a. Môi trường an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại Hải Dương
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương phối hợp với các ban ngành thực hiện chương trình xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh nhằm nâng cao vai trò và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường hiệu lực của Hội đồng Nhân dân và quản lí chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nâng cao phong trào yêu nước và các cuộc vận động thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Tỉnh cũng thường xuyên tuyên truyền và phổ biến cho Đảng viên, cán bộ và người dân chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối của Đảng và Nhà nước.
Từ năm 2006 đến nay, theo báo cáo của công an tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh có 15 điểm xảy ra mâu thuẫn, khiếu kiện liên quan đến các dự án đầu tư (Báo cáo công an tỉnh Hải Dương,2015). Các cấp chính quyền đã tập trung giải quyết cơ bản ổn định, không có nơi nào phát sinh thành "điểm nóng". Tỉnh cũng thực hiện tốt công
tác bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh thông tin , bảo vệ tuyệt đối an toàn các công trình kinh tế trọng điểm, các cơ sở kinh tế hợp tác đầu tư với nước ngoài, các khu, cụm công nghiệp. Tỉnh đã thực hiện các biện pháp giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh góp phần cải thiện và hướng tới xây dựng môi trường đầu tư ổn định, lành mạnh, thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Tỉnh cũng đã thực hiê ̣n chương trình cải cách tư pháp với chủ trương “Tăng cường trách nhiê ̣m công tố trong hoạt đô ̣ng điều tra, gắn công tố với hoạt đô ̣ng điều tra”và Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hô ̣i về công tác phòng chống vi phạm pháp luâ ̣t và tô ̣i phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013; Nghị quyết 63/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hô ̣i về tăng cường các biê ̣n pháp đấu tranh phòng, chống tô ̣i phạm. Trong thời gian qua tình hình an ninh, chính trị, trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i trên địa bàn tỉnh Hải Dương tương đối ổn định.
Đối với công tác quản lý đô thị, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị, mỗi phường có ít nhất 02 tuyến phố đạt văn minh đô thị. Chính quyền tỉnh cũng thường xuyên thực hiện các biện pháp giải tỏa các khu vực lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị... Bên cạnh đó, tỉnh cũng thực hiện lắp đặt hệ thống camera tại một số nút giao với lưu lượng người tham gia giao thông lớn, triển khai một số chương trình như "tuyến phố không rác", "tuyến phố an ninh trật tự", "Tuyến đường phụ nữ, cựu chiến binh, Thanh Niên tự quản", "Ngày chủ nhật xanh", "tuyến phố văn minh thương mại về trật tự vệ sinh môi trường"... và hoàn thiện các quy chế quản lý đô thị sửa đổi
b . Hệ thống pháp luật liên quan đến môi trường đầu tư với đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương
Các cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư
Trong những năm qua tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện một số cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong một số lĩnh vực.
Để đầu tư vào một địa phương, doanh nghiệp cần phải tuân thủ luật của quốc gia và của địa phương ấy. Vì vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trước hết phải tuân thủ Luật đầu tư nước ngoài tháng 12 năm 1987 được thông qua tại
Quốc hội khoá VIII, có sửa đổi bổ sung nhiều lần năm 1990, 1992, 1996 và năm 2000. Đây là biểu hiện cụ thể đường lối và chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam về đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Ngoài ra, Luật đầu tư 2005, Luật doanh nghiệp 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư là những văn bản mà doanh nghiệp cần hiểu rõ trước khi đầu tư tại Việt Nam. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), quy định về nhóm công ty. Luật đầu tư này đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Luật này thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Luật này quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khuyến khích và ưu đãi đầu tư, quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, bảo đảm xoá bỏ những bất hợp lý giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa các nhà đầu tư trong và nước ngoài. Nó tôn trọng quyền tự do kinh doanh, quyền quản lý của các nhà đầu tư.
Thông tư số 186/2010/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính cũng hướng dẫn thực hiện việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư. Doanh nghiệp nơi nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vốn có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật liên quan đến thu nhập hình thành nên khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển ra nước ngoài.
Các ưu đãi của tỉnh với hoạt động đầu tư nước ngoài được thể hiện trong một số quyết định cụ thể của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương:
-Quyết định số 3149/2002/QĐ-UB ngày 17/7/2002 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt ban hành quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương thể hiện từ điều 3 đến điều 10.
-Quyết định số 920/2003/QĐ-UB ngày 03/4/2003 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các Cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh từ điều 4 đến điều 10 của quyết định.
- Quyết định số 3150/2006/QĐ-UBND ngày 13/9/2006 của UBND tỉnh Hải Dương về việc tạm thời đình chỉ một số quy định về ưu đãi đầu tư tại Quyết định số 3149/2002/QĐ-UB ngày 17/7/2002 và Quyết định số 920/2003/QĐ-UB ngày 03/4/2003 của UBND tỉnh Hải Dương.
Trong từng lĩnh vực, tỉnh cũng có những hỗ trợ và ban hành các chính sách kịp thời để khuyến khích đầu tư. Tỉnh đã ban hành và thực hiện một số chính sách hỗ trợ cụ thể về: giống, đầu tư hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xử lý môi trường,... để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực nông nghiệp. Đối với lĩnh vực công nghiệp và thương mại, tỉnh Hải Dương đã ban hành và thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ, chính sách phát triển trung tâm công nghiệp và làng nghề. Về thu hút vốn trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp, tỉnh đã thực hiện một số chính sách khuyến khích đầu tư như: hỗ trợ về vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ chi phí đào tạo lao động, hỗ trợ kinh phí bồi thường thiệt hại về đất,… Tất cả các chính sách khuyến khích đầu tư được thực hiện kịp thời, tạo ra ảnh hưởng tích cực trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên tất cả các lĩnh vực.
Công tác xúc tiến đầu tư, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư
Tỉnh Hải Dương đã xây dựng các công cụ tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào địa bàn tỉnh dưới nhiều hình thức. Trên trang chủ của tỉnh Hải Dương, các thông tin về điều kiện thiên nhiên, điều kiện kinh tế hay các chính sách ưu đãi được cập nhật thường xuyên. Bên cạnh đó, tỉnh cũng thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu tư để thực hiện công tác xúc tiến, tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào địa bàn tỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp và thông qua các kênh website hay
điện thoại giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp. Tỉnh cũng thực hiện mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư như việc xây dựng và ban hành danh mục dự án, các thông tin về dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008 - 2015, 2016 - 2020. Tỉnh Hải Dương cũng đưa ra các chính sách nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, nhất là các lĩnh vực về: tín dụng, ngân hàng; thuế, hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp...
Về phía thông tin truyền thông, các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương được giảm 50% chi phí thông tin quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình Hải Dương và báo Hải Dương, thời gian 3 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động. Việc hỗ trợ đưa thông tin rộng rãi trên truyền thông không chỉ tạo điều kiện để doanh nghiệp tuyển dụng được công nhân quy mô lớn hơn mà còn quảng bá hình ảnh sản phẩm và doanh nghiệp đến cộng đồng.
Về dịch vụ ngân hàng, tỉnh cũng mở rộng quy mô mạng lưới ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thanh toán hay vay vốn. Tỉnh đưa ra các chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất giúp doanh nghiệp giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm... Chính quyền tỉnh cũng tăng cường ứng dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các nhà đầu tư như ngân hàng điện tử, hỗ trợ qua mạng... Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp được các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho thuê tài chính với lãi suất giảm 10% so với lãi suất cho vay vốn và lãi suất cho thuê tài chính đối với khách hàng bình thường. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh thu phí thanh toán qua ngân hàng và các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp với mức thấp nhất trong khung phí hiện hành do Ngân hàng cấp trên quy định; ngoài ra các ngân hàng này còn miễn thu phí dịch vụ tư vấn vay vốn và tư vấn xây dựng dự án kinh tế khi ngân hàng tư vấn cho doanh nghiệp và giảm từ 10 - 15% mức phí cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro.
Về lĩnh vực thuế, tỉnh đã phối hợp các ban ngành liên quan, thành lập bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh và các Chi cục thuế các huyện, thành phố, thị xã . Ngoài ra, việc thực hiện chức năng tuyên truyền, triển khai các chính sách pháp luật về thuế; tư vấn, hỗ trợ, giải đáp kịp thời các vướng
mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp được các Chi cục Thuế triển khai mạnh đến các doanh nghiệp đầu tư. Tỉnh cũng đã xây dựng hệ thống thương mại điện tử trực tuyến, từ đó mở rộng kết nối thu qua hệ thống ngân hàng thương mại góp phần giảm thời gian thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế.
Tỉnh đã thành lập Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong khu vực làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh đã tư vấn cho 510 doanh nghiệp về quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ thông qua tuyên truyền, các buổi hội thảo được tổ chức rộng rãi. Tỉnh cũng đã tổ chức 24 khoá đào tạo cho trên 1.800 đối tượng là cán bộ quản lý, kế toán trưởng của các doanh nhỏ và vừa về kiến thức khởi sự doanh nghiệp, nghiệp vụ kế toán, kỹ năng giao tiếp, kiến thức Marketing và chứng chỉ đấu thầu. Tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương, nâng cao chất lượng lao động địa phương. Trên cơ sở nhu cầu lao động, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp được cung cấp lao động đã qua đào tạo. Trong trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo riêng, ngân sách tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho một lao động địa phương nhưng tối đa không quá một triệu đồng cho một lao động trong cả khoá đào tạo. Số tiền trên tỉnh sẽ cấp cho các trung tâm dạy nghề của tỉnh để đào tạo cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Công tác quản lý nhà nước về đầu tư
Công tác xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết làm định hướng cho thu hút đầu tư có bước chuyển biến tích cực. Tỉnh đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, các huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể các ngành, lĩnh vực chủ yếu qua từng năm, định hướng cụ thể cho từng giai đoạn để có những hoạt động thống nhất vì mục tiêu thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó, việc phân cấp quản lý đầu tư của tỉnh Hải Dương được đẩy mạnh thực hiện nhằm giảm bớt các khâu chồng chéo. Một số lĩnh vực tỉnh đã thực hiện phân cấp mạnh như cấp giấy phép đăng ký kinh doanh; phê duyệt các dự án đầu tư, cấp chứng chỉ quy hoạch, giấy phép xây dựng nhà ở và các công trình quy mô nhỏ;
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai,...
Công tác giám sát đầu tư được tăng cường. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư trong nước cũng như lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra thường xuyên đối với các dự án được chấp thuận thuê đất, kịp thời xử lý một số dự án chậm triển khai hoặc không triển khai theo đúng quy định của pháp luật.