Quản lý nhà trường, quản lý trường dạy nghề

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 26 - 32)

Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục. Nhà trường (cơ sở giáo dục) chính là nơi tiến hành các quá trình giáo dục có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định, thực hiện tối đa một quy luật tiến bộ xã hội là: thế hệ đi sau phải lĩnh hội được tất cả những kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ đi

15

trước đã tích luỹ và truyền lại, đồng thời phải làm phong phú thêm những kinh nghiệm đó.

Trường học là tổ chức giáo dục mang tính quyền lực Nhà nước – xã hội, trực tiếp làm công tác GD-ĐT, thực hiện việc giáo dục cho các thế hệ đang lớn lên, nó là tế bào cơ sở chủ chốt, khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý nói trên, lại vừa là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội, đặc biệt là đòi hỏi hàm lượng chất xám trong lao động ngày càng cao.

Trong tác phầm Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, M.I.Kônđacốp

đã viết “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội – sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội – kinh tế, tổ chức – sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang trưởng thành” [19, tr 442].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [21, tr 71].

Có thể hiểu quản lý nhà trường bao gồm 2 loại quản lý:

- Một là: Quản lý của chủ thể bên trên và bên ngoài nhà trường nhằm định hướng cho nhà trường, tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động và phát triển (các cấp quản lý nhà nước và sự hợp tác, giám sát của xã hội/cộng đồng).

- Hai là: Quản lý của chính chủ thể bên trong nhà trường, hoạt động tổ chức

các chủ trương, chính sách giáo dục thành các kế hoạch hoạt động, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra để đưa nhà trường đạt tới những mục tiêu đã đề ra (thực hiện các chức năng quản lý của một tổ chức)

Như vậy, quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học

16

tập, giáo dục của nhà trường. Quản lý nhà trường cũng bao gồm những chỉ dẫn, quyết định của những thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.

Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm các hoạt động quản lý giáo viên, quản lý HSSV, quản lý quá trình dạy học, giáo dục; quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học; quản lý tài chính; quản lý lớp học như nhiệm vụ của giáo viên, quản lý mối liên hệ giữa nhà trường và cộng đồng.

Trường học là một hệ thống xã hội đặc trưng bởi quá trình giáo dục. Giáo dục là quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách còn đào tạo là hướng vào một nghề nhất định. Theo đó, từ trường phổ thông đến các trường chuyên nghiệp, dạy nghề người ta thường dùng là đào tạo. Các thành tố để tạo thành quá trình giáo viên và đào tạo trong nhà trường, bao gồm:

+ Mục tiêu giáo dục, đào tạo + Nội dung giáo dục, đào tạo

+ Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đào tạo + Lực lượng giáo dục, đào tạo (gồm giáo viên, CBVC) + Đối tượng giáo dục đào tạo (người học)

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo + Bộ máy tổ chức, quản lý

+ Môi trường đào tạo

Quản lý nhà trường là một bộ phận của QLGD nói chung, không có trường học thì không thể có giáo dục đúng nghĩa của nó. Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức, sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tác động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của trường

17

nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến” [24, tr 18].

Khái niệm trên cho thấy: Quản lý nhà trường là QLGD được tổ chức, thực hiện ở trong một phạm vi không gian nhất định của một đơn vị giáo dục - đào tạo – nhà trường. Quản lý với từng bậc học khác nhau, với loại hình khác nhau để đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý đặt ra. Tuy nhiên dù quản lý nhà trường ở bậc học nào, loại hình trường nào thì cũng phải bảo đảm những yếu tố cơ bản chung nhất là:

- Xác định rõ mục tiêu quản lý của nhà trường đó là những mục tiêu hoạt động của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động. Mục tiêu đó được cụ thể hóa trong kế hoạch năm học, chính là các nhiệm vụ, chức năng mà nhà trường phải thực hiện trong năm học.

- Xác định cụ thể nội dung các mục tiêu, trên cơ sở đó hoạch định các mục tiêu một cách tổng thể, chủ thể quản lý cụ thể hóa nội dung từng mục tiêu, đây là những điều kiện để cho mục tiêu trở thành hiện thực khi được tổ chức thực hiện trong năm học.

- Nhà trường là một cơ sở giáo dục - đào tạo, là một đơn vị độc lập, nhà trường thực hiện sứ mệnh chính trị của mình là dạy học và giáo dục thế hệ trẻ.

Tóm lại: Quản lý nhà trường là một khoa học và mang tính nghệ thuật, nó được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của khoa học quản lý, đồng thời nó có những nét đặc thù riêng đó là những quy định ở bản chất của sự lao động – lao động sư phạm của người giảng viên – bản chất của quá trình dạy học – giáo dục, mà là đối tượng của nó là HSSV. Học sinh, sinh viên vừa là đối tượng, vừa là chủ thể hoạt động của chính bản thân mình. Sản phẩm giáo dục - đào tạo của nhà trường là nhân cách học sinh, sinh viên được rèn luyện, phát triển theo yêu cầu của xã hội. Có thể nói rằng quản lý nhà trường là quá trình tổ chức giáo dục - đào tạo hoàn thiện và phát triển nhân cách HSSV một cách khoa học và có hiệu quả chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của xã hội.

18

Quản lý trường dạy nghề

Trường dạy nghề là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trường dạy nghề chịu sự quản lý Nhà nước thống nhất về dạy nghề của Bộ LĐTB&XH. Trường dạy nghề chịu sự quản lý cơ quan ra quyết định thành lập, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở.

Quản lý trường dạy nghề là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đó là quá trình tập hợp các tác động tối ưu của sự tác động, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của các chủ thể quản lý tập thể giáo viên, HSSV và cán bộ khác nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trong đó hoạt động cơ bản nhất là quản lý hoạt động dạy và học.

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng nghề:

Nhiệm vụ

1. Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các

trình độcao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học

năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

2. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.

3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

4. Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

19

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

7. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

8. Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

9. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

10. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. 12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền hạn

1. Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề.

2. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.

3. Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống.

4. Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động dạy nghề về lập kế hoạch dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, tổ chức thực tập nghề. Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.

5. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của trường.

20

6. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đơn đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)