong lao động. Bởi vậy, trình độ văn hóa nghề cũng có khả năng giáo dục cho người lao động về những đạo lý trong lao động. Nó đòi hỏi ở người lao động những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ những chuẩn mực trong quan hệ lao động với cấp trên, cấp dưới và những bạn bè đồng nghiệp. Văn hóa nghề cũng đòi hỏi người lao động gìn giữ sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể những người lao động, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

Như vậy, có thể nói văn hoá nghề đóng vai trò quan trọng đối với người hành nghề, góp phần vào việc phát triển người lao động tạo việc làm bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của người lao động.

22

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)