Tổ chức bộ máy nhà trường

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 53 - 76)

HIỆU TRƯỞNG P.HIỆU TRƯỞNG P.HIỆU TRƯỞNG K. ĐIỆN TỬ-ĐIỆN LẠNH K. CÔNG NGHỆ Ô TÔ K. ĐIỆN

K. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

K. KINH TẾ K. CƠ KHÍ K. LÝ THUYẾT CƠ SỞ K. KHOA HỌC CƠ BẢN K. SƯ PHẠM DẠY NGHỀ K. MAY VÀ TKTT CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN THANH NIÊN HỘI SINH VIÊN HỘI CỰU CHIẾN BINH

P. TÀI VỤ

P. ĐÀO TẠO P. THIẾT BỊ-VẬT TƯ P. KHOA HỌC-KIỂM ĐỊNH

P.CÔNG TÁC HSSV

P.TUYỂN SINH - GT VIỆC LÀM P. TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH

42

2.1.4. Ngành nghề, hình thức và quy mô đào tạo

Ngành nghề đào tạo:

Bảng 2.2. Các ngành nghề đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá.

TT Nghề đào tạo Ghi chú

1. Điện công nghiệp

2. Điện tử công nghiệp

3. Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí

4. Kỹ thuật lắp đặt điện nước

5. Công nghệ Hàn

6. Cắt gọt kim loại

7. Nguội chế tạo, lắp ráp

8. Công nghệ Ô tô

9. Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)

10. Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

11. Quản trị mạng máy tính

12. May và thiết kế thời trang

13. Kế toán doanh nghiệp

14. Quản trị doanh nghiệp

15. Sư phạm kỹ thuật

Hình thức và thời gian đào tạo:

- Cao đẳng nghề: thời gian từ 2 năm đến 3 năm

- Trung cấp nghề: từ 1 năm đến 2 năm đối với sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 3 năm đến 3.5 năm đối với sinh viên tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Sơ cấp nghề: đào tạo từ 2 - 6 tháng, tùy theo mức độ phức tạp kỹ thuật của nghề. Ngoài ra bồi dưỡng nâng cao, thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp, Bồi dưỡng, đào tạo cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề, tùy theo mức độ phức tạp của nghề để định thời gian đào tạo, thường từ 1 đến 2 tháng.

43

Quy mô đào tạo

Quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá đến năm 2016 là từ 4.000 - 4.500 HSSV, dự kiến đến năm 2018 là trên 6.000 HSSV, tầm nhìn đến năm 2020 là trên 8.000 HSSV

Bảng 2.3. Quy mô đào tạo trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.

(Nguồn Đề án mở rộng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa).

Hệ đào tạo 2014 2015 2016 2018 2020

Cao đẳng nghề 1.065 1.306 1.875 2.500 3.760

Trung cấp nghề 2.347 2.483 2.196 3.275 4.130

Sơ cấp nghề 167 200 315 390 500

Tổng cộng: 3.579 3.989 4.386 6.165 8.390

2.2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ 2.2.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề ở nước ta đến năm 2020 2.2.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề ở nước ta đến năm 2020

Mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển rộng khắp ở 63 tỉnh, thành phố, hơn 600 huyện, quận, thị xã, các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề. Tính đến 30/6/2015, cả nước có 1.467 cơ sở dạy nghề gồm: 190 trường cao đẳng nghề trong đó 48 trường ngoài công lập, 01 trường có vốn đầu tư nước ngoài; 280 trường trung

cấp nghề và 977 trung tâm dạy nghề. Về vấn đề tuyển sinh, tốt nghiệp, tính đến hết

năm 2015, cả nước đã tuyển sinh được 1.979.199 người đạt 92,1% so với kế hoạch; trong đó trình độ CĐN, TCN là 210.104 người, đạt 84% so với kế hoạch; trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 1.769.095 người đạt 93,1% so với kế

hoạch. (Nguồn, Tổng Cục dạy nghề - Bộ LĐTBXH).

Sự nghiệp dạy nghề nước ta đã và đang được chuyển đổi nhanh từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động và yêu cầu đa dạng của xã hội, gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, theo từng vùng, từng ngành, từng địa phương và gắn với tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Đổi mới nâng cao chất lượng dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện

44

đại hóa một cách toàn diện, đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tiên tiến của các nước, tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề ở nước ta, coi đây là những nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực để nâng tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả nền kinh tế, thành bại trong cạnh tranh và sự hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới là định hướng của dạy nghề nước ta trong những năm tới.

Dự kiến đến năm 2020, hệ thống đào tạo nghề nước ta được phát triển đồng bộ, nhanh về số lượng các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, hợp lý về cơ cấu. Ước đến năm 2020 cả nước có ít nhất 200 trường cao đẳng nghề, trong đó ít nhất 20% đạt trình độ tiên tiến khu vực, 50% đạt trường chuẩn quốc gia; hơn 300 trường trung cấp nghề, trong đó trên 50% đạt trường chuẩn quốc gia. Các tập đoàn kinh tế có các trường trung cấp, cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động trong các doanh nghiệp. Các quận, huyện đều có trường nghề để đáp ứng yêu cầu phổ cập nghề, khôi phục các làng nghề truyền thống, nhu cầu học nghề đa dạng của người dân. Trên cơ sở đó, tăng nhanh quy mô đào tạo nghề hàng năm khoảng 5% đến 6%/năm, trong đó dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng nghề tăng 16% đến 18%/năm để đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 55% đến 60%, góp phần phổ cập nghề cho thanh niên, hướng đến mỗi thanh niên Việt Nam có một nghề trong tay để lập thân, lập nghiệp, góp phần giải quyết căn bản vấn đề thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm.

Tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị, máy móc phương tiện phục vụ cho dạy và học sát hợp với yêu cầu sản xuất, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, đến năm 2020 có 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn về trình độ đào tạo và trình độ kỹ năng thực hành nghề, tỷ lệ giáo viên quy đổi/ HSSV khoảng 1/15 đến 20; hoàn thiện chương trình khung, chương trình dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho tất cả

45

các nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; triển khai rộng chương trình liên thông giữa các cấp trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân với các nước phát triển trên thế giới ; mở rộng áp dụng các chương trình dạy nghề tiên tiến của nước ngoài và dạy nghề bằng tiếng Anh; triển khai chương trình liên kết, liên doanh trong dạy nghề để đưa HSSV ra nước ngoài học những nghề có kỹ thuật, công nghệ cao mà trong nước có nhu cầu nhưng chưa có đủ điều kiện đào tạo. 100% trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề được kiểm định chất lượng dạy nghề. 100% các nghề có tiêu chuẩn kỹ năng nghề đều được tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động có yêu cầu.

2.2.2. Định hướng phát triển đào tạo nghề ở Thanh Hóa đến năm 2020

Những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa không ngừng phát triển và đạt những thành tựu quan trọng. Bình quân hàng năm đạt 11,8%. Cơ cấu kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội không ngừng được cải thiện theo hướng đồng bộ, hoàn chỉnh; hiện nay tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch 8 khu công nghiệp tập trung và nhiều cụm công nghiệp, làng nghề. Đặc biệt, khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với quy mô trên 18.000 ha nhằm xây dựng Nghi Sơn thành một khu vực phát triển năng động, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh và khu kinh tế Nghi Sơn đã đi vào hoạt động, thu hút nhiều dự án lớn trong nước và nước ngoài. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động có hiệu quả và đang tiếp tục mở rộng sản xuất như: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy xi măng Công Thanh, nhà máy bia Thanh Hóa; nhiều cơ sở sản xuất lớn đang được triển khai thực hiện như: Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn, nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn, nhà máy đóng sửa tàu thuyền Nghi Sơn, nhà máy xi măng Thanh Sơn, nhà máy ô tô VEAM, nhà máy lắp ráp ô tô Vinaxuki, 3 nhà máy sản xuất ferocrom, nhà máy gang thép Thanh Hà... Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 từ 17 – 18% và đạt trên 19% trong giai

46

đoạn 2016 – 2020; đồng thời tạo sự chuyển biến căn bản và vững chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu trên, dự báo nhu cầu lao động cho các ngành kinh tế quốc dân của Thanh Hóa đến 2015 đã tăng thêm khoảng 140.000 người, đến năm 2020 tăng thêm khoảng 337.000 người so với năm 2009; riêng các khu công nghiệp, khu kinh tế của Tỉnh đến 2015 đã cần khoảng 80.000 lao động; đến năm 2020 cần trên 120.000 lao động.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh Thanh Hóa xác định phát triển nguồn nhân lực là giải pháp ưu tiên hàng đầu để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII đã quyết nghị Chương trình phát triển nguồn nhân lực là một trong 5 chương trình trọng tâm. Thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực, Thanh Hóa đã quan tâm phát triển hệ thống giáo dục đồng bộ từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học. Đến nay, 100% các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; chất lượng giáo dục phổ thông không ngừng được tăng lên; trong những năm gần đây, hàng năm toàn tỉnh có khoảng 15.000 học sinh thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng;

Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực là nhân tố quyết định để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong đó nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45% vào năm 2017 và 55-60% vào năm 2020, bình quân mỗi năm cần phải đào tạo, đào tạo lại khoảng 70.000 người để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2.3. Định hướng phát triển trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đến năm 2020 Thanh Hóa đến năm 2020

Từ những định hướng nhu cầu về lao động và việc làm như nêu trên, về phía nhà trường với bề dày kinh nghiệm gần nửa thế kỷ trong lĩnh vực đào tạo nghề, xét về quy mô đào tạo trường là địa điểm tin cậy đào tạo nghề của tỉnh Thanh Hóa, hàng năm có hàng nghìn HSSV được đào tạo tại trường. Ngoài ra nhà trường còn có hợp đồng đào tạo với các trung tâm giáo dục thường xuyên, các doanh nghiệp trong

47

tỉnh; tham quan trao đổi kinh nghiệm với các các doanh nghiệp sử dụng lao động do trường đào tạo trong và ngoài tỉnh; tham quan trao đổi kinh nghiệm với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài. Theo khảo sát của nhà trường có đến 75% chất lượng học sinh đào tạo được các doanh nghiệp trong nước, các cơ sở tuyển lao động xuất khẩu chấp nhận. Những năm gần đây nhờ có sự đầu tư trọng tâm về cơ sở vật chất trang thiết bị, xây dựng đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, nên nhà trường đã xây dựng được "thương hiệu" đào tạo và được xem là điểm sáng trong đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh. Các ngành nghề đào tạo tại trường có thị trường lao động lớn, HSSV ra trường có cơ hội tìm và tạo việc làm dễ dàng. Hiện nay trường đã có 33 đơn vị đang trực tiếp đặt quan hệ tuyển dụng lao động. Nhà trường có đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản có khả năng ứng dụng với thay đổi của tiến bộ khoa học công nghệ.

Định hướng của nhà trường cho những năm tiếp theo: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên… để mục tiêu đến năm 2020 xây dựng thành trường Đại học Công nghệ Thanh Hoá.

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HSSV TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CĐNCN THANH HÓA ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CĐNCN THANH HÓA

2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động học lý thuyết và thực hành của HSSV

Hiện nay quy trình quản lý hoạt động của HSSV trong giờ học tại trường tương đối đi vào nề nếp. Ngay khi chuông báo giờ học bắt đầu, bộ phận quản lý HSSV, tổ Cờ đỏ và các cán bộ phụ trách quản lý HSSV của khoa cùng tham gia theo dõi, kiểm tra việc chấp hành nội quy học tập của HSSV. Các giáo viên giảng dạy giờ đầu trực tiếp lấy sĩ số lớp, lớp trưởng báo cáo số HSSV vắng mặt với tổ Cờ đỏ. Tổ Cờ đỏ chịu trách nhiệm tổng hợp và báo cáo sĩ số cho phòng CT HSSV, đồng thời gửi danh sách lớp HSSV vi phạm nhiều về cán bộ quản sinh khoa để kịp thời chấn chỉnh, xử lý. Phòng Đào tạo quản lý việc học trên lớp của HSSV và việc dạy của giáo viên thông qua Sổ lên lớp và qua các lần kiểm tra đột xuất. Phòng Công tác quản lý HSSV theo dõi việc học tập của HSSV thông qua báo cáo của Cờ đỏ, báo cáo của cán bộ quản sinh ở các khoa và qua các lần kiểm tra thường xuyên,

48

đột xuất. Ngoài ra, thông qua tổ chức Đoàn, Hội tham gia quản lý HSSV bằng các phong trào “Thi đua rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp”, “Xây dựng chi đoàn tiên tiến, xuất sắc”...

Tất cả các hoạt động trên đều nhằm mục đích để HSSV ý thức hơn, tự giác hơn và trách nhiệm hơn trong quá trình học tập tại trường.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện và tham gia các phong trào của HSSV ở trong và ngoài nhà trường của HSSV ở trong và ngoài nhà trường

Mục tiêu của GD & ĐT là đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, có lòng yêu nước nồng nàn, giàu lòng nhân ái, có lý tưởng và nhiệt tình cách mạng, có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực lao động sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, phương châm trong đào tạo

nghề là “Muốn thoát nghèo phải có việc làm, muốn có việc làm phải học nghề”

nên đối với các lớp nghề mới, nhà trường đã duy trì thường xuyên việc tổ chức “Tuần sinh hoạt chính trị đầu khóa HSSV” nhằm giúp HSSV hiểu rõ hơn nữa về thông tin học nghề, nắm chắc quy chế về học tập, thi, kiểm tra, quy chế công tác HSSV, các chế độ cho HSSV...

Thông qua thư viện, văn phòng các khoa nhà trường cũng đã đầu tư các loại tài liệu, sách báo chuyên ngành, chuyên nghề, Internet miễn phí để HSSV dễ dàng tiếp cận và truy cập tài liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu và học tập. Song song với việc đầu tư khai thác nguồn tài nguyên phục vụ công tác học tập cho HSSV, hàng năm Lãnh đạo nhà trường duy trì các cuộc đối thoại trực tiếp với HSSV qua hội nghị dân chủ HSSV để nắm bắt và giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp lý của HSSV trong điều kiện và khả năng của nhà trường, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa HSSV với các bộ phận chức năng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường.

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 53 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)