Vị trí của HSSV trong quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 40 - 53)

1.5.3. Những đặc điểm chủ yếu của HSSV ở các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề

- Là những người có trình độ văn hóa tốt nghiệp bậc trung học phổ thông hoặc tương đương và trung học cơ sở đã trúng tuyển vào trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề thông qua hình thức xét tuyển học bạ.

- Ở nhà trường HSSV là lực lượng đông đảo, trong quá trình đào tạo họ cần được quản lý và tổ chức chặt chẽ, họ có vai trò, vị trí to lớn và quan trọng. HSSV là nguồn trí tuệ, là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho nên HSSV cần phải được chú ý giáo dục, đào tạo tốt nhất trong quá trình đào tạo ở trường. Họ là lực lượng trẻ, khỏe có đặc tính nhạy bén, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ thuật, khả năng giao tiếp rộng, nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội đất nước...

- Khi đến học tại các cơ sở đào tạo nghề HSSV được tiếp xúc với môi trường học tập rèn luyện mới, không gian hoạt động rộng hơn, học không đơn thuần chịu sự giám sát quản lý của gia đình, thầy giáo ở trường phổ thông, mà môi trường ở cao đẳng, trung cấp rộng, đa dạng phong phú các loại hình hoạt động học tập, rèn

HSSV Giáo viên Môi trường Phòng, Khoa Đoàn TN, Hội SV Gia đình

29

luyện. Với sự trưởng thành về trí tuệ, thể chất cá nhân, xuất hiện những nhu cầu mới về vật chất, nhu cầu về học nghề của bản thân.

Tóm lại: HSSV đang là tuổi thanh niên có nhiều ước mơ hoài bão, tâm sinh lý

đang phát triển, là người luôn có tính chủ động hăng say học tập, sáng tạo tích cực chủ động trong học nghề và rèn nghề. Nhiều HSSV đã vượt khó trong học nghề đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đại bộ phận HSSV còn thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, đánh giá nhìn nhận các hiện tượng trong cuộc sống còn nông cạn, coi nhẹ, mơ hồ quan điểm ý thức chính trị, là lực lượng dễ bị kích động lôi kéo, họ có những hành vi, hành động nhiều khi mang tính bột phát. Đây là những yếu kém HSSV hay mắc phải vì thế trong quá trình GD - ĐT nhà trường cần chú ý khắc phục nhược điểm trên của HSSV và có biện pháp giáo dục họ đi đúng hướng, đúng mục tiêu đào tạo đề ra.

Đặc điểm của HSSV ngoại trú

Ngoài những đặc điểm của HSSV nói chung, HSSV ngoại trú có những đặc điểm riêng sau:

Sống và hoạt động tại các tổ dân phố, các khu dân cư, thực hiện các quy định của tổ dân phố và của địa phương nơi HSSV tạm trú học tập, do vậy HSSV phải hòa mình vào cuộc sống, sinh hoạt tại các khu trọ trên các địa bàn dân cư.

HSSV ngoại trú được đội thanh niên tình nguyện tư vấn và đưa đến chỗ trọ đã được liên hệ trước. Trong mỗi phòng chung có thể là HSSV cùng lớp, cùng khóa, cùng khoa hoặc khác lớp, khác khóa, khác khoa; Có thể cùng hoặc khác chuyên ngành được đào tạo; cùng tuổi hoặc không cùng tuổi, khác nhau về thành phần xuất thân, về trình độ nhận thức và quan niệm sống... Song họ có chung một mục đích là tạm trú để học tập, rèn luyện để trở thành những người có nghề nghiệp theo chuyên ngành được đào tạo.

HSSV ngoại trú sống và hoạt động trong môi trường bên ngoài, chịu sự kiểm soát địa phương, tổ dân phố và chủ phòng trọ nên các nhà trường cũng gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý.

30

1.5.4. Vị trí, vai trò của cán bộ làm quản lý công tác HSSV

Đối với người cán bộ làm công tác quản lý HSSV có vai trò vị trí như sau:

Về tổ chức:

- Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức tiếp nhận HSSV mới; cử cán bộ lớp, hướng dẫn chỉ đạo công tác kiện toàn tổ chức đầu năm học cho các lớp, phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để tiến hành đại hội liên chi đoàn, chi đoàn, chi hội sinh viên theo đúng quy định.

- Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ nhiệm vụ chuyên môn cho ban cán sự lớp, chăm lo xây dựng lực lượng nòng cốt trong sinh viên, giữ vững đoàn kết nhất trí trong từng lớp, trong khoa.

Về quản lý giáo dục

- Tiếp nhận, quản lý và bổ sung hồ sơ, lập và quản lý HSSV theo địa chỉ chi tiết. Phân loại đối tượng chính sách, phối hợp với gia đình và xã hội để quản lý, giáo dục HSSV.

- Phối hợp chặt chẽ với cán bộ giảng dạy, các bộ phận có liên quan, phát huy vai trò làm chủ của HSSV để nắm vững tư tưởng, thái độ, nhận thức của HSSV sau mỗi học kỳ, năm học, khoá học.

- Đôn đốc, kiểm tra HSSV thực hiện tốt nội quy, quy chế, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn trong khoa và nhà trường.

- Tổ chức, động viên theo dõi các phong trào thi đua trong HSSV, kịp thời khen thưởng những HSSV đạt thành tích cao trong học tập và hoạt động phong trào đồng thời chấn chỉnh những HSSV vi phạm.

- Quan tâm xây dựng các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và rèn luyện đồng thời có biện pháp quản lý giáo dục chặt chẽ đối với những sinh viên chậm tiến.

- Tổ chức các hình thức giáo dục thích hợp để phòng chống các tệ nạn xã hội trong HSSV.

- Thường xuyên quan tâm theo dõi các sinh hoạt ngoài giờ của HSSV. Hướng dẫn, giúp đỡ HSSV làm các thủ tục theo quy định.

31

Thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống HSSV

- Căn cứ kết quả học tập và rèn luyện của HSSV, đề xuất mức thưởng, phạt và làm thủ tục đề xuất mức học bổng, trợ cấp xã hội.

- Nghiên cứu, hướng dẫn HSSV thực hiện tốt các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước và nhà trường.

- Tổ chức cho HSSV thực hiện các loại hình bảo hiểm, khám sức khỏe định kỳ, quan tâm giúp đỡ, động viên những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc gặp rủi ro đột xuất.

- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.

- Phối hợp với các nhà máy, doanh nghiệp... tổ chức cho HSSV tham gia thực tập sản xuất.

1.6. TÍNH CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HSSV TRONG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRƯỜNG DẠY NGHỀ

Quản lý HSSV trong các trường dạy nghề: Quản lý công tác HSSV các trường dạy nghề nói chung được tổ chức dựa trên cơ sở hành lang pháp lý hiện hành, đó là công cụ, là cơ sở để quản lý HSSV hoạt động. Công cụ đó là các văn bản pháp quy do Nhà nước và Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TBXH ban hành: luật, thông tư, chỉ thị, quyết định, nghị định, quy chế, quy định... về quyền hạn chức năng, nhiệm vụ của các trường đào tạo nghề.

Hệ thống tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền các quy trình tổ chức thực hiện hoạt động tổ chức công tác GD & ĐT được quán triệt đến mọi người thông qua các nghị quyết của Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý GD & ĐT và quản lý HSSV trong các trường một cách đắc lực đạt hiệu quả, động viên được tinh thần say mê nhiệt tình cộng tác của tất cả mọi người ở các vị trí khác nhau.

Các yếu tố về cơ sở vật chất để đảm bảo cho hoạt động quản lý HSSV (lớp học, trang thiết bị thực hành, chỗ ở, sân chơi, nhà tập...)

32

Đặc thù quản lý HSSV ở các trường dạy nghề là quản lý con người, những người này sau này ra trường sẽ trực tiếp lao động sản xuất ở các doanh nghiệp trên địa bàn và trên cả nước, đây là những đặc thù riêng của quản lý HSSV mà nhà quản lý cần phải có kế hoạch xây dựng mô hình hoạt động hướng vào mục tiêu đào tạo của các trường dạy nghề nói chung để hình thành và phát triển nhân cách.

Phương pháp quản lý HSSV

Trong hoạt động quản lý giáo dục nói chung và quản lý HSSV nói riêng cần sử dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý vào công tác quản lý của mình, biết kết hợp và sử dụng hợp lý làm cho hiệu quả hoạt động quản lý đạt chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, mỗi phương pháp quản lý điều hành có mặt tích cực và hạn chế của nó, do vậy cần tùy vào thực tế cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng thích hợp.

Những phương pháp quản lý thường dùng - Các phương pháp hành chính tổ chức:

Phương pháp này mang tính pháp lệnh bắt buộc đối tượng bị quản lý thực hiện và được tiến hành thông quan các văn bản hoặc lời nói trực tiếp, bằng các chỉ thị, nghị quyết... từ cấp trên xuống. Phương pháp này có ưu điểm là có căn cứ pháp lý, tạo ra sự thống nhất đồng loạt trong hệ thống, tổ chức tác động mạnh dứt khoát buộc phải chấp hành. Tuy nhiên dễ gây hậu quả, dễ bị lạm dụng, chủ quan, duy ý chí... gây tâm lý tiêu cực cho đối tượng quản lý. Vì vậy, chủ thể quản lý phải nắm chắc văn bản pháp lý biết rõ giới hạn, sử dụng phải khoa học, phải có nghệ thuật trong quá trình thực hiện, tích cực kiểm tra nắm bắt thông tin phản hồi.

- Phương pháp giáo dục:

Là các phương pháp mà chủ thể quản lý tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến thái độ, nhận thức hành vi, nhằm tạo ra hiệu quả của hoạt động tổ chức, của cá nhân thông qua việc học tập chính trị, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, nề nếp thực hiện kỷ luật lao động, tạo thói quen, giáo dục cá biệt, giao tiếp cá nhân, nêu gương tốt, khen thưởng những nhân tố điển hình tiên tiến, dùng uy tín cảm hóa họ, thuyết phục họ hành động đúng hướng.

33

- Phương pháp tâm lý xã hội:

Là chủ thể quản lý vận dụng các quy luật tâm lý xã hội tác động vào đối tượng quản lý nhằm tạo môi trường tâm lý tích cực. Quá trình thực hiện thông qua giao tiếp chung (nhóm chính thức) các nhóm nhỏ (nhóm bạn bè, nhóm học tập...) trao đổi thông tin thi đua, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tạo không khí gắn kết môi trường lành mạnh thoải mái thích thú nhằm phát huy tính tự giác của mỗi con người tham gia vào các hoạt động học tập có hiệu quả.

- Phương pháp kinh tế:

Phương pháp kinh tế nhằm tác động gián tiếp bằng lợi ích kinh tế vào khách thể quản lý qua các hình thức thi đua, khen thưởng biểu dương bằng vật chất để tạo ra hiệu quả hoạt động tối ưu, hình thức này được thông qua cơ chế tiền lương, phụ cấp, thưởng, phát... để tác động lên khách thể quản lý. Tuy nhiên phương pháp này cơ ưu điểm tác động sức mạnh, điều chỉnh hành vi một cách nhẹ nhàng, có hiệu lực thực tế nhưng dễ dẫn đến chủ nghĩa thực dụng, dễ xói mòn quan hệ con người, con người và tính nhân văn không công bằng sẽ dẫn đến mất đoàn kết. Nên khi thực hiện phải đảm bảo tính nguyên tắc lao động làm theo năng lực hưởng theo lao động, phải phân loại, phân tích chính xác kết quả lao động, hiệu xuất công tác, và phải tính đến tương quan môi trường bên ngoài.

1.7. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HSSV TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐẲNG NGHỀ

1.7.1. Quản lý HSSV trong học tập trên lớp và ngoài giờ lên lớp

Học tập trên lớp là một khâu quan trọng và có tính bắt buộc đối với mọi sinh viên, chính vì thế mà quy chế đào tạo quy định: những sinh viên vắng mặt 20% số giờ lên lớp của mỗi học phần thì không được dự thi kết thúc của học phần đó. Việc quản lý HSSV tham gia các giờ học trên lớp, thực hành xưởng là trách nhiệm của cán bộ quản lý HSSV ở các khoa, ban cán sự lớp nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là giáo viên giảng dạy. Ngoài việc kiểm tra sự có mặt của HSSV trong giờ học còn có sự giám sát về ý thức, thái độ của HSSV trong việc kiểm tra bài cũ, tiếp thu bài mới... ngay tại các giờ học trên lớp.

34

Thời gian ngoài giờ lên lớp là khoảng thời gian khá dài trong quỹ thời gian của người HSSV. Để sử dụng nó cho việc học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng... hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của người HSSV. Tuy nhiên vai trò kiểm tra giám sát của cán bộ quản lý HSSV, của ban cán sự lớp, cán bộ Đoàn... cũng không thể bỏ qua. Thông qua việc nắm thông tin nơi bạn bè, cán bộ địa phương, gia đình nhà chủ nơi sinh viên ở trọ, kiểm tra đột xuất... để biết được quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp của HSSV như thế nào, từ đó có những biện pháp uốn nắn, giúp đỡ HSSV có biểu hiện lệch lạc một cách kịp thời và hợp lý.

1.7.2. Quản lý HSSV trong rèn luyện và tham gia các hoạt động phong trào ngoài giờ lên lớp trào ngoài giờ lên lớp

Đây là những hoạt động không thể thiếu và có tác dụng tích cực trong việc giúp HSSV bổ sung, ứng dụng kiến thức học được qua sách vở vào thực tiễn cuộc sống nếu như những hoạt động đó nằng trong kế hoạch và có tổ chức, có định hướng giáo dục rõ ràng của khoa cũng như của trường. Đối với những hoạt động này cần tạo điều kiện tốt để HSSV thể hiện năng lực của mình trong hoạt động thực tiễn, đồng thời phát hiện những thiếu sót, yếu điểm để kịp thời bổ sung, sửa chữa nhằm hoàn thiện các nội dung đào tạo cho sinh viên. Kịp thời ngăn chặn và nghiêm khắc xử lý đối với các hoạt động dưới hình thức tổ chức nhóm, mang tính tự phát mà nội dung của những hoạt động đó không nằm trong chương trình, kế hoạch đào tạo hoặc bị nhà nước, nhà trường cấm hoạt động. Đó là những hoạt động vừa mất thời gian và ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, có khi lại gây nên những hập quả tai hại khôn lường.

1.7.3. Quản lý HSSV trong quan hệ với môi trường xã hội

Môi trường xã hội là yếu tố khách quan, nó tồn tại tác động lên mọi đối tượng trong xã hội. Con người không thể sống ở bên ngoài môi trường xã hội nên hiển nhiên phải chịu sự chi phối của môi trường xã hội. Nhận thức được vấn đề này giúp chúng ta hạn chế các hoạt động xấu của môi trường xã hội, biết khai thác triệt để những mặt tiến bộ mà yếu tố môi trường xã hội mang lại cho con người. HSSV là một thực thể của xã hội loài người, là nhân tố thích ứng năng động đối với mọi biến

35

đổi của môi trường xã hội, cho nên tác động của môi trường xã hội đối với HSSV cũng rất nhanh nhạy. Hiện nay, đa số HSSV ở trọ trong nhà dân để sinh hoạt, học tập. Cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin hiện đại thì quan hệ giữa HSSV với môi trường xã hội bên ngoài là rất dễ dàng. Bên cạnh ưu điểm kiến thức xã hội của HSSV được nâng lên thì mặt trái của nó là các tiêu cực xã hội cũng dễ dàng tấn công vào HSSV không phải là ít. Vì vậy, quản lý HSSV trong mối quan hệ với môi trường xã hội là rất phức tạp.

Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi phải có sự đầu tư công sức, sự quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, của các gia đình chủ trọ... và đặc biệt là ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện của bản thân mỗi HSSV; xây dựng một môi trường giáo dục thống nhất, những người quản lý trường học và giáo viên phải phối hợp

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)