Tình hình thu hút, sử dụng nguồn nhânlực công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 71)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Tình hình thu hút, sử dụng nguồn nhânlực công nghệ thông tin

Trong thời gian qua, đối với NNL CNTT, thành phố chưa có chính sách thu hút riêng đối với đội ngũ cán bộ CNTT chuyên trách. Hiện tại, chính sách thu hút NNL CNTT chuyên trách cũng nằm trong chính sách thu hút nhân tài của thành phố Uông Bí chủ yếu như sau:

56

thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư, phát triển trong môi trường hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, sử dụng hạ tầng dùng chung, phát huy hiệu quả tối đa và tránh lãng phí.

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đầu tư tại thành phố trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhất là phát triển công nghiệp thông tin; khuyến khích người dân dùng sản phẩm sản xuất trong nước. Tạo lập môi trường thuận lợi để Uông Bí thành địa chỉ hấp dẫn và tin cậy của các đối tác đầu tư trong nước và nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông lớn.

- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực công nghệ thông tin phù hợp với khả năng của Thành phố. Ưu tiên nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin.

Theo thống kê từ năm 2015- 2018 thì thành phố Uông Bí đã thu hút được 22 cán bộ CNTT về làm việc tại CQNN tại thành phố Uông Bí trong đó hơn 75% có bằng đại học chuyên ngành CNTT.

Hình thức tuyển dụng nhân lực CNTT ở các CQNN chủ yếu vẫn sử dụng hình thức tuyển dụng như đối với công chức, viên chức khác, chưa có sự ưu tiên hay có hình thức ưu đãi đối với nhân lực trong lĩnh vực này.

Hạn chế đối với đối tượng là nhân lực CNTT: các kỹ năng mềm, những hiểu biết về môi trường làm việc của CQNN, về xã hội yếu nên khó thuyết phục cơ quan tuyển dụng. Tình trạng sử dụng, phát huy nhân lực CNTT Hình thức sử dụng nhân lực của khối CQNN là biên chế, hưởng lương theo ngạch bậc. Trong khi đó công việc thường xuyên lại làm trong lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi liên tục phải học tập cập nhật kiến thức mới, công việc thì yêu cầu phải “đa năng”, nghĩa là phải thực hiện tất cả các nhiệm vụ về CNTT trong cơ quan. Do vậy, đối với cán bộ trẻ thường chuyển sang làm cho cho các doanh nghiệp có thu nhập cao, đảm bảo cuộc sống hơn.

57

Bảng 2.13. Bảng thống kê số lượng cán bộ CNTT chuyển sang cơ quan khác từ năm 2011 - 2015

(Đơn vị tính: người)

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng 5 3 2 2 0

(Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Nội Vụ thành phố Uông Bí năm 2018)

Về số cán bộ có bằng đại học CNTT chính quy đã chuyển sang cơ quan khác công tác, theo thống kê từ Trung tâm Thông tin và Truyền thông thành phố Uông Bí, số cán bộ CNTT có bằng đại học CNTT chính quy chuyển đi kể từ năm 2015 đến 2018 là 12 người. Các cán bộ chuyển đi công tác tại các thành phố khác chủ yếu là do chỗ làm việc cũ không phát huy được năng lực chuyên môn về CNTT đã được học hoặc do thu nhập thấp.

Qua cuộc tìm hiểu và phỏng vấn trực tiếp diễn ra vào tháng 12/2017, trong số 12 cán bộ CNTT đang làm việc tại các cơ quan hiện tại về dự định chuyển công việc trong tương lai, khi xét với cùng số mẫu chọn để phỏng vấn kết quả cho thấy: có đến 18,2% số người được hỏi thuộc khối cơ quan quản lý hành chính nhà nước cho biết dự định sẽ chuyển sang môi trường công tác mới; Trong khi tại khối doanh nghiệp con số này là 39,6%. Đây là điều đáng lưu ý vì một bộ phận không nhỏ cán bộ CNTT chưa yên tâm công tác, họ luôn sẵn sàng chuyển cơ quan khác có điều kiện làm việc tốt hơn cũng như thu nhập cao hơn.

Từ năm 2015 đến nay đã tuyển thẳng được 7 cán bộ CNTT làm việc trong khu vực hành chính nhà nước. Tuy nhiên, các chính sách trên chưa tạo được bước đột phá để thu hút đội ngũ cán bộ CNTT có trình độ cao cho khu vực hành chính nhà nước.

Đối với khu vực hành chính, hiện nay nhà nước chưa có chính sách ưu đãi đối với lực lượng lao động CNTT. Một kỹ sư CNTT ra trường, nếu làm trong khu vực hành chính thì mức lương khởi điểm chỉ có hệ số là 2,34. Trong khi đó, nếu làm ở doanh nghiệp, họ sẽ được hưởng mức lương rất cao. Hiện tại trên địa bàn thành phố, chính sách lương đối với lực lượng cán bộ CNTT không có sự ưu đãi nào hơn. Đây

58

cũng chính là một trong những nguyên nhân chưa thu hút được đội ngũ cán bộ CNTT giỏi trong khu vực hành chính.

Đối với môi trường làm việc: Với trang thiết bị máy tính hiện tại tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức đạt 100%, ở cấp huyện tỷ lệ 100% máy/cán bộ công chức, hệ thống mạng internet về đến tận xã, phường đã tạo điều kiện về phương tiện làm việc để cán bộ công chức sử dụng CNTT.

Đối với các yếu tố về tinh thần, sự thăng tiến được thể hiện thông qua các hình thức tuyên dương, khen thưởng, qua các cuộc thi về CNTT trong đội ngũ cán bộ công chức, tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học. Hàng năm thành phố đã tổ chức các cuộc thi “sáng tạo công nghệ”, cuộc thi “cán bộ không chuyên với CNTT”. Hiện có 20% số cán bộ chuyên trách CNTT giữ chức vụ trưởng, phó phòng. Vì vậy, về cơ bản cũng phần nào đó tạo động lực để công chức, viên chức phấn đấu và thu hút tuyển dụng mới nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)