Đổi mới quản lý công tác HSSV nội trú, ngoại trú

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 79)

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Đổi mới công tác HSSV Nội trú

Quản lý giáo dục tinh thần tự giác học tập cho HSSV nội trú, tổ chức hướng dẫn các hoạt động tự học, tự rèn luyện, xây dựng các nhóm tự học, tự nghiên cứu có hướng dẫn lịch học của giáo viên bộ môn. Cần phải hiểu rằng tuy số lượng HSSV ở ký túc xá chỉ chiếm một số lượng nhỏ so với tổng số HSSV của trường nhưng lại là nơi tập trung đông người trong một diện tích hẹp. Vì vậy, bộ phận quản lý ký túc xá thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần cho các em, đảm bảo đủ ánh sáng thời gian yên tĩnh cho các em học tập ngoài giờ, sắp xếp phòng sao cho phù hợp với từng lớp, từng nghề, nhắc nhở tính tự giác dọn dẹp vệ sinh phòng ở, đảm bảo nếp sống vệ sinh, an ninh trật tự. Biểu dương những HSSV, những phòng ở kiểu mẫu trong phong trào xây dựng môi trường ký túc xá lành mạnh trong lối sống, sạch đẹp về cảnh quan.

Mặt khác, HSSV ở trong khu ký túc xá chủ yếu đến từ các huyện vùng cao, miền biển và các đối tượng ưu tiên từ xa đến học. Nếu quản lý không tốt dễ bị các phần tử xấu rủ rê, kích động thực hiện các mục đích không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn có khi gây mất ổn định chính trị của nhà trường. Chính vì vậy, công tác quản lý HSSV nội trú thực sự phải chú trọng, không chỉ thực hiện chức năng nhà trường về quản lý, tổ chức thực hiện nghiêm túc nội quy ký túc xá, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm mà còn chú ý đến biện pháp giáo dục.

Đổi mới công tác HSSV Ngoại trú

Quản lý tốt HSSV ngoại trú sẽ góp phần hỗ trợ cho HSSV ngoại trú có môi trường sinh hoạt lành mạnh, học tập và rèn luyện tốt, đồng thời tạo điều kiện cho HSSV tham gia và phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nề nếp, kỷ cương, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội nơi cư trú.

68

Quản lý HSSV ngoại trú hiện nay là vấn đề bức xúc tại nhiều trường và là một nội dung cấp thiết trong quản lý HSSV. Thông qua công tác này để quản lý được HSSV sau giờ lên lớp, nắm bắt được thực tế sinh hoạt của HSSV. Từ đó, có những định hướng, tư vấn giúp các em khắc phục những khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt, giúp các em không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và lối sống tiêu cực; đồng thời, góp phần thực hiện tốt công tác an ninh chính trị và an toàn xã hội trên địa bàn.

3.2.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp

Đổi mới quản lý HSSV nội trú

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về HSSV nội trú. Dữ kiện này cần phải được cập nhật thường xuyên tùy tình hình biến động của HSSV. Bên cạnh đó công tác phân tích, xử lý dữ liệu cũng phải được chú trọng.

- Cần lập kế hoạch cụ thể về công tác quản lý HSSV nội trú theo từng học kỳ, từng năm học

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các khoa, trung tâm đào tạo, phòng trong quản lý HSSV nội trú. Quy định rõ quyền hạn, chức năng của từng bộ phận.

- Tham gia với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho HSSV, đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội cho HSSV nội trú.

- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên tạo môi trường, cảnh quan, cách tổ chức ăn, ở, vui chơi giải trí, về lối sống, nếp sống, vệ sinh, an ninh, trật tự trong khu nội trú góp phần bài trừ các tệ nạn xã hội... Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập đội xung kích tình nguyện là các CBGV phối kết hợp với Ban quản lý ký túc xá kiểm tra, đôn đốc HSSV nội trú. Kết hợp với Hội sinh viên thành lập các câu lạc bộ học thuật…

- Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đặc biệt là công an phường nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn về an ninh trật tự, trấn áp kịp thời những thành phần xấu của xã hội quấy nhiễu HSSV nội trú.

69

- Thành lập kênh thông tin liên lạc thường xuyên với gia đình HSSV trong quản lý HSSV nội trú.

Qua khảo sát HSSV nội trú về đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học có kết quả như sau (Phiếu giành cho HSSV):

Bảng 3.1. Khảo sát HSSV nội trú về đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học.

Nhận xét, phân tích số liệu khảo sát trên:

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ rất cần thiết và cần thiết của các biện pháp trong giải pháp đổi mới công tác quản lý HSSV nội trú từ mục 2 đến 8 được số đông HSSV đồng tình thống nhất cao từ 75% đến 96% phản ánh sự cần thiết cần tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp này, thì chất lượng học tập của HSSV nội trú sẽ đạt kết quả cao.

Tuy nhiên trong các biện pháp nêu trên có việc duy trì thời gian tự học trên giảng đường có sự quản lý của cán bộ quản lý HSSV nội trú hoặc đội thanh niên xung kích theo khuôn khổ thời gian quy định bắt buộc thì tỉ lệ 40% rất cần thiết.

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1

Duy trì thời gian tự học tại khu giảng đường có sự giám sát của cán bộ quản lý HSSV nội trú hoặc đội thanh niên xung kích

40 48 12

2 Duy trì thời gian tự học tại phòng ở nội trú

do HSSV tự quản 80 17 3

3 Tự học theo cá nhân, nhóm 96 4 0

4 Thời gian tự học buổi tối từ 19h đến 22h 75 18 7

5 Cán bộ quản lý HSSV nội trú kiểm tra việc

tự học của HSSV nội trú 75 13 12

6 Đảm bảo sự yên tĩnh và đủ ánh sáng cần

thiết trong quá trình học 85 15 0

7 Tổ chức đa dạng các loại hình tự học, tự

nghiên cứu (CLB học thuật, ngoại khóa...) 90 10 0

8 Tổ chức diễn đàn, hội thảo phổ biến kinh

70

Trong đó có 12% là không cần thiết, chứng tỏ việc quản lý HSSV khắt khe về giờ giấc là không có tính khả thi vì xu hướng HSSV không muốn thực hiện giờ giấc tự học bị ràng buộc, quản lý.

Đạt tỉ lệ 96% HSSV tự học theo cá nhân hoặc nhóm, chứng tỏ HSSV muốn chủ động cho việc học tập của mình. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng ý thức tự giác của HSSV không phải lúc nào cũng thực hiện tốt, có khi tập trung lại chỉ để nói chuyện gẫu, vì vậy cán bộ quản lý HSSV tự học tại khu nội trú là rất cần thiết, đạt 75% ý kiến đồng thuận của HSSV, với mong muốn gạt đi những sự tán gẫu không cần thiết nhằm đảm bảo sự yên tĩnh cho HSSV trong việc tự học. Trong quá trình tự học của HSSV có nhiều hình thức hoạt động có thể theo nhóm hoặc cá nhân như: tra cứu tài liệu, trao đổi bài, đi thư viện, làm các bài tập chuyên nghề... các hoạt động này phần lớn do HSSV chủ động sắp xếp quỹ thời gian sao cho hợp lý.

Đổi mới quản lý HSSV ngoại trú

- Xây dựng dữ liệu về HSSV ngoại trú, tính không ổn định về chỗ ở của HSSV,vì vậy cần cập nhật thường xuyên, thông qua tổ dân phố, công an phường. Đặc biệt cập nhật dữ liệu của mô hình “Liên kết Phường – Trường đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường”

- Thường xuyên tổ chức phối hợp với tổ dân phố và chủ nhà trọ của sinh viên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất về việc thực hiện các quy định của nhà trường và của địa phương trong việc quản lý, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện quy định trong học tập và rèn luyện của HSSV, gần gũi nắm bắt kịp thời diễn biến bất thường về tình cảm, tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của sinh viên.

- Phối kết hợp với Đoàn TN, Hội sinh viên tạo ra các sân chơi ngoại khoá lành mạnh để lôi kéo HSSV tránh xa các tệ nạn xã hội, đồng thời định kỳ kết hợp với Đoàn TN, Hội SV tổ chức cho HSSV ngoại trú dọn dẹp vệ sinh khu dân cư nơi trọ.

3.2.4.3. Mức độ cần thiết và tính khả thi của giải pháp

Với giải pháp đổi mới quản lý công tác HSSV nội trú, ngoại trú. Về mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp được đánh giá như sau : đối với CBQL, GV cho rằng mức độ rất cần thiết của giải pháp đạt 78%, 22% là cần thiết và 82% rất

71

khả thi, 18% là khả thi; đối với HSSV cho rằng mức độ rất cần thiết của giải pháp đạt 70%, 30% là cần thiết và mức độ rất khả thi của giải pháp 75%, 23% là khả thi, 02% cho rằng không khả thi.

Từ kết quả trên ta có thể thấy rằng mức độ cần thiết và tính khả thi của giải pháp qua đánh giá của CBQL, GV và HSSV tuy cũng đạt được tỷ lệ cao tuy nhiên có nhiều nguyên nhân :

- Cơ sở vật chất của KTX được xây dựng cách đây đã hơn 25 năm, các hạng mục công trình có phần xuống cấp nghiêm trọng, phòng ở HSSV không phải mô hình khép kín, nơi tắm giặt sinh hoạt và vệ sinh công cộng ; hệ thống điện phục vụ cho học tập và sinh hoạt của HSSV chưa được cải thiện tốt…

- Bộ phận làm quản lý HSSV nội trú mỏng, còn nặng về tư tưởng công việc - HSSV ngoại trú bị tác động lớn của mặt trái xã hội, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

- Trách nhiệm của chủ nhà trọ và chính quyền địa phương cũng như bộ phận CBGV làm quản lý HSSV ngoại chú chưa cao.

- Vai trò của Đoàn TN, Hội SV trường trong công tác phối kết hợp quản lý HSSV nội ngoại trú cũng không được đẩy mạnh.

3.2.5. Tăng cường quản lý công tác HSSV thông qua công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo quyền lợi, chế độ chính sách

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền lợi về chế độ chính sách cho HSSV theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra thực hiện kịp thời và chính xác về các chế độ học phí, học bổng cho HSSV theo từng kỳ nhằm khuyến khích, động viên HSSV hăng hái phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. Hơn thế nữa, nhà trường cũng cần quan tâm hơn về học bổng khuyến học từ các doanh nghiệp, công ty... để tăng học bổng khuyến học, khuyến tài cấp cho HSSV. Song song với công tác khen thưởng là công tác kỷ luật nhằm giữ gìn nề nếp, kỷ cương trong nhà trường cần thực hiện kịp thời nghiêm minh đúng quy định đối với những HSSV có hành vi vi phạm nội

72

quy, quy chế và đưa ra các hình thức kỷ luật kịp thời, mang tính răn đe, giáo dục để HSSV không còn vi phạm.

3.2.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp

- Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân và tập thể lớp sinh viên có thành tích cần biểu dương kịp thời hoặc xử lý HSSV khi có các hành vi vi phạm cần phải xử lý nghiêm theo đúng quy chế.

- Khen thưởng các nhân, tập thể có thành tích học tập khá, giỏi và có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các phong trào học tập và rèn luyện, nghiên cứu khoa học, dũng cảm cứu người bị nạn, dũng cảm bắt cướp, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…

- Công tác thi đua khen thưởng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và phải đảm bảo tính công bằng, kịp thời, nghiêm minh, chính xác, đúng đối tượng để khi khen thưởng thì động viên được cá nhân, tập thể hay khi kỷ luật thì đảm bảo được tính nhân văn nhưng không để lọt người, lọt tội.

- Kỷ luật các cá nhân có hành vi vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử, có thái độ vô lễ với thầy cô giáo, uống rượu bia khi đến lớp, tham gia vào các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm, vi phạm an toàn giao thông, gây gỗ đánh nhau gây thương tích, chứa chấp vũ khí, chất nổ và kích động người khác biểu tình và các hành vi vi phạm khác theo quy định.

- Lập kết hoạch cụ thể trong việc thực hiện chế độ học bổng cho HSSV cần phải kịp thời, chính xác tránh trường hợp khi kết thúc học kỳ đã có điểm học tập và rèn luyện đầy đủ nhưng việc thực hiện xét và cấp học bổng trì trệ gây tâm lý trông chờ cho HSSV.

- Cần cập nhật liên tục các văn bản quy định về chế độ miễn, giảm học phí cho HSSV là con thương binh, bệnh binh, con liệt sĩ; miễn giảm học phí cho HSSV con mồ côi, hộ nghèo, cận nghèo, vùng cao, biên giới, hải đảo; trợ cấp cho HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, HSSV là người dân tộc ít người ở vùng cao...

73

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể về các chế độ miễn, giảm học phí cho HSSV và được đăng tải thường xuyên trên website nhà trường.

3.2.5.3. Mức độ cần thiết và tính khả thi của giải pháp

85% đến 88% ý kiến của CBQL,GV và HSSV cho rằng giải pháp tăng cường

quản lý công tác HSSV thông qua công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo quyền lợi, chế độ chính sách là rất cần thiết và có tới 86% đến 87% cho rằng giải pháp này rất khả thi. Như vậy có thể thấy rằng chăm lo đến chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và các quỹ học bổng khuyến học, khuyến tài cho HSSV là rất cần thiết, động viên kịp thời thể hiện sự quan tâm của nhà trường đối với HSSV, mà trên hết đó là đạt mục tiêu trong giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó các hình thức sử lý kỷ luật đối với những HSSV vi phạm mang tính giáo dục cao, giúp HSSV hoàn thiện bản thân mình hơn.

3.2.6. Tăng cường quản lý công tác HSSV ở cấp khoa và giáo viên bộ môn

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Lâu nay đối với giảng viên, giáo viên bộ môn ngoài nhiệm vụ giảng dạy và quản lý giờ giảng của mình thì nhiệm vụ quản lý HSSV nói chung dường như là nhiệm vụ của phòng công tác HSSV mặc dù tính chất sự việc có thể trong phạm vi của giáo viên. Với cách nhìn nhận như vậy cần phải có sự thay đổi về công tác quản lý từ cấp trường đến cấp khoa mà trước tiên là những người trực tiếp tiếp xúc với HSSV. Cụ thể ở cấp khoa phải có người phụ trách, chuyên trách phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác quản lý HSSV trong khoa. Hiện nay với xu thế phát triển của nhà trường thì số lượng HSSV ở các khoa tương đối đông, nếu cán bộ làm quản lý HSSV phải lên lớp nhiều như hiện nay thì chắc chắn hiệu quả quản lý sẽ không đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, nếu tất cả mọi cán bộ, giáo viên trong trường mà thờ ơ, không quan tâm đến việc giáo dục HSSV từ lời ăn, tiếng nói, cách cư xử, định hướng học nghề... mà phó thác cho một bộ phận nhỏ trong trường thì khó có thể đào tạo ra những con người vừa hồng, vừa chuyên sau này.

74

Vì vậy, cần có quy định chặt chẽ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, cơ chế quản lý đối với cán bộ quản lý HSSV ở các khoa. Đặc biệt gắn trách nhiệm của giáo viên bộ môn với công tác quản lý HSSV thành các tiêu chí trong

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)