Kết quả ứng dụng CNTT trên địa bànthành phố ng Bí 2016 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 62)

(Đơn vị tính: Số văn bản)

STT Hiện trạng 2017 6 tháng

năm 2018 Ghi chú

1 Số văn bản đi trên hệ thống

Văn phòng điện tử 67995 38463 Tập trung ở VP UBND TP 2 Số văn bản đến trên hệ thống Văn phòng điện tử 76138 86037 Tập trung ở VP UBND TP

3 Số hộp thư điện tử thường xuyên sử dụng

115 Đạt 39%

208 Đạt 75% 4 Số tin bài trên trang thông

tin điện tử 4868 6783 Tập trung ở Sở Giáo dục và đào tạo 5 Số văn bản được xác thực điện tử 37623 37140 Tập trung ở VP UBND thành phố

(Nguồn: Tình hình ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố ng Bí)

Qua số liệu tổng hợp được nhìn chung các cơ quan, đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành và cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp.

Các đơn vị đã tăng cường sử dụng hệ thống Văn phòng điện tử (VPĐT), chữ ký số, thư điện tử, trang thông tin điện tử trong công việc. Hệ thống VPĐT được trang bị mở rộng đến 11/11 xã, phường các đơn vị chưa sử dụng hệ thống VPĐT đã được cấp hộp thư điện tử công vụ để gửi, nhận tài liệu trình UBND tỉnh tại các kỳ họp; Cấp trên 289 hộp thư điện tử, trong đó thường xuyên sử dụng khoảng trên 75%.

Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử thành viên được cập nhật thường xuyên các thông tin chung, thông tin chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp; Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được các đơn vị quản lý, duy trì tốt đảm bảo đáp ứng các cuộc họp từ tỉnh đến huyện.

46

Các đơn vị đã ứng dụng có hiệu quả trong xác thực văn bản điện tử, tiết kiệm thời gian xử lý văn bản trên hệ thống. Tuy nhiên, công tác quản lý thiết bị lưu khóa bí mật tại các đơn vị chưa quy định rõ trách nhiệm của người quản lý, được quy định tại Điều 25 của Thông tư 08/2016/TT-BQP ngày 01/02/2016 của Bộ Quốc phòng quy định về cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

100% cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử công vụ, trong đó có khoảng 75% thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc. 100% cơ quan, đơn vị sử dụng chứng thư số nhằm nâng cao mức độ an toàn, bảo mật thông tin. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai đến 11/11 huyện, thành phố với 02 đầu cầu tại Văn phịng UBND Thành phố và Thành Ủy thơng hoạt động ổn định, chất lượng hình ảnh âm thanh cơ bản đạt yêu cầu.

Thành phố đã tích cực chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại; quảng bá và kinh doanh du lịch; trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phố biến kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức cho nông dân phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

100% các doanh nghiệp có kết nối Internet phục vụ cho công việc. Một số doanh nghiệp đã có website riêng phục vụ cho hoạt động kinh doanh và tham gia thương mại điện tử; các doanh nghiệp đã có hoạt động giao dịch mua bán hàng qua mạng. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động về thương mại điện tử và mức độ khai thác lợi ích thương mại điện tử (TMĐT) của các doanh nghiệp trên địa bàn được triển khai tại nhiều doanh nghiệp, các trung tâm mua sắm lớn và hệ thống các cửa hàng winmart trên địa bàn thành phố.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được quan tâm, song quy mô ứng dụng mới hạn chế ở một số lĩnh vực. Do đó, những phần mềm ứng dụng chưa mang tính giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp, hỗ trợ khai thác một cách toàn diện các nguồn lực của doanh nghiệp; do vậy việc phát huy hiệu quả chưa

47

cao, chưa đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, chưa góp phần đắc lực làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và trong quá trình hội nhập.

- Ứng dụng công nghệ thông tin ở các lĩnh vực khác • Lĩnh vực Y tế:

Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế Thành phố trong những năm gần đây được quan tâm đầu tư tương đối bài bản và gắn liền với việc cải cách hành chính của ngành Y tế. 100% cán bộ cơng chức đã được trang bị máy tính, cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử, thực hiện việc số hóa và gửi/nhận văn bản thông qua hệ thống thư điện tử công vụ, phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.

Hầu hết các đơn vị y tế trong Thành phố đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý y tế, thực hiện báo cáo chuyên ngành trên phần mềm.

• Lĩnh vực Thuế:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Thuế tại Thành phố ng Bí trong những năm qua đã được quan tâm, từng bước hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu hoạt động nghiệp vụ ngày càng đa dạng, phức tạp. Đã trang bị 100% máy tính có kết nối mạng nội bộ, kết nối internet phục vụ việc khai thác thông tin trên mạng cho cán bộ, công chức, viên chức. Cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc; Ngành thuế đã xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trang thông tin điện tử phục vụ công tác chuyên môn trong ngành. Xây dựng và ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện theo chỉ đạo chung của ngành Thuế trong toàn thành phố, đã thực hiện ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.

• Lĩnh vực tài chính ngân hàng

Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng ln được đánh giá là đi đầu, tồn diện, hiệu quả tốt. Các ngân hàng trên địa bàn Thành phố đã quan tâm trang bị 100% máy tính cho cán bộ, cơng chức, viên chức; 100% máy tính được kết nối vào mạng nội bộ, có kết nối internet; Cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc, đã xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trang thông tin điện tử phục vụ công tác chuyên môn trong

48

ngành, tỷ lệ máy sử dụng phần mềm mã nguồn mở khá cao, Số máy tính được triển khai các biện pháp đảm bảo an tồn thơng tin đạt trên 95%.

2.2. Thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước thành phố ng Bí

2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Nguồn nhân lực cơng nghệ thơng tin chiếm vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong mục tiêu chung của đất nước. Số liệu khảo sát nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tại các xã phường của thành phố ng Bí như sau:

Bảng 2.5. Nguồn nhân lực về CNTT trong cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, phường (Đơn vị tính: Người) STT Tên huyện Số đơn vị Tổng số CB (người) Lập trình viên Tin văn phịng Trình độ C Trình độ B Trình độ A 1 Phương Đơng 1 21 0 2 2 0 0 2 Phương Nam 1 22 0 2 2 0 0 3 Yên Thanh 1 22 0 2 1 0 1 4 Thanh Sơn 1 22 1 3 2 1 0 5 Thượng Yên Công 1 22 0 1 1 0 0 6 Điền Công 1 21 0 1 1 0 0 7 Quang Trung 1 21 1 3 3 0 0 8 Trưng Vương 1 20 1 1 0 1 0 9 Bắc Sơn 1 19 0 1 0 1 0 10 Vang Danh 1 21 0 1 1 0 0 11 Nam Khê 1 19 0 1 0 1 0 Tổng 11 230 3 18 13 4 1 Tỷ lệ % 1,48 8,87 6,40 1,97 0.49

(Nguồn: Tình hình ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong hoạt động của các cơ quan

49

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)