Đánh giá chung môi trường đầu tư tại tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 57 - 60)

Môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Hải Dương trong những năm qua chưa được cải thiện một cách tích cực và rõ rệt, chỉ số PCI của Tỉnh trong 03 năm 2013 - 2015 lần lượt là: 41/63 (2013), 31/63 (2014) và 34/63 (2015) tỉnh, thành. Đến năm 2016, chỉ số PCI của tỉnh là 36/63. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, chỉ số PCI của Tỉnh trong các năm qua mới chỉ đạt ở mức trung bình (2013) và khá (2014, 2015, 2016), chưa thực sự có những bước đột phá mạnh mẽ và vượt bậc so với các tỉnh, thành khác trong khu vực và trên cả nước. (Tổng kết đánh giá chỉ số PCI, VCCI)

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ chỉ số PCI của Hải Dương qua các năm

(Nguồn: VCCI)

Nhìn vào biểu đồ 2.1 có thể thấy chỉ số PCI tại Hải Dương năm 2012, 2013 đột ngột giảm điểm, tăng trở lại vào năm 2015 và giảm nhẹ vào năm 2016. Xem xét cụ thể các chỉ số chi tiết của chỉ số PCI trong bảng 2.3 dưới đây. Năm 2015, tỉnh Hải Dương có vị trí xếp hạng thứ 34 trong cả nước (giảm 3 bâ ̣c so năm 2014); xếp

Bảng 2.3: Tổng hợp các chỉ số PCI của Hải Dương từ 2010 - 2016CHỈ SỐ NĂM CHỈ SỐ NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 Gia nhập thị trường 6.51 8.26 8.26 7.82 8.35 8.26 8.49 Tiếp cận đất đai 5.94 6.06 5.98 6.93 5.53 5.15 5.63 Tính minh bạch 5.37 4.97 5.09 4.64 5.83 6.1 5.71

Chi phí thời gian 6.68 7.13 6.27 5.95 6.39 6.75 6.12

Chi phí không chính

thức 6.24 7.46 6.83 6.23 5.28 5.22 5.22

Tính năng động 5.06 4.85 4.25 4.9 4.3 4.75 5.24

Hỗ trợ doanh nghiệp 6.22 4.3 4.26 5.54 5.78 5.27 5.28

Đào tạo lao động 5.27 4.44 5.33 5.61 6.18 6.29 6.54

Thiết chế pháp lý 4.62 5.23 3.18 6.61 5.8 5.77 5.29

Cạnh tranh bình

đẳng N/A N/A N/A 4.93 5.19 4.98 4.56

PCI 57.51 58.41 56.29 56.37 58.63 58.37 57.95

Xếp hạng 35 35 33 41 31 34 36

(Nguồn: VCCI)

Điểm số PCI tổng hợp đạt 58,37 điểm (giảm 0,26 điểm so với năm 2014), trong đó có tới 06 chỉ số giảm điểm (Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý) và có 04 chỉ số thành phần tăng điểm (Tính minh bạch; Chi phí

Năm 2016, tỉnh Hải Dương tụt xuống vị trí thứ 36 trong cả nước (giảm 2 bậc so với năm 2015), đạt điểm tổng hợp là 57,95 (giảm 0,42 điểm so với năm 2015). Tỉnh Hải Dương vẫn xếp thứ 9 trong Vùng đồng bằng sông Hồng. Bốn chỉ tiêu giảm điểm thấp hơn 2015 gồm: Tính minh bạch và khả năng tiếp nhận thông tin, chi phí về thời gian, thiết chế pháp lý và cạnh tranh bình đẳng.

Theo đó, tính công khai minh bạch về tài liệu của các ngành, các lĩnh vực, chất lượng độ mở của thông tin của các cơ quan, các ngành, địa phương còn hạn chế, chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận, tra cứu và sử dụng thông tin để các doanh nghiệp tiếp cận. Tính công khai, minh bạch trong nộp thuế chưa có chuyển biến tích cực so với năm trước. Doanh nghiệp đánh giá vẫn còn phải thương lượng với ngành thuế là phần thiết yếu trong sản xuất, kinh doanh… Về chi phí về thời gian, các doanh nghiệp cho rằng thời gian làm việc với các cơ quan thuế và cơ quan chuyên ngành còn nhiều. Số giờ các doanh nghiệp bị kiểm tra trung bình 2 cuộc/năm, tăng 1 cuộc so với năm 2015. Số giờ doanh nghiệp phải tiếp cơ quan thuế, cơ quan chuyên ngành không có chuyển biến so với năm 2015, vẫn ở mức trên trung bình với đánh giá chung của cả nước. Về chỉ số thiết chế pháp lý thể hiện lòng tin của doanh đối với hệ thống tòa án và cơ quan tư pháp của tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại của doanh nghiệp giảm liên tục từ năm 2014 đến nay, tụt gần 1 điểm so với năm 2015. Các vụ việc được tòa án xét xử vụ kiện đúng luật, nhanh chóng, phán quyết công bằng trong năm 2016 thấp hơn năm 2015, thấp hơn trung bình của cả nước. Lòng tin của doanh nghiệp đối với cơ quan tư pháp trong việc trợ giúp pháp lý, giải quyết các tranh chấp, hành vi tham nhũng còn thấp. Chỉ số cạnh tranh bình đẳng chưa tốt khi các doanh nghiệp cho rằng tỉnh vẫn ưu ái doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI hơn doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực tiếp cận đất đai, tín dụng, giải quyết khó khăn vướng mắc, miễn giảm thuế.

Bên cạnh những vấn đề còn tồn tại, quá trình cải thiện môi trường đầu tư thể hiện qua các chỉ số PCI cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư của tỉnh Hải Dương được đánh giá hấp dẫn hơn với các chỉ số gia nhập thị rườn, tính minh bạch, sự năng động, các chỉ số về hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao

động được đánh giá cao. Các chỉ số đều thể hiện sự hấp dẫn về môi trường đầu tư của tỉnh Hải Dương được cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)