Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 30 - 35)

1.4. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư trực tiếp

1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong địa phương đi đầu trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), bên cạnh những thành công, tỉnh có nhiều bài học để dòng vốn FDI mang lại hiệu quả hơn nữa cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng cũng như cả nước nói chung. Để có được vai trò đầu tàu, là cực tăng trưởng trọng yếu và là cửa ngõ chính kết nối kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới, một trong những thành công mà thành phố Hồ Chí Minh đạt được chính là những kinh nghiệm trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Thành phố đã có những biện pháp đồng bộ để phát triển thu hút đầu tư:

- Các nhóm ngành thành phố khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư gồm: 9 nhóm ngành dịch vụ; 4 nhóm ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ và giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, thành phố còn kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng, tham gia xây dựng các khu đô thị mới, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng… Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, thành phố tập trung phát triển nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi…

- Hệ thống đối thoại doanh nghiệp với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đang phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy hoàn thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp về các thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước tiến đến thực hiện nền hành chính điện tử. Các chương trình đối thoại ngày càng nhận được sự hưởng ứng tích cực của các sở, ngành Thành phố, đồng thời trở thành kênh thông tin quan trọng của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nhằm thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động mở rộng thị trường, đa dạng hóa quan hệ đối tác, tận dụng mọi khả năng để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trên các thị trường quốc tế. Đồng thời, Sở tăng cường kết nối doanh nghiệp thành phố với thị trường tiêu thụ thông qua mở rộng hệ thống phân phối, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, đặc biệt kết nối giữa người sản xuất - người kinh doanh - người tiêu dùng.

- Thành phố tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo... Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản, đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch.

- Thành phố tiếp tục tổ chức rà soát pháp lý danh mục xây dựng lấn chiếm hệ thống thoát nước theo quy định, di dời sớm các trường hợp xây dựng lấn chiếm, hoàn trả lại hiện trạng hệ thống kênh, rạch, hầm ga, cửa xả và tuyến cống thoát nước. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp xả rác, lấn chiếm xây dựng và các hành vi xâm hại đến kênh rạch và hệ thống thoát nước; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân nâng cao tinh thần trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường; tăng cường công tác nạo vét, duy tu, tăng cường máy bơm, giải tỏa các chướng ngại vật cản trở dòng chảy. Chủ tịch UBND Thành phố cũng chỉ đạo các quận, huyện, sở, ngành của Thành phố cần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc.

- Để đạt được những kết quả khả quan, thành phố đã thực hiện nhiều chính sách thu hút nguồn FDI, trong đó cải cách các thủ tục hành chính, quản lý là mục tiêu số một. Theo đó, việc thành lập các Ban Quản lý theo lĩnh vực hoạt động đã phát huy vai trò tham mưu cho UBND Thành phố để xây dựng các chính sách thẩm định dự án đầu tư, thu hút đầu tư linh hoạt, phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt động của từng khu, từ đó nâng cao cất lượng cung cấp thông tin, hướng dẫn và giải quyết theo cơ chế “một cửa”, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư. Tiếp đến, chính sách về đất đai với các dự án FDI được thực hiện thí điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng và chuyển nhượng nhà ở gắn liền với đất có hạ tầng tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã thành công và là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị định 84 sau này.

Năm 2015, thành phố đã có những “đột phá” trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể, đã giảm 10 thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung 26 thủ tục, thay thế 5 thủ tục và bãi bỏ 144 thủ tục. Bên cạnh đó, thành phố đã cập nhật 241 thủ tục hành chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia để các doanh nghiệp và người dân tiện tiếp

cận, thực thi; triển khai thực hiện Dự án Quy định điện tử (E-regulations). Đồng thời, thành phố triển khai hệ thống một cửa điện tử trên điện thoại di động ứng dụng công nghệ 3G. Nhờ đó, không chỉ hơn 3.000 văn phòng đại diện từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thành phố đã có những đánh giá tích cực về quá trình cải cách thủ tục hành chính, mà thành phố còn tạo được niềm tin để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài khác đến thành phố trong thời gian tới.

Đặc biệt, thành phố tập trung huy động nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. Mạnh dạn triển khai các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO ở nhiều dự án quan trọng. Việc áp dụng thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất với công trình BT đã được Chính phủ cho thí điểm, cung cấp nhiều thực tiễn để Chính phủ xây dựng các nghị định về đầu tư theo hình thức trên. Cụ thể, dự án đường vành đai ngoài Tân Sơn Nhất - Bình Lợi do Tập đoàn GS E&C thực hiện là dự án BT đầu tiên của nước ngoài thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh đem lại hiệu quả cao.

Thành phố Hồ Chí Minh dự định sẽ tiếp tục xây dựng các gói ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt vào các lĩnh vực góp phần đào tạo lao động có chất lượng cao và các dự án có chuyển giao công nghệ nguồn; chú trọng vào những dự án có xây dựng các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D). Tuy nhiên, các gói hỗ trợ này không nhất thiết phải đặt nặng vấn đề ưu đãi thuế và tiền sử dụng đất như cách làm hiện nay mà cần thực hiện gián tiếp thông qua việc tư vấn, hỗ trợ pháp lý trong suốt hoạt động dự án, hỗ trợ cơ sở hạ tầng…

Bên cạnh đó, thành phố chỉ định một cơ quan xúc tiến đầu tư mới, hoạt động độc lập và tham mưu cho thành phố các chính sách thu hút đầu tư và tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài. Chú trọng nghiên cứu một cách tổng quát các xu hướng đầu tư quốc tế đối với những lĩnh vực thế mạnh của thành phố, đề từ đó xây dựng các chiến lược theo định hướng, đồng thời phải luôn dự báo được xu hướng đầu tư trên thế giới và khu vực. Thành phố đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính bằng việc áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để giảm thiểu thời gian giải quyết hồ sơ; thực hiện cơ chế “một cửa” tới tất cả các khâu của quá trình cấp phép cũng như kiểm tra sau cấp phép.

Thành phố Hồ Chí Minh đã có những con số ấn tượng trong thu hút vốn đầu tư năm 2016. Các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư cả trong và ngoài nước tiếp tục được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế của Thành phố, gắn với các chương trình xúc tiến của khu vực và quốc gia; nội dung các hoạt động đáp ứng được yêu cầu hội nhập của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giữ vững và tiến tới phát triển sản xuất bền vững.

Về đầu tư trong nước, từ đầu năm tới tháng 10 năm 2016 đã có 29.899 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 242.162 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng 15,9% về số lượng doanh nghiệp và tăng 46,1% về vốn đăng ký). Ngoài ra, có 44.495 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 169.968 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng 0,8% về số lượt doanh nghiệp và tăng 58,7% về vốn bổ sung). Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 412.130 tỷ đồng, tăng 45,9% so với cùng kỳ. Về đầu tư nước ngoài, có 668 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 44% so cùng kỳ với tổng vốn đầu tư đạt 798,7 triệu đô-la Mỹ. Có 145 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 477,3 triệu đô-la Mỹ.

Ngoài ra, thành phố cũng chấp thuận cho 1.469 trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp trong các doanh nghiệp thành phố với tổng vốn góp đăng ký khoảng 1,23 tỷ đô-la Mỹ (Bộ Kế hoạch đầu tư, 2016)

Như vậy, thành phố Hồ Chí Minh trước khi thực hiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã xác định đúng 9 nhóm ngành dịch vụ; 4 nhóm ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ và giá trị gia tăng cao. Đây là bước chuẩn bị thông minh để giúp các nhóm giải pháp bám sát định hướng của thành phố. Việc tăng cường các biện pháp tuyên truyền, chủ động đi tìm nhà đầu tư, nắm bắt và hiểu được xu hướng nhà đầu tư là cách làm hiệu quả hơn việc ngồi chờ nhà đầu tư đến. Các nhóm giải pháp được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Việc xây dựng các gói ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt vào các lĩnh vực góp phần đào tạo lao động có chất lượng cao và các dự án có chuyển giao công nghệ nguồn cũng như thu hút hợp tác đầu tư quốc tế với hệ thống cơ sở hạ tầng là nhóm giải pháp cần được nhân rộng ở các địa phương khác. Nó sẽ

tạo ra hiệu quả kép với thành phố, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ được cải thiện; một lần nữa lại tăng cường tính hiệu quả khi đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh. Việc tổ chức ra một cơ quan riêng biệt chuyên phụ trách thu hút đầu tư nước ngoài sẽ giúp thành phố quản lý tốt hơn và có những biện pháp khắc phục kịp thời khi tổ chức triển khai các mô hình thu hút vốn đầu tư không chỉ trong mà cả nguồn vốn lớn từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)