Tác động của quá trình cải thiện môi trường đầu tư đến đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 60 - 62)

nước ngoài tại tỉnh Hải Dương

Trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư, khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh mẽ. Kể từ đó, lợi ích mà nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho môi trường đầu tư cũng như nền kinh tế của tỉnh vô cùng to lớn.

Trong 5 năm từ 2011 - 2015, kinh tế tỉnh Hải Dương có bước tiến khá toàn diện, với tăng trưởng bình quân 7,9%/năm (cao hơn bình quân chung của cả nước). Năm 2015, quy mô kinh tế của tỉnh đạt 76.734 tỷ đồng (tăng gần hai lần năm 2010), thu nhập bình quân đạt 2.000 USD/người (Cục thống kê tỉnh Hải Dương, 2015). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp; đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 135.000 tỷ đồng, tăng gấp hơn 1,8 lần so với 5 năm trước. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 33.213 tỷ đồng, tăng bình quân 5,4%/năm, chiếm tỷ trọng 24,6%. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, các khu công nghiệp trên địa bàn Hải Dương đã thu hút được 204 dự án (bao gồm 157 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 47 dự án trong nước), với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,3 tỷ USD và 12.287 tỷ đồng. (Báo cáo tổng kết năm 2015, Cục thống kê Hải Dương)

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình mỗi năm đóng góp trên 890 tỷ đồng (thời kỳ 2001 - 2005), chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư xã hội; 3571 tỷ đồng (thời kỳ 2006 - 2010), chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư xã hội tại địa bàn, góp phần tăng trưởng kinh tế tại địa phương, hỗ trợ cải thiện nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng khu vực và địa phương. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2016 đạt trên 135.000 tỷ đồng, tăng gấp hơn 1,8 lần so với 5 năm trước. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 33.213 tỷ đồng, tăng bình quân 5,4%/năm, chiếm tỷ trọng 24,6%. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, các khu công nghiệp trên địa bàn Hải Dương đã thu hút được 204 dự án (bao gồm 157 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 47 dự án trong nước), với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,3 tỷ USD và 12.287 tỷ đồng (Cục thống kê tỉnh Hải Dương, 2006 - 2016). Một số doanh

nghiệp tiêu biểu có quy mô vốn đầu tư vốn thực hiện lớn như: Công ty xi măng Phúc Sơn, Công ty TNHH Ford Việt Nam, Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam...

Bảng 2.4 chỉ ra sự thay đổi số dự án đầu tư và số vốn đầu tư trong 6 năm tại Hải Dương.

Bảng 2.4: Thống kê dự án đầu tư giai đoạn 2010 - 2016 tại tỉnh Hải Dương

Đơn vị: triệu USD

STT Năm

Số dự án đầu tư Số vốn (triệu USD) Trong khu Công nghiệp Ngoài khu Công nghiệp Tổng Trong khu Công nghiệp Ngoài khu Công nghiệp Tổng 1 2010 102 103 205 1.671,2 928,4 2.599,6 2 2011 109 116 225 1.801,2 3.773,2 5.574,4 3 2012 115 126 241 1.882,6 3.782,5 5.665,1 4 2013 129 127 256 2.571,0 3.260,5 5.831,5 5 2014 148 143 291 3.047,6 3.345,3 6.392,9 6 2015 159 151 310 3.378,4 3.408,8 6.787,2 7 2016 163 154 317 3.521,3 4.160,8 7.682,1 Tổng 925 920 1.845 17.873,3 22.659,5 40.532,8

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê Tỉnh Hải Dương qua các năm

Trong năm 2010 trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 205 dự án đầu tư còn hiệu lực với số vốn 2.599,6 triệu USD. Số Dự án xin cấp mới giấy chứng nhận đầu tư đạt 16 dự án, trong đó có 15 dự án được chấp thuận, chiếm tỷ lệ 93,8%. Số dự án xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư đạt 57 dự án, trong đó có 54 dự án được chấp thuận, chiếm tỷ lệ 94,7%. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2013 tuy có tăng so với năm 2012 nhưng vẫn còn chậm và chưa có sự khởi sắc rõ rệt. Nhà đầu tư chủ yếu là các công ty có quy mô vừa và nhỏ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chưa có tập đoàn lớn tiến hành đầu tư trên địa bàn. Thu hút đầu tư trực tiếp

số lượng dự án, tăng 10% về số vốn so với năm 2013. Năm 2014 đã xuất hiện những dự án có quy mô vốn khá như: Dự án Bệnh Viện quốc tế Đại An VN - Canada với số vốn đầu tư 225 triệu USD; Dự án Giầy Chung Jey 13 triệu USD; Dự án SD Global 19,5 triệu USD; Dự án công nghiệp nặmg Mes - UBI 14 triệu USD; Công ty LEONG HUP FEEDMILL 27 triệu USD...

Năm 2016, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 152,5 triệu USD đều tập trung vào lĩnh vực may mặc, công nghiệp và xây dựng, linh kiện điện tử. Số dự án xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và được phê duyệt đạt 31 dự án, chiếm tỷ lệ 100%. Mặc dù nguồn vốn trực tiếp nước ngoài thu hút giảm so với năm 2015 nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn khá ổn định, đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương, cụ thể: nộp ngân sách năm 2015 đạt 145,4 triệu USD. (Cục Thống kê Tỉnh Hải Dương, 2017)

Như vậy, từ năm 2010 - 2016, số dự án đầu tư FDI vào tỉnh Hải Dương tăng đều cả trong và ngoài khu công nghiệp với tổng số vốn đầu tư ngoài khu công nghiệp cao hơn so với số vốn bên trong khu công nghiệp. Môi trường đầu tư hấp dẫn, cơ sở hạ tầng thuận lợi là điểm mạnh giúp tỉnh có được kết quả khả quan này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)