Đối với cơ sở hạ tầng, tỉnh nên có những chính sách tiếp tục đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, đảm bảo định hướng phát triển các đô thị theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch phát triển các thành phố, thị xã, thị trấn.
Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có thể huy động từ nhiều nguồn, đa dạng các hình thức đầu tư như BOT hay BT. Tỉnh tập trung đầu tư vào hệ thống giao thông đường bộ sẽ giúp khắc phục sự thiếu hụt trong giao thông đường không và đường biển tại địa phương. Với hệ thống giao thông đường thủy, tỉnh có thể mở rộng các cảng sông, cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn hơn.
3.3.1. Mạng lưới giao thông
Tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải trong việc đầu tư xây dựng các hệ thống giao thông mới như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long, Quốc lộ 37, đầu tư xây dựng trục đường Bắc - Nam, hệ thống đường vành đai I và II TP. Hải Dương.
Tỉnh cũng nên cải tạo, nâng cấp hệ thống đường tỉnh hiện có (bao gồm việc kéo dài một số tuyến đường tỉnh) đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng. Các cảng ICD tại xã Phương Hưng (Gia Lộc)., một số tuyến đường tỉnh đảm bảo kết nối giữa các vùng trong tỉnh như tuyến 390, 392, 389B, 398B, đường 186, đường tránh thị xã Chí Linh, trục Bắc - Nam (đoạn nối Quốc lộ 18 với Quốc lộ 5A, đoạn Gia Lộc - Cầu Hiệp) cần được tỉnh đầu tư xây dựng và phát triển để đảm bảo sự lưu thông thuận lợi dành cho các nhà đầu tư. Các nút giao cắt khác mức liên thông tại các nút giao quan trọng giữa cao tốc với các trục quốc lộ và đường tỉnh quan trọng như : giữa cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với các đường tỉnh; giữa cao tốc Nội Bài - Hạ Long với Quốc lộ 37, giữa 2 tuyến đường vành đai thành phố Hải Dương với trục quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng cần đầu tư nâng cấp. Một số bến cảng đường thuỷ
phục vụ phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp trọng điểm như: cảng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, cảng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Phúc Sơn, cảng Cống Câu, Tiên Kiều. Xây mới cảng nhà máy Nhiệt điện Hải Dương tại xã Phúc Thành (Kinh Môn) cần được ưu tiên tập trung phát triển.
3.3.2. Mạng lưới điện
Đối với mạng lưới điện ở tỉnh, đáp ứng nhu cầu gia tăng của phụ tải trên địa bàn tỉnh, nhất là nhu cầu sử dụng điện năng cho phát triển sản xuất, tỉnh cần đầu tư nâng cấp hệ thống điện cũ, xây mới hệ thống điện và các trạm điện. Các trạm 220KV Nhiệt điện Hải Dương, trạm Hải Dương 2; các trạm 110KV Cộng Hoà (Chí Linh), Tàu thuỷ (Kim Thành), Tân Trường (Cẩm Giàng), Bình Giang, Tứ Kỳ, Thanh Hà... cần được xât mới. Tỉnh cũng cần nâng công suất các trạm 110KV: Thép Hoà Phát, Đại An, Phúc Điền, Ngọc Sơn (Tứ Kỳ).
3.3.3. Mạng lưới bưu chính viễn thông
Tỉnh Hải Dương cũng đưa ra các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông và Internet như cải tạo nâng cấp hệ thống viễn thông tại trung tâm thành phố, thị xã và các huyện; nâng cấp các trạm bưu điện khu vực, đặc biệt là ở các khu, cụm công nghiệp và khu dân cư mới. Các chính sách không chỉ phát triển công nghệ thông tin - viễn thông cả về hạ tầng mà còn công nghiệp phần mềm và đào tạo nguồn nhân lực. Tỉnh cũng xây dựng và từng bước hình thành mô hình “Chính phủ điện tử“ trên địa bàn tỉnh.
3.3.4. Hệ thống cấp thoát nước
Tỉnh cũng nên tập trung tiếp tục triển khai dự án nâng cấp hệ thống thoát nước tại tỉnh như dự án ORET (giai đoạn 2) công suất 30.000 m3/ngày đêm; đầu tư cải tạo chuyển nguồn khai thác của Nhà máy nước Việt Hoà để nâng công suất từ 14.000m3/ngày đêm lên 20.000m3/ngày đêm; xây dựng nhà máy nước phía Nam thành phố Hải Dương để cung cấp cho các khu đô thị, đô thị dọc đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới. Bên cạnh đó, tỉnh cần lập quy hoạch hệ thống cấp nước trên phạm vi toàn tỉnh. Từ đó, tỉnh tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ mạng lưới đường ống cấp nước phục vụ các khu vực tập trung các cơ sở sản xuất trọng điểm của tỉnh, nhất là mạng đường ống cấp III (hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các
đường ống chính). Tỉnh cần triển khai xây dựng mạng ống cấp cho khu vực quy hoạch các khu, cụm công nghiệp: Lương Điền - Ngọc Liên (Cẩm Giàng), khu vực Gia Tân (Gia Lộc), khu vực Tứ Cường, Cao Thắng (huyện Thanh Miện), Cụm công nghiệp phía Nam thành phố Hải Dương, khu vực Cộng Hoà (Chí Linh). Hệ thống dự án xử lý nước thải thành phố Hải Dương cần hoàn thành. Tỉnh cũng tiếp tục đầu tư nâng cấp các công trình thuỷ lợi, đảm bảo tiêu thoát nước chủ động cho sản xuất và đời sông dân sinh.
3.3.5. Hệ thống xử lý chất thải
Tỉnh cũng nên tục xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý nước thải, chất thải trong các khu, cụm công nghiệp với 100% các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Trước mắt, tỉnh cần sớm triển khai xây dựng hệ thống xử lý chất thải trong khu công nghiệp Đại An mở rộng, khu công nghiệp Lai Cách. Tỉnh Hải Dương cũng đã và sẽ tiếp tục quy hoạch, xây dựng các bãi chứa rác, xử lý rác tại các xã, phường, thị trấn; xây dựng hệ thống nước và rác thải hoàn thiện.
3.3.6. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp
Tỉnh cũng xây dựng sớm có phương án xử lý đối với những khu công nghiệp đã thành lập nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng theo tiến độ cam kết. Hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp là việc làm cần thiết: Cộng Hoà (Chí Linh), Phú Thái (Kim Thành), Cẩm Điền - Lương Điền (Cẩm Giàng), Lai Cách, khu công nghiệp Tân Trường mở rộng. Trong các khu công nghiệp, các ban quản lý cần phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông, điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào các khu, cụm công nghiệp, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các ban quản lý lập và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã và hoàn thiện xây dựng quy chế quản lý các cụm công nghiệp, trong đó có cơ chế thu hút đầu tư vào hạ tầng các cụm công nghiệp.