Tăng cường quản lý công tác HSS Vở cấp khoa và giáo viên bộ môn

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 85 - 87)

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Lâu nay đối với giảng viên, giáo viên bộ môn ngoài nhiệm vụ giảng dạy và quản lý giờ giảng của mình thì nhiệm vụ quản lý HSSV nói chung dường như là nhiệm vụ của phòng công tác HSSV mặc dù tính chất sự việc có thể trong phạm vi của giáo viên. Với cách nhìn nhận như vậy cần phải có sự thay đổi về công tác quản lý từ cấp trường đến cấp khoa mà trước tiên là những người trực tiếp tiếp xúc với HSSV. Cụ thể ở cấp khoa phải có người phụ trách, chuyên trách phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác quản lý HSSV trong khoa. Hiện nay với xu thế phát triển của nhà trường thì số lượng HSSV ở các khoa tương đối đông, nếu cán bộ làm quản lý HSSV phải lên lớp nhiều như hiện nay thì chắc chắn hiệu quả quản lý sẽ không đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, nếu tất cả mọi cán bộ, giáo viên trong trường mà thờ ơ, không quan tâm đến việc giáo dục HSSV từ lời ăn, tiếng nói, cách cư xử, định hướng học nghề... mà phó thác cho một bộ phận nhỏ trong trường thì khó có thể đào tạo ra những con người vừa hồng, vừa chuyên sau này.

74

Vì vậy, cần có quy định chặt chẽ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, cơ chế quản lý đối với cán bộ quản lý HSSV ở các khoa. Đặc biệt gắn trách nhiệm của giáo viên bộ môn với công tác quản lý HSSV thành các tiêu chí trong việc bình xét thi đua hàng tháng.

3.2.6.2. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp

- Thành lập bộ phận kiêm nhiệm làm công tác quản lý công tác HSSV tại các khoa chuyên môn.

- Lập kế hoạch cho công tác quản lý HSSV cấp khoa theo từng tháng, từng học kỳ.

- Phối kết hợp với Phòng công tác HSSV, giải quyết các vấn đề liên quan đến HSSV và đồng thời tham gia đánh giá bình xét, xếp loại lớp và HSSV.

- Phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc theo dõi việc chấp hành nội quy, quy chế lớp học, từ đó xếp loại nề nếp theo từng tuần, tháng.

- Giáo viên lên lớp quản lý nghiêm HSSV chấp hành giờ lên lớp, quản lý việc chấp hành nội quy xưởng thực hành, phòng học lý thuyết.

- Phối kết hợp với bộ phận quản lý HSSV của khoa giáo dục những HSSV vi phạm ngay trong giờ giảng.

- Lồng ghép giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức chấp hành nội quy, quy chế cho HSSV trong các giờ giảng.

- Đưa tiêu trí quản lý HSSV trên lớp theo nề nếp vào đánh giá chất lượng công tác hàng tháng của giáo viên.

3.2.6.3. Mức độ cần thiết và tính khả thi của giải pháp

Đối với giải pháp tăng cường quản lý công tác HSSV ở cấp khoa và giáo viên

bộ môn có tới 83% đến 90% ý kiến cho rằng giải pháp này rất cần thiết và có tính khả thi cao (85% - 89%). Ngoài công tác chuyên môn các Khoa, giáo viên trực tiếp lên lớp tham gia vào quá trình quản lý HSSV sẽ mang lại hiệu quả to lớn, hơn ai hết giáo viên là người trực tiếp tiếp xúc với HSSV, nắm rõ tâm tư tình cảm của học trò tiếng nói của giáo viên trực tiếp giảng dạy làm cho HSSV dễ tiếp thu hơn.

75

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)