Cải thiện đồng bộ môi trường đầu tư tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 76 - 79)

Từ tình hình thực tiễn đầu tư cũng như kinh nghiệm thu hút đầu tư của tỉnh Hải Dương, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp cụ thể

Về hoàn thiện hệ thống hành chính và thủ tục hành chính liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh Hải Dương nên thành lập riêng Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc về cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh để tập trung chỉ đạo; phân công cho từng cơ quan theo dõi, tiếp cận, đánh giá, đề xuất các giải pháp liên quan đến từng chỉ tiêu, chỉ số thành phần.

Việc quy định cụ thể cơ quan quản lý sẽ giúp tỉnh tổ chức thực hiện và giải quyết vấn đề tốt hơn. Bên cạnh đó, các Sở, ngành và đơn vị phải thực sự coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết của đơn vị mình. Với các cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong nhóm giải pháp này, tỉnh cần thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức về tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh cũng như tuyên truyền để thay đổi nhận thức trong công chức, cơ quan nhà nước về nhận thức và hành động chuyển từ vị trí quản lý sang vị trí lấy đối tượng doanh nghiệp, người dân là đối tượng phục vụ. Các đối tượng này cũng nên chuyển từ phong cách “tiếp nhận hồ sơ giải quyết” sang phong cách “Chủ động tiếp cận, hỗ trợ ”, lấy hoạt động phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển làm trung tâm.

Với các sở, ngành cần tập trung rà soát, xây dựng và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, bộ thủ tục hành chính và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường,… các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn các Luật trên. Ngoài ra, các sở, ban, ngành khẩn trương tổ chức rà soát, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, loại bỏ các cơ chế chính sách không còn phù

hợp, thiếu tính khả thi, làm cản trở hoạt động phát triển của doanh nghiệp cũng như ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện các quy định mới của Trung ương, các nội dung còn vướng mắc, có nhiều cách hiểu khác nhau để thống nhất áp dụng chung trên địa bàn, hạn chế việc giải quyết theo từng trường hợp cụ thể hoặc trông chờ, ỷ lại vào hướng dẫn của Trung ương. Ở các cơ quan này, việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn và yêu cầu của sự phát triển là vấn đề vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, tỉnh cầntập trung đẩy mạnh cải cách hành chính với trọng tâm là thực hiện tốt một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính cũng như triển khai tốt các kế hoạch cải cách hành chính đã đề ra của tỉnh; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để người dân giám sát tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đối với đội ngũ nhân viên, tỉnh cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Cán bộ, công chức cần nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra trong thực hiện thủ tục hành chính và công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại các cấp chính quyền; phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây cản trở cho tổ chức, cá nhân khi thi hành công vụ. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra của tỉnh, tỉnh cải thiện theo hướng tập trung, lập đoàn liên ngành để giảm tối thiểu số cuộc thanh tra, kiểm tra phù hợp, không thanh tra chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Các ngành xây dựng kế hoạch thanh tra doanh nghiệp theo chức năng quản lý nhà nước của ngành cần thống nhất với Thanh tra tỉnh trước khi ban hành kế hoạch và tổ chức thanh tra; chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc có sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Đối với nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng, tỉnh cũng cần đưa ra các chính sách ưu đãi hợp tác về vốn để tăng cường cơ hội cải thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ, tiên tiến. Tỉnh cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà

nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

Về việc hỗ trợ hiệu quả đầu tư, tỉnh cũng nên tăng cường công tác đối thoại, tổ chức làm việc để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, từ đó xây dựng các cơ chế, chính sách theo thẩm quyền nhằm giúp doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh, đầu tư thuận lợi nhất. Tỉnh cũng cần mở rộng thêm các hình thức và kênh đối thoại khác, xây dựng Cổng thông tin đối thoại chính quyền - doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xây dựng phiếu điều tra, đánh giá hàng năm của đối tượng doanh nghiệp liên quan đến từng cơ quan, sở ngành theo các chỉ số liên quan là một biện pháp hữu hiệu. Việc tiến hành xây dựng hệ thống các câu hỏi khảo sát, biểu mẫu, cách thức và quy trình thực hiện sẽ giúp doanh nghiệp nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng và có những phản hồi khách quan, thực chất, đúng người, đúng việc.

Cuối cùng, tỉnh nên phối hợp chặt chẽ với VCCI để tranh thủ kinh nghiệm và thực hiện đồng loạt các hoạt động cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; gắn việc cải thiện, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.

Việc cải thiện, nâng cao vai trò quản lý của chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là một quá trình lâu dài, cần có những hệ thống cơ chế, chính sách và chương trình hành động đồng bộ, hiệu quả; đồng thời phải kiên trì, quyết liệt thực hiện trong một thời gian dài, đòi hỏi có sự phối hợp toàn diện của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh. Tỉnh Hải Dương cần phải có chuyển biến từ nhận thức đến hành động và có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong tỉnh.

Tỉnh cần tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành nông nghiệp với hệ thống thực phẩm xanh, các loại cây ăn quả đặc trưng... Tỉnh cũng cần có định hướng thu hút ngành dịch vụ như tài chính, du lịch với các khu vui chơi, nghỉ dưỡng cao cấp... với các ưu đãi hợp tác cụ thể.

Tỉnh nâng cao tính minh bạch trong việc tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Sự rõ ràng và chính xác trong các thủ tục pháp luật, các chính

sách ưu đãi, sự thống nhất và đầy đủ trong việc tiếp nhận thông tin cho các doanh nghiệp tạo sự vững tin khi các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)