6. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhânlực công nghệ thông tin trong cơ
hành chính nhà nước của thành phố Uông Bí
Xây dựng đội ngũ nhân lực thành phố Uông Bí có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập;tạo ra lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật ngày càng cao đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho các chương trình kinh tế xã hội trọng tâm của huyện và cho doanh nghiệp trên địa bàn. Đào tạo cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý có phẩm chất và năng lực, có phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị của huyện.
a. Mục tiêu chung
Phát triển mạnh nguồn nhân lực CNTT nhằm đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT điện tử, viễn thông, phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực CNTT, để trình độ đào tạo nhân lực CNTT của thành phố tiếp cận trình độ và có khả năng tham gia thị trường đào tạo nhân lực CNTT trong nước và quốc tế, từng bước trở thành một trong những thành phố cung cấp nhân lực CNTT chất lượng cao cho các thành phố, các nước trong khu vực và trên thế giới.
Phát triển mạnh nguồn nhân lực CNTT nhằm đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT điện tử, viễn thông, phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện ứng dụng CNTT rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy
78
hành chính. Từng bước xây dựng thành công mô hình Chính quyền điện tử của thành phố.
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử của thành phố.
Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn thành phố, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.
Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước được công khai, minh bạch trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020 tỷ lệ cán bộ CNTT có trình độ đại học, cao đẳng CNTT trở lên trên tổng số dân sẽ chiếm tỷ lệ 1:500.
- Đến năm 2020, 100% cơ quan đơn vị từ cấp huyện, thành phố trở lên có đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT.
- Đến năm 2020: 100% cơ quan đơn vị từ cấp phường, xã cần có cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO), đặc biệt là các cơ quan ban ngành.
- Đến năm 2020: đối với các cơ quan đơn vị cấp huyện cần có ít nhất 01 cao đẳng hoặc đại học và 02 - 03 trung cấp hoặc kỹ thuật viên CNTT. Đối với các cơ quan ban ngành cần có ít nhất 04 cao đẳng hoặc đại học và 06 trung cấp hoặc kỹ thuật viên CNTT.
- Đến năm 2020 các trường Đại học, Cao đẳng và các cơ sở đào tạo CNTT trên địa bànthành phố Uông Bí sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực CNTT trên địa bàn thành phố và đáp ứng một phần nhu cầu của Tỉnh
Đẩy mạnh việc phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT. Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức; được đào tạo về ứng dụng CNTT trong công việc của mình;
Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao đẳng hoặc tương đương trở lên đáp ứng đủ cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan sự nghiệp và cán bộ chuyên trách trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên ở các cơ sở giáo dục tiểu học, giáo dục trung học.
79
3.1.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước của thành phố Uông Bí
Căn cứ theo chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2020, tỷ lệ cán bộ CNTT có trình độ đại học, cao đẳng CNTT trở lên trên tổng số dân chiếm tỷ lệ 1:1000.
Với tỷ lệ như vậy thành phố Uông Bí cần khoảng 120 cán bộ CNTT có trình độ đại học, cao đẳng. Đến năm 2020 tỷ lệ cán bộ CNTT có trình độ đại học, cao đẳng CNTT trở lên trên tổng số dân sẽ chiếm tỷ lệ 1:500. Căn cứ theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội thành phố Uông Bí và hiện trạng nguồn nhân lực CNTT của thành phố.
Bảng 3.1. Nhu cầu nguồn nhân lực năm 2020
(Đơn vị: Người) Nhu cầu Cơ quan cấp huyện thành phố Khối đơn vị sự nghiệp Khối doanh nghiệp Tổng Tổng nguồn nhân lực 18 35 200 253 Số Cao đẳng, Đại học 9 20 100 129
Số Trung cấp, Kỹ thuật viên 9 15 100 124
Số cán bộ CIO 0 0 10 10
(Nguồn: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2025 của UBND thành phố)
Bảng 3.2. Nhu cầu nguồn nhân lực năm 2025
(Đơn vị: người)
Nhu cầu Cơ quan cấp
huyện thành phố Khối đơn vị sự nghiệp Khối doanh nghiệp Tổng Tổng nguồn nhân lực 45 50 250 345 Số Cao đẳng, Đại học 13 25 150 187
Số Trung cấp, Kỹ thuật viên 13 20 150 183
Số cán bộ CIO 5 5 20 30
(Nguồn: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2025 của UBND thành
80
Đào tạo CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước
* Mục tiêu:
▪ Nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng, khai thác, phát triển CNTT-TT phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đưa CNTT- TT trở thành động lực, công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn thành phố.
▪ Đào tạo phổ cập CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn thành phố, nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng, khai thác CNTT.
▪ Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị có trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp nhằm đáp ứng tốt quá trình triển khai ứng dụng và khai thác CNTT xây dựng chính quyền điện tử.
▪ Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo CNTT.
* Nội dung thực hiện:
Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho tất cả cán bộ viên chức về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của việc ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Tổ chức các chương trình đào tạo thiết thực và phù hợp với từng loại đối tượng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng và khai thác CNTT cho 100% cán bộ công chức theo các mức độ và lĩnh vực chuyên trách khác nhau (chú trọng đến đội ngũ cán bộ miền núi, vùng sâu, vùng xa). Tổ chức các chương trình hội thảo về ứng dụng CNTT và xu hướng phát triển với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành CNTT thuộc các viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp lớn về CNTT trong và ngoài nước.
Bên cạnh việc đào tạo tại chỗ cần gửi cán bộ đi đào tạo và thu hút lực lượng kỹ sư CNTT trẻ đã được đào tạo chính quy, biên chế vào các vị trí chuyên trách CNTT trong các cơ quan đơn vị.
Đến năm 2020, 100% cơ quan đơn vị từ cấp huyện, thành phố trở lên có đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT.
81
Bảng 3.3. Nhu cầu bố trí thêm nhân lực CNTT trong các cơ quan HCNN thành phố Uông Bí trong giai đoạn từ năm 2015-2025
(Đơn vị tính: người)
Cơ quan Chỉ tiêu
Cơ quan đơn vị cấp huyện/thành phố
Cơ quan đơn vị cấp xã
Đến năm 2015 2020 2025 2015 2020 2025
Số cán bộ CĐ/ĐH 1 1 2 0 0 1
Số cán bộ TC, Kỹ thuật viên 2 2 3 2 2 3
Số cán bộ CIO 0 1 2 0 0 0
(Nguồn: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2025 của UBND Tp Uông Bí)
Đến năm 2020: 100% cơ quan đơn vị từ cấp thành phố, thành phố cần có cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO), đặc biệt là các sở, ngành.
Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến kiến thức CNTT trong toàn xã hội, tạo điều kiện và môi trường hấp dẫn thu hút các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là con em của thành phố ở nước ngoài mang tri thức, công nghệ và đầu tư đóng góp tích cực vào quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT của thành phố.
Để đáp ứng nhu cầu thực tế trên, nhằm góp phần tích cực thực hiện tốt quy hoạch CNTT và tạo động lực phát triển KTXH, thành phố phải chủ động đào tạo nguồn nhân lực CNTT, phát huy tối đa năng lực, không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường, các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố.
* Dự báo kết quả đạt được:
Đạt được chỉ tiêu 100% cán bộ, viên chức cấp huyện, thành phố và cấp thành phố được đào tạo phổ cập CNTT; 100% cán bộ viên chức cấp xã, phường, thị trấn
82
được phổ cập CNTT, 100% các ban, ngành, các cơ quan Đảng, Chính quyền có cán bộ chuyên trách CNTT và hầu hết cơ quan đơn vị có cán bộ CIO.
b. Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT * Mục tiêu
▪ Đẩy mạnh tin học hoá xã hội, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về vai trò của CNTT trong đời sống văn hoá, KTXH; tăng đáng kể tỷ lệ người biết sử dụng và khai thác CNTT trong toàn dân.
▪ Phổ cập tin học trong nhân dân, chú trọng lực lượng lao động miền núi vùng sâu vùng xa, hướng tới xây dựng công dân điện tử.
▪ Xã hội hoá việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
* Nội dung thực hiện
Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ cập tin học trong quần chúng nhân dân thông qua mọi phương tiện truyền thông, qua hệ thống giáo dục các cấp, thông qua các dịch vụ gia tăng, đặc biệt chú trọng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy các loại hình đào tạo phi chính quy, hướng nghiệp thực hành, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực góp phần tích cực xã hội hoá việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa môn tin học vào đào tạo ở tất cả các cấp học, đa dạng hoá các loại hình đào tạo CNTT. Xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và thu hút các tổ chức, cá nhân trong thành phố đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông với nhiều quy mô khác nhau.
Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến kiến thức CNTT trong toàn xã hội, tạo điều kiện và môi trường hấp dẫn thu hút các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là con em của thành phố ở nước ngoài mang tri thức, công nghệ và vật chất đầu tư tích cực vào quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT của thành phố.
83
Đào tạo đội ngũ CNTT có trình độ chuyên môn cao từ các trường Đại học, Cao Đẳng cùng với các cơ sở đào tạo Kỹ thuật viên, Trung cấp và đào tạo nghề CNTT.
Phát triển mô hình đào tạo từ xa; Xây dựng các hệ thống CSDL về chương trình, giáo trình đào tạo, xây dựng mô hình quản lý và đào tạo từ xa thông qua môi trường mạng Internet mở ra cơ hội học tập, nghiên cứu và phát triển của mọi đối tượng trong xã hội. Bên cạnh đó cũng giúp cho hệ thống giáo dục các cấp có điều kiện thuận lợi để cập nhật, trao đổi thông tin và giảm thiểu sự chênh lệch về chuyên môn giữa các vùng trong thành phố.
Đến năm 2020 các trường Đại học, Cao đẳng và các cơ sở đào tạo CNTT của Lạng Sơn sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực CNTT trên địa bàn thành phố.
* Dự báo kết quả đạt được
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ cập tin học trong toàn dân.
Nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên, giảng viên CNTT và mở rộng quy mô các loại hình đào tạo CNTT trên địa bàn thành phố. Xây dựng được một số cơ sở đào tạo theo quy mô lớn theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu lao động công nghệ cao của thành phố.
Đào tạo đủ số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CNTT bao gồm các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, chuyên viên quản trị hệ thống, quản trị mạng, và chuyên viên lập trình đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Tỉnh. Đặc biệt là đào tạo đủ nguồn nhân lực CNTT cho các doanh nghiệp trong thành phố.