Các thành tựu và hạn chế của tỉnh Hải Dương trong việc cải thiện mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 67 - 71)

trường đầu tư trong thời gian qua

a. Các thành tựu

Trước hết, trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tỉnh đã thực hiện mô hình «một cửa», «một cửa liên thông» trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư như việc: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án trong và ngoài khu công nghiệp, giải quyết các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng, thuế,...

Tại bộ phận “một cửa”, tỉnh đã trang bị thiết bị điện tử hiện đại để công dân tra cứu trình tự giải quyết các thủ tục hành chính, công khai 95 thủ tục và nội dung hướng dẫn thực hiện các thủ tục được tiếp nhận ở bộ phận “một cửa”; tra cứu tiến độ phòng chuyên môn giải quyết từng thủ tục.

Tỉnh cũng đã thực hiện rút ngắn thời gian từ 30 ngày (trước năm 2007) xuống còn 5 ngày làm việc cho cả 3 thủ tục cấp đăng ký kinh doanh, con dấu và mã số thuế.

Về thủ tục hành chính không cần thiết, rườm rà, tỉnh Hải Dương đã thực hiện rà soát, cắt giảm một số lượng lớn các thủ tục này. Theo triển khai thực hiện Đề án 30 của Chính phủ, tỉnh đã rà soát, kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ 149 thủ tục trong lĩnh vực đăng kí kinh doanh, thẩm định dự án, đấu thầu; 27 thủ tục trong lĩnh vực liên quan đến đất đai, 33 thủ tục trong lĩnh vực thuế và 32 thủ tục trong lĩnh vực xây dựng,....

Việc rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính của tỉnh bước đầu đem lại kết quả tích cực. Thông qua việc đơn giản hoá loại bớt các thủ tục hành chính rườm rà,

không cần thiết, các nhà đầu tư đã giảm chi phí về thời gian trong quá trình thực hiện đầu tư. Ngoài ra, việc thẩm định và chấp thuận dự án, cấp giấy phép đầu tư đã được tỉnh Hải Dương giảm xuống không quá 5 ngày làm việc. Thủ tục thuê đất xây dựng giảm xuống còn không quá 10 ngày làm việc. Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật tỉnh giảm còn không quá 15 ngày làm việc. Thẩm định cấp giấy phép xây dựng giảm xuống chỉ không quá 10 ngày làm việc. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư có bước chuyển biến trên một số mặt.Tỉnh đã ban hành và thực hiện có kết quả một số chính sách thúc đẩy đầu tư, trong đó một số chính sách phát huy được tác dụng như: chính sách khuyến công, chính sách hỗ trợ giống, hỗ trợ đầu tư hạ tầng các vùng sản xuất tập trung trong nông nghiệp,... Thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ- TTG ngày 23/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 07/2016/QĐ- UBND ngày 29/4/2016 ban hành Quy định về tổ chức một cửa, liên thông tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, việc rà soát, thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ, hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo nguyên tắc tập trung được tỉnh thực hiện hiệu quả. Tỉnh thực hiện thanh kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá một lần/năm), thực hiện thanh tra liên ngành. Thời gian thành lập doanh nghiệp được rút ngắn,thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp xuống tối đa 02 ngày làn việc. Tỉnh cũng triển khai áp dụng sáng kiến 2 giờ làm việc, hết việc chứ không hết giờ, giảm 50 - 60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư theo quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh. Tỉnh rút ngắn thời gian Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan không quá 77 ngày (bao gồm cả thủ tục phê duyệt, thiết kế xây dựng công trình, kết nối cấp thoát nước, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng, đăng kí tài sản sau hoàn công…). Thời gian đăng kí quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống không quá 14 ngày. Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng điện tử đạt 99,8% ,số giờ thực hiện thủ tục hành chính của doanh nghiệp giảm xuống còn 117 giờ. Thực hiện thủ tục hành chính qua mạng với số doanh nghiệp đăng kí qua mạng điện tử là 185 doanh nghiệp. Tỉnh cũng hỗ trợ doanh nghiệp đăng kí công nghệ lên Sàn công nghệ thiết bị Hải Dương ; triển khai các hoạt động Giải thưởng

chất lượng Quốc gia năm 2016, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp. (Cục thống kê tỉnh Hải Dương, 2016)

Thứ hai, sau khi Chính phủ ban hành các văn bản liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh như Nghị quyết số 19/NQ - CP ngày 28/4/2016, Nghị quyết số 35/NQ-CP…tỉnh Hải Dương cũng đã ban hành một số văn bản triển khai như sau :

- UBND tỉnh ban hành các quyết định số 1632/QĐ - UBND ngày 21/6/2016 về Ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phú ; số 1889/QĐ - UBND ngày 11/7/2016 về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ - CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hải Dương cũng ban hành Đề án Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020. Tỉnh thành lập Tổ công tác PCI và Tổ chuyên viên giúp việc PCI.

- Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 4 chỉ thị : Chỉ thị 14/CT - UBND ngày 10/6/2016 về nhiệm vụ giải pháp phát triển doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2020 ; Chỉ thị số 15/CT - UBND ngày 21/6/2016 về công khai minh bạch thủ tục hành chính, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn ; Chỉ thị số 16/CT - UBND ngày 21/6/2016 về chấn chỉnh công tác thanh kiểm tra trên địa bàn tỉnh Hải Dương ; Chỉ thị số 27/CT - UBND ngày 23/12/2016 về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương. Các cơ quan ban ngành, UBND cấp huyện trở lên phối hợp thực hiện các Nghị quyết và Chỉ thị này.

Cho đến hết năm 2016, UBND tỉnh Hải Dương đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đối thoại, tổ chức đối thoại công khai 2 lần/1 năm định kì với cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nước ngoài nói riêng. 19/7/2016, tỉnh đã tổ chức đối thoại công khai Hội nghị gặp mặt, đối thoại và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2016 thành công. Tháng 2/2017, tỉnh đã tổ chức đoàn công tác gặp mặt và học tập kinh nghiệm của ba tỉnh xúc tiến đầu tư rất thành công là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Long An. Tháng 3/2017, tỉnh cùng với VCCI chi

nhánh Hải Phòng tổ chức Hội nghị doanh nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực duyên hải phía Bắc năm 2017 tại Hải Dương.

Tất cả các Sở, ngành đã thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của mình để phản ánh, hướng dẫn và giải đáp cho doanh nghiệp. Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh, hệ thống Đối thoại trực tuyến và chuyên mục Hỏi - đáp được triển khai.

Thứ ba, tỉnh đã cải thiện được hệ thống kết cấu hạ tầng. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu được mở rộng và nâng cấp, trong đó hạ tầng kỹ thuật một số lĩnh vực ở trình độ khá so với các tỉnh trong Vùng Đồng bằng Sông Hồng như: hạ tầng giao thông, viễn thông, khu công nghiệp.

Môi trường đầu tư của tỉnh từng bước được cải thiện. Điểm số PCI (bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện hàng năm) của tỉnh có xu hướng tăng dần, năng lực cạnh tranh được cải thiện.

Ngoài ra, tỉnh phối hợp với đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng và phát sóng thông tin giá cả thị trường, xây dựng danh bạ doanh nghiệp, phát hành đĩa DVD, Catalogue tuyên truyền, quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh của tỉnh. Các khóa học “Nghiệp vụ đấu thầu cơ bản” cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được tổ chức, tôn vinh các sản phẩm công nghệ tiêu biểu. Tỉnh cũng đang xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, ứng dụng thành công và chuyển giao phần ELIS trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính thành phố Hải Dương.

Chính nhờ sự cải cách tích cực trong môi trường đầu tư của tỉnh, việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Hải Dương đã có những thành công nhất định. Ba nhóm yếu tố mà tỉnh Hải Dương tập trung là: thủ tục hành chính, các văn bản thu hút đầu tư và cải thiện hệ thống giao thông hệ tầng. Các nhóm yếu tố này là các giải pháp cơ bản khi cải thiện môi trường đầu tư ở bát cứ tỉnh nào.

b. Hạn chế

Mô hình “một cửa liên thông” đã được triển khai nhưng chưa áp dụng cho tất cả các sở ban ngành, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã.

Quy hoạch và liên kết giữa các bộ ban ngành trong tỉnh chưa thống nhất: hệ thống giao thông đô thị, cấp thoát nước làm việc không đồng bộ, sở Kế hoạch và Đầu tư và sở Tài nguyên môi trường bị chồng chéo trong các hoạt động cấp sử dụng đất và các chi phí liên quan cho doanh nghiệp... Tỉnh vẫn chưa phân cấp rõ ràng cho hệ thống chính quyền cấp xã, huyện trong quy hoạch thu hút đầu tư

Việc cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng còn chưa hiệu quả, nguồn ngân sách dành cho cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Hệ thống cơ sở hạ tầng cũ cần nâng cấp, sửa chữa còn khá nhiều bên cạnh xây mới các cơ sở hạ tầng mới.

Trong thực tế, việc thực hiện các nhóm giải pháp này cần phải thực hiện đồng bộ thì mới có khả năng phát huy được hết thế mạnh của chúng. Một số giải pháp khi đưa vào thực tế áp dụng còn máy móc, thiếu tính linh hoạt; cán bộ công chức thực hiện các giải pháp còn chưa đúng; chưa có sự phân công phối hợp linh hoạt giữa các sở ban ngành liên quan dẫn đến các nhóm giải pháp chưa thực sự hiệu quả. Điều này gây khó khăn cho nhà đầu tư khi tiếp cận môi trường đầu tư của tỉnh. Ngoài ra, hệ thống thông tin của tỉnh chưa cập nhật thường xuyên, việc phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế. Các biện pháp của tỉnh vẫn đang hướng chủ yếu đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn.

Việc sử dụng quỹ đất dành cho các doanh nghiệp nước ngoài còn nhiều vướng mắc. Trong quá khứ, để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư, tỉnh đã nóng vội thu hút tất cả các loại hình doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công xuất khẩu như giày da, dệt may...Các doanh nghiệp này ít có sự chuyển giao công nghệ, cần kiểm soát về tình trạng ô nhiễm môi trường và khó nâng cao được trình độ người lao động, Do đó, phương hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới là tập trung vào các doanh nghiệp có sự chuyển giao công nghệ cao, có khả năng nâng cao trình độ lao động, kiểm soát được ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)