Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 71 - 76)

nhằm thu hút đầu tư nước ngoài tại Hải Dương

Trước hết, xét tổng quan về tình hình thế giới, Việt Nam đang trong giai đoạn hướng tới tới xu thế hội nhập và mở cửa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động; hợp tác ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Nhiều cam kết đa phương và song phương theo lộ trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) có hiệu lực, tạo cơ hội để Việt Nam nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng mở rộng hợp tác thu hút đầu tư từ các nước bên ngoài.

Thứ hai, về tình hình chung nền kinh tế Việt Nam, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có hệ thống luật pháp, các cơ chế, chính sách của nhà nước đang được xây dựng ngày càng hoàn thiện, minh bạch sẽ tạo môi trường lành mạnh khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Về bản thân tỉnh Hải Dương, những kết quả đạt được cùng những kinh nghiệm rút ra trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh trong những năm qua là tiền đề quan trọng để tiếp tục phát huy trong giai đoạn tiếp theo. Kết cấu hạ tầng của nhiều lĩnh vực như: các khu, cụm công nghiệp; trục giao thông lớn; các khu đô thị, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đang dần được hoàn thiện; một số công trình giao thông quan trọng của quốc gia, có tính liên vùng như: Quốc lộ 38, Quốc lộ 37, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long…sẽ được đầu tư xây dựng mở ra cơ hội mới trong thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Như vậy, nhìn chung, tình hình trong khu vực, trên thế giới và ngay tại Việt Nam khá ổn định, tạo điều kiện để tỉnh Hải Dương phát huy được thế mạnh của mình trong thu hút đầu tư nước ngoài.

2.5.2. Khó khăn

Môi trường đầu tư của tỉnh tuy được cải thiện nhưng mức độ chuyển biến còn chậm. Các dự án đầu tư trong nước hiệu quả chưa cao, sử dụng đất còn lãng phí. Chưa có nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, các dự án tạo đột phá cho địa phương, còn rất ít dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ. Việc chuyển đổi dự án còn nhiều, gây thất thu cho ngân sách.

Các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội... tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra áp lực cạnh tranh cho tỉnh Hải Dương. Nguồn nhân lực có tay nghề bị thu hút với các chính sách lương thưởng hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu còn thiếu đồng bộ. Kết cấu mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh chưa hợp lý dẫn đến phân bố dự án đầu tư không đồng đều theo địa bàn, không thuận lợi cho công tác bố trí nguồn lao động, nguồn nguyên liệu và đặc biệt là việc xử lý ô nhiễm môi trường. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chủ yếu tập trung tại thành phố Hải Dương, huyện Nam Sách,huyện Cẩm Giàng... Các điểm kết nối giao thông giữa các khu công nghiệp và đường Quốc lộ còn nhiều bất cập như hệ thống đường giao nhau còn tiếp nối với các khu dân sinh. Hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được yêu cầu, việc ít có hệ thống thoát nước và việc bố trí không hợp lý các hệ thống này sẽ gây cản trở đến tình hình thoát nước trong mùa mưa bão, có thể gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp. Việc đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Còn thiếu hệ thống xử lý nước thải trong các khu, cụm công nghiệp.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh chưa cao. Chính sách thu hút lao động chất lượng cao làm việc tại tỉnh chưa hấp dẫn, các lao động có trình độ cao thường di chuyển sang các tỉnh Hà Nội hay Hải Phòng với mức lương hấp dẫn hơn. Công tác đào tạo nghề của tỉnh cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động khi mà mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn, chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.

Thứ tư, quản lý nhà nước về đầu tư còn hạn chế trong cả khâu chuẩn bị đầu tư và quản lý sau cấp giấy chứng nhận đầu tư với một số vấn đề như công tác quy hoạch còn yếu, từ chất lượng quy hoạch đến việc quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch. Hơn nữa, chất lượng thẩm định, chấp thuận đầu tư chưa cao. Việc rà soát, lựa chọn chấp thuận những dự án đầu tư khả thi, phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa phương, hạn chế tối đa việc đầu cơ dự án... còn những khiếm khuyết.

Cuối cùng, công tác tuyên truyền, phối hợp triển khai thực hiện ở một số dự án của tỉnh còn chưa tốt, thiếu đồng bộ và nhất quán, không có sự vào cuộc đầy đủ của các cấp, các ngành nên dự án thường bị ắch tắc ngay từ khâu giải phóng mặt

bằng. Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư chuyển biến còn chậm. Tỉnh tổ chức thực hiện mô hình «một cửa liên thông» ở một số lĩnh vực còn vướng mắc. Công tác quản lý các dự án sau chấp thuận đầu tư còn lỏng lẻo, chưa rõ trách nhiệm giữa các cấp, các ngành. Ngoài ra, chất lượng các dịch vụ hỗ trợ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác phối hợp trong giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án chưa thực sự tốt. Một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư tính khả thi chưa cao, không phù hợp với thực tiễn; trình tự, thủ tục, cơ chế thực hiện thiếu cụ thể nên không phát huy được tác dụng.

2.5.3. Nguyên nhân

Những hạn chế trên xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, cơ chế chính sách, pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, đất đai còn có điểm chồng chéo, chậm được ban hành, chưa đề cập giải quyết đến nhiều vấn đề thực tiễn phát sinh, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư và các cơ quan nhà nước trong giải quyết các thủ tục đầu tư. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trong thời gian trước đã làm giảm đáng kể các luồng vốn đầu tư vào nước ta nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng; tác động không thuận lợi tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân đến từ bản thân tỉnh Hải Dương, có thể kể đến việc một số chính sách xã hội hoá đầu tư chậm được triển khai. Công tác tổ chức xúc tiến đầu tư của tỉnh chưa thực sự tốt và hiệu quả. Công tác tổ chức thực hiện đầu tư của tỉnh vẫn còn nhiều yếu kém, nhất là việc kiểm tra giám sát thực hiện. Ngoài ra, cải cách hành chính của tỉnh còn thực hiện chưa nghiêm ở nhiều cơ quan, địa phương, cơ sở. Việc kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm trong thực hiện quy định về cải cách thủ tục hành chính chưa được làm thường xuyên, kiên quyết. Hơn nữa, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ thấp. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính thể hiện chưa rõ và chưa được phát huy đầy đủ. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đầu tư còn chậm, chưa xử lý nghiêm, giải quyết chưa dứt điểm, dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai, thu hồi dự án theo quy định còn ít và chưa đủ mạnh, mang tính hô hào; nhiều trường hợp được hợp thức hoá thông qua sang nhượng dự

tới một bộ phận người dân chưa hiểu rõ pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật thấp gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Như vậy trong chương II, tác giả đã phân tích được các nhóm yếu tố của môi trường đầu tư tỉnh Hải Dương, tác động của quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương. Tác giả cũng có những tổng hợp cơ bản về những thành tựu và hạn chế của môi trường đầu tư, từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra cac giải pháp cải thiện môi trường đầu tư một cách hiệu quả và toàn diện hơn.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)