Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng nghề Công

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 49 - 50)

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA

2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Thanh Hoá là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 11.106,3

km2, dân số hiện nay gần 3,8 triệu người; có lực lượng lao động dồi dào và trẻ, tổng

số lao động hiện nay hơn 2,6 triệu người, chiếm gần 56,84% dân số. Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 40% trong tổng số lao động toàn tỉnh (trong đó đào tạo nghề 34,6%). Mạng lưới trường lớp dạy nghề phát triển nhanh và tương đối đồng bộ. Tính đến năm 2015 Thanh Hóa có 91 cơ sở dạy nghề (05 trường cao đẳng nghề; 18 trường trung cấp nghề; 20 trung tâm dạy nghề; 07 TTGDTX&DN; 41 cơ sở khác tham gia đào tạo nghề), quy mô dạy nghề ngày càng tăng với nhiều hình thức đa dạng, gắn với nhu cầu thị trường và doanh nghiệp. Tuyển sinh đào tạo nghề năm 2014 là 70.349 trong đó (CĐN 1.891; TCN 8.932; SCN 6.177), 75% tốt nghiệp

ra trường có việc làm, riêng trình độ CĐN trên 80%. [13].

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá nghiệp Thanh Hoá

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 1985/QĐ- BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ LĐTB&XH trên cơ sở nâng cấp trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá. Với truyền thống 55 năm đào tạo nghề, là trường dạy nghề trọng điểm Quốc gia. Tiền thân là trường Công nhân Cơ khí (CNCK) thành lập năm 1961, mô hình trường nghề bên cạnh xí nghiệp, được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tháng 12 năm 1961. Những năm 60 của thế kỷ XX, do nhu cầu lao động phục vụ sản xuất và phục vụ kháng chiến. Trường CNCK được tách thành ba trường: Trường Công nhân Cơ điện, trường CNCK và trường Công nhân Máy kéo. Chiến tranh đánh phá Miền Bắc

38

của đế quốc Mĩ, trường phải sơ tán ra khỏi thị xã Thanh Hoá về các vùng nông thôn ở các huyện trong tỉnh: Quảng Xương, Thọ Xuân, Triệu Sơn. Tuy phải di chuyển nhiều nơi nhưng sự nghiệp đào tạo vẫn được duy trì và phát triển. Đến năm 1987 ba trường trên lại được sát nhập lấy tên: Trường Công nhân Cơ khí Thanh Hóa đóng tại khu Đồi Nhơm huyện Triệu Sơn, và năm 1992 Trường chuyển về thị xã Thanh Hoá (nay là thành phố Thanh Hoá). Năm 1997 trường CNCK Thanh Hoá được giao nhiệm vụ mở rộng ngành nghề đào tạo phục vụ sản xuất công nghiệp. Theo đó UBND tỉnh quyết định đổi tên thành trường Kỹ

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)