Hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 44 - 47)

a. Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông của tỉnh tương đối thuận lợi. Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường và các hành lang vận tải quan trọng đi qua như: hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội; Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh, Quốc lộ 5A, 18, 37, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Bắc Giang - Phả Lại, nằm gần cảng biển Hải Phòng và Cái Lân.

Kết cấu hạ tầng giao thông đã được tỉnh Hải Dương đầu tư hoàn thiện một bước. Tỉnh đã nâng cấp đường tỉnh 17A cũ thành Quốc lộ 37; xây dựng nâng cấp, cải tạo đường 391, 38B, đường tỉnh 388 (An Thái - Mạo Khê), cầu Hiệp Thượng, cầu Đá Vách,… Tỉnh cũng đã hoàn thành xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường quốc lộ 38B (đoạn Hải Dương – Hưng Yên), nâng cấp tuyến đường sắt Lim - Phả Lại (thuộc tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân).

Ngoài ra, tỉnh cũng đầu tư xây dựng một số tuyến mới; cải tạo, nâng cấp và làm mới 319 km đường, 37 cầu với chiều dài 5,538 km,...

Hệ thống giao thông của tỉnh Hải Dương tương đối thuận lợi và phát triển, thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Tuy nhiên, hệ thống giao thông của tỉnh chỉ tập trung chủ yếu ở các tuyến đường bộ, hệ thống đường sắt và đường sông còn bộc lộ một số hạn chế. Tỉnh không có hệ thống cảng lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh, cũng không có hệ thống sân bay như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Với hệ thống đường bộ, chất lượng các con đường còn ở mức trung bình với chỉ 02 làn xe gây ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển của các loại phương tiện vận tải. Đường cao tốc 5B mới đưa vào hoạt động, chưa thực sự thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa vật liệu của các phương tiện vận tải do chi phí còn cao. Hệ thống đường sắt mới chỉ vận chuyển được theo các chuyến Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng và chủ yếu chở người, các vật liệu được chuyên chở với số chuyến ít và với số lượng chưa lớn. Với các cảng sông, các bến tàu rất hạn chế cho các tàu to có thể cập bến mà chủ yếu là các tàu nhỏ, tải trọng thấp. Do vậy, hệ thống giao thông của tỉnh cũng vẫn cần được quan tâm đầu tư và có những chiến lược phát triển cụ thể.

b. Mạng lưới cấp điện

Trên địa bàn tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phả Lại, công suất 1040 MV, hệ thống lưới điện khá hoàn chỉnh đảm bảo cung cấp điện an toàn, chất lượng, ổn định. Trên địa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 kv, tổng dung lượng 197 MVA và 11 trạm 35/10 KV, lưới điện 110/35 KV đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt. Các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh Hải Dương đã đầu tư xây dựng mới trạm 220 KV Hải Dương I (Đức Chính, Cẩm Giàng), trạm Tứ Kỳ, trạm Tiền Trung (Nam Sách). Tỉnh cũng xây dựng gần 300 trạm biến áp phân phối 35-22/0,4 KV, 102 km đường dây 110-220 KV cung cấp điện cho các trạm và tạo mạch vòng cấp điện ổn định.

Giá bán điện của tỉnh dành cho các khu công nghiệp bằng với giá bán điện của các địa phương khác theo mức giá chung của Nhà nước. Giá điện được các nhà đầu tư đánh giá hiện vẫn đang ở mức cạnh tranh so với rất nhiều nước khác trong khu vực, tạo điều kiện giảm chi phí đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn

nữa, giá bán điện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không cao hơn giá cho các doanh nghiệp trong nước, tạo sự bình đẳng và cạnh tranh công bằng.

Việc đầu tư mở rộng mạng lưới điện tại tỉnh Hải Dương đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng giống như hệ thống truyền tải điện của toàn miền Bắc bị hạn chế bởi công suất của đường dây và hay rơi vào tình trạng thiếu điện, hệ thống điện của tỉnh Hải Dương mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu sản xuất kinh doanh

c. Mạng lưới bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin

Toàn tỉnh Hải Dương có kết cấu hạ tầng kỹ thuật của ngành bưu chính viễn thông được đầu tư hiện đại hoá ngang tầm với các nước trong khu vực, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc trong hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Đến hết năm 2010 toàn tỉnh có 180 điểm chuyển mạch; 290 trạm DSLAM; 1.340 trạm BTS; 4.116 km cáp quang; 2.047 km truyền dẫn Viba; 3 tuyến thư cấp I, 11 tuyến thư cấp II, 100% xã có tuyến thư cấp III; 47 bưu cục Cấp I, II, III; 187 điểm Bưu điện - Văn hoá xã và 37 Đại lý - Kiot. Tỉnh cũng đưa vào hoạt động cổng thông tin điện tử của tỉnh và 10 trang thông tin điện tử các Sở, ngành. Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ sóng di động trên phạm vi toàn tỉnh, 100% thôn, xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp nhanh chóng với cả nước và thế giới.

Nhờ sự mở cửa của thị trường viễn thông nên hiện nay, giá cả các mạng viễn thông di động trong nước rất hợp lý. Việc tiếp cận với các dịch vụ viễn thông ở tất cả các khu vực của tỉnh từ đó thuận lợi hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh đã phát triển hàng nghìn thuê bao điện thoại mới bao gồm điện thoại cố định có dây, điện thoại cố định không dây, thuê bao di động trả sau, trả trước. Với hệ thống kết cấu thông tin viễn thông như trên sẽ tạo thuận lợi cho việc hoạt động của các nhà đầu tư khi đầu tư vào Hải Dương.

d. Hệ thống cấp, thoát nước

Hệ thống cấp nước hiện tại đã bao phủ hầu hết các đô thị trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận. Cơ bản tỉnh đã cải tạo, nâng cấp xong mạng đường ống cấp I, mạng cấp II; cải tạo làm mới hoàn toàn mạng cấp III. Về cơ bản hệ thống thoát

nước đã đáp ứng được nhu cầu cho các khu vực sản xuất kinh doanh. Hầu như tất cả các huyện, xã, thị trấn của tỉnh đều được tiếp cận nguồn nước sạch.

Tuy nhiên, giá nước cung cấp cho doanh nghiệp tại tỉnh đang chưa thực sự cạnh tranh, giá nước thấp nhất là 6.200 đồng và cao nhất là 10.200 đồng. Trong khi tại Quảng Ninh, mức giá nước thấp nhất là 6.200 đồng và mức giá cao nhất 9.300 đồng. Mức giá nước tương ứng tại Hà Nội là 4.172 đồng và cao nhất là 10.600 đồng

cho mỗi m3. .

e. Hệ thống xử lý chất thải

Hệ thống xử lý chất thải của tỉnh đang được hoàn thiện. Đến nay tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 65 - 70% ở khu vực thị trấn và 80% ở thành phố Hải Dương. Trong số 10 khu công nghiệp được phê duyệt quy hoạch đã có 04 khu đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải tập trung như: Khu công nghiệp Nam Sách công suất 3.600 m3/ngày đêm, khu công nghiệp Phúc Điền công suất 2.000m3/ngày đêm, khu công nghiệp Đại An công suất 2.000m3/ngày đêm, khu công nghiệp Việt Hoà - Kenmark công suất 2.500 m3/ngày đêm.

f. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh có 10 khu công nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng (có 6 khu đang hoạt động). Các khu công nghiệp đều được quy hoạch ở vị trí thuận lợi. Giá thuê đất đã có cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp của tỉnh tương đương so với các khu công nghiệp của một số tỉnh lân cận. Tỉnh cũng đã có quy hoạch 38 cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố cụ thể. Tuy nhiên việc đầu tư hạ tầng đồng bộ trong các cụm công nghiệp còn rất chậm và khó khăn do chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng từ phía nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)