2.3. Tác động của quá trình cải thiện môi trường đầu tư đến đầu tư trực tiếp
2.3.2. Tác động của môi trường đầu tư đến cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước
các doanh nghiệp trong nước tạo sự cạnh tranh bình đẳng cao.
Thứ ba, việc phân cấp quản lý cho riêng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu làng nghề cũng như phân cấp trong hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sự thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và gia nhập thị trường của các doanh nghiệp này.
2.3.2. Tác động của môi trường đầu tư đến cơ cấu vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài nước ngoài
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực trình độ cao, tỉnh Hải Dương thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động lành nghề đòi hỏi sự khéo léo như chế tạo, lắp ráp, dệt may, thức ăn chăn nuôi, dây và cáp điện, linh kiện lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử....
Môi trường đầu tư với hệ thống giao thông thuận lợi giúp các nhà đầu tư yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty TNHH điện lực Jaks Hải Dương của Malaysia với số vốn đăng ký 2,26 tỷ USD; Công ty TNHH dệt Facific, với số vốn 423,4 triệu USD, Công ty May Tinh Lợi, số vốn 120 triệu USD...
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương tạo nên nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng năng lực ngành công nghiệp của tỉnh. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 100% về sản xuất, lắp ráp điện tử, dây và cáp điện ô tô, máy fax..., cơ bản về sản xuất, lắp ráp ô tô, 70% may mặc, 60% giầy dép, 35% về sản xuất xi măng.
Nhìn chung các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư vẫn tập trung chủ yếu vào một số nhà đầu tư quen thuộc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Canada... chưa có các nhà đầu tư từ Châu Âu và những tập đoàn lớn. Lĩnh vực đầu tư của các dự án cấp mới chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp như một số ngành nghề: may mặc, giầy dép, lắp ráp linh kiện, sản xuất gia công cơ khí, khuôn mẫu...
Các dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh Hải Dương chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp. Ngành nông nghiệp với lợi thế về các loại nông sản, cây ăn quả
đặc trưng như vải thiều nhưng rủi ro cạnh tranh cao nên chưa thu hút được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khai thác. Ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, viễn thông, du lịch...vẫn là lĩnh vực khai thác chủ yếu của các công ty trong nước. Một số lĩnh vực khác như y tế, kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân phối điện, nước... đã có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng số lượng còn rất ít.
Các dự án FDI chủ yếu tập trung tại thành phố Hải Dương và các huyện như Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng... Đây là các khu vực có các khu công nghiệp, khu chế xuất riêng biệt và có lợi thế hơn các huyện khác về hệ thống giao thông . Tỉnh Hải Dương thực hiện chủ trương thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã quy hoạch, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên đất đai, thuận lợi cho kiểm soát về môi trường. Chính phủ đã cho phép quy hoạch, đầu tư xây dựng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 phát triển 18 khu công nghiệp với diện tích khoảng 3.700 ha. Hiện nay tỉnh có 10 khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng với tổng diện tích là 2.397 ha. Diện tích đất đã được bàn giao tại 10 khu công nghiệp để xây dựng hạ tầng là 1.349 ha, chiếm 56,3% tổng diện tích quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp được phê duyệt. 100% các khu công nghiệp có quy hoạch nhà máy xử lý nước thải. Các khu công nghiệp đều phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải trước khi chính thức đi vào hoạt động.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các vùng sâu, vùng xa, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 34 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1365 ha, nằm ở các vị trí thuận lợi về lao động, giao thông, điện, thông tin liên lạc để các nhà đầu tư lựa chọn vị trí thuê đất đầu tư.
Tổng diện tích đất các khu công nghiệp đã cho thuê 434,7 ha (trong đó diện tích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuê là 303,3 ha); các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bên ngoài khu công nghiệp thuê đất với tổng diện tích 726 ha. So sánh hiệu quả sử dụng đất trên 01 ha giữa sản xuất nông nghiệp thuần tuý với sản xuất của đầu tư nước ngoài đã cho thấy hiệu quả vượt trội mà đầu tư nước ngoài đem lại, cả về giá trị sản phẩm và bố trí việc làm cho lao động, cụ thể: giá trị sản phẩm thu
được trên 01 ha đất nông nghiệp thuần tuý tại Hải Dương đạt 85 triệu đồng/ha/năm, so với của đầu tư nước ngoài là 17,4 tỷ đồng/ha/năm; lao động trung bình 8 - 10 lao động/ha đất nông nghiệp so với trung bình khoảng 70 lao động/ha đất công nghiệp của đầu tư nước ngoài hiện nay. Các chỉ số này sẽ tăng cao và tích cực hơn khi toàn bộ đất công nghiệp cho thuê được lấp đầy. Đây là lợi thế của tỉnh Hải Dương so với các tỉnh khác khi thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp.