Định hướng phát triển trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 58 - 59)

Thanh Hóa đến năm 2020

Từ những định hướng nhu cầu về lao động và việc làm như nêu trên, về phía nhà trường với bề dày kinh nghiệm gần nửa thế kỷ trong lĩnh vực đào tạo nghề, xét về quy mô đào tạo trường là địa điểm tin cậy đào tạo nghề của tỉnh Thanh Hóa, hàng năm có hàng nghìn HSSV được đào tạo tại trường. Ngoài ra nhà trường còn có hợp đồng đào tạo với các trung tâm giáo dục thường xuyên, các doanh nghiệp trong

47

tỉnh; tham quan trao đổi kinh nghiệm với các các doanh nghiệp sử dụng lao động do trường đào tạo trong và ngoài tỉnh; tham quan trao đổi kinh nghiệm với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài. Theo khảo sát của nhà trường có đến 75% chất lượng học sinh đào tạo được các doanh nghiệp trong nước, các cơ sở tuyển lao động xuất khẩu chấp nhận. Những năm gần đây nhờ có sự đầu tư trọng tâm về cơ sở vật chất trang thiết bị, xây dựng đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, nên nhà trường đã xây dựng được "thương hiệu" đào tạo và được xem là điểm sáng trong đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh. Các ngành nghề đào tạo tại trường có thị trường lao động lớn, HSSV ra trường có cơ hội tìm và tạo việc làm dễ dàng. Hiện nay trường đã có 33 đơn vị đang trực tiếp đặt quan hệ tuyển dụng lao động. Nhà trường có đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản có khả năng ứng dụng với thay đổi của tiến bộ khoa học công nghệ.

Định hướng của nhà trường cho những năm tiếp theo: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên… để mục tiêu đến năm 2020 xây dựng thành trường Đại học Công nghệ Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)