Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 29 - 30)

nước ngoài tại một số tỉnh thành trong cả nước

Từ năm 1988 (Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực) đến ngày 31-10-2014, tổng vốn đăng ký FDI đạt 230 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 130 tỷ USD, chiếm 56,5% vốn đăng ký (trong đó có khoảng 20% vốn của Việt Nam).

Năm 2016 số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí là 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay. Cả nước có 2.556 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký

là 15,18 tỷ USD, tăng 27% về số dự án và bằng 97,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Có 1.225 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,76 tỷ USD, tăng 50,5% về số dự án và bằng 80,3% về vốn tăng thêm so với cùng kỳ (Cục Đầu tư nước ngoài, 2016).

Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, tiếp sau là kinh doanh bất động sản, khoa học công nghệ... là các lĩnh vực thu hút FDI nổi bật trong thời gian qua. Trong năm 2016, không kể dầu khí ngoài khơi các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 836 dự án cấp mới, 222 lượt dự án điều chỉnh vốn và 1.935 dự án, tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần, tổng số vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm là 3,42 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư.

Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 2,98 tỷ USD, chiếm 12,26%. Tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai với tổng số vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần lần lượt là 2,79 tỷ USD, 2,36 tỷ USD và 2,23 tỷ USD (Cục đầu tư nước ngoài, 2016).

Mặt khác, số tỉnh không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài tăng so dần. Theo thời gian, số tỉnh "trắng" FDI là các tỉnh thành như Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Phú Yên, Cà Mau, Đắc Nông, Bạc Liêu, Hậu Giang, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Hòa Bình, Gia Lai. Ngoài ra, số tỉnh có từ 1 - 2 dự án FDI trong cả năm cũng khá nhiều như: Lào Cai 1 dự án, Bình Thuận 1 dự án, An Giang, Yên Bái, Quảng Trị, Kon Tum, Đắc Lắc... Trong đó số dự án này chỉ từ 1 - 5 triệu USD (22,7 đến hơn 100 tỷ đồng) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng như Lào Cai, Yên Bái hay Đắk Lắk để khai thác quặng Apatit, quặng sắt.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh thu hút được vốn đầu tư lớn và hạn chế của các tỉnh không thu hút được vốn đầu tư sẽ giúp cho tỉnh Hải Dương hoàn thiện được môi trường đầu tư của địa phương mình và tìm ra điểm riêng để có thể cạnh tranh với các tỉnh khác trong quá trình thu hút vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)