Bối cảnh và định hướng phát triển môi trường đầu tư của tỉnh Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 39 - 42)

Dương cho đến năm 2030

Trên thế giới, xu hướng toàn cầu hóa và thương mại tự do diễn ra ngày càng mạnh mẽ thúc đẩy sự hợp tác phát triển toàn diện. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu , các nền kinh tế thế giới có xu hướng gắn kết nhau cùng phát triển, theo đó duy trì đối thoại mở được cho là có hiệu quả với tất cả các quốc gia, các nền kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi và phát triển bền vững. Nằm trong khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm của nền kinh tế thế giới, Việt Nam không thể không chịu tác động của những xu hướng phát triển kinh tế quốc tế: hội nhập và cạnh tranh. Việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư vào các tỉnh trọng điểm được chú trọng cùng với khả năng cạnh tranh và hoàn thiện giữa các tỉnh, các khu vực ngày càng mạnh mẽ.

Qua những cơ sở lý luận cơ bản về môi trường đầu tư và đầu tư nước ngoài như đã phân tích, cùng với bối cảnh tình hình phát triển trên thế giới và của Việt Nam, thông qua những bài học kinh nghiệm quý báu đến từ các tỉnh có tính cạnh tranh cao trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Hải Dương đã đưa ra các định hướng cơ bản để phát triển.

Tỉnh Hải Dương cần có những định hướng cụ thể trong giai đoạn tiếp theo để thực hiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trước hết, đó là việc tỉnh cần tiếp tục thực hiện quyết liệt những nhiệm vụ và các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo; phải tập trung vào những chỉ số thành phần giảm điểm, điểm số thấp; những chỉ tiêu còn yếu kém, suy giảm cũng như phân công rõ cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm về từng nhiệm vụ trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư. Đây là một quá trình lâu dài cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành liên quan.

Thứ hai, tỉnh cần nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, theo hướng khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch như: ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các

nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra, tỉnh nên tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông tin; dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. Về vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng, tỉnh cần thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này; thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất; ưu tiên phát triển các dự án có sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là định hướng dựa trên bài học kinh nghiệm đã rất thành công và hiệu quả từ thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tỉnh nên hạn chế các dự án đầu tư tiêu tốn năng lượng, khai thác khoáng sản không chế biến sâu. Tỉnh Hải Dương cần kiên quyết không cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Theo từng ngành đầu tư cụ thể, tác giả đề xuất tỉnh Hải Dương có những định hướng chi tiết phù hợp. Ở ngành công nghiệp, tỉnh nên chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; gắn thu hút đầu tư nước ngoài với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra, tỉnh cũng nên khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên liệu, phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước.

Để cải thiện cơ sở hạ tầng trong khu vực, tỉnh nên khuyến khích đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm PPP, BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, mạng lưới viễn thông, cấp nước, thoát nước và xử lý rác thải... Hệ thống cơ sở hạ tầng dành cho lĩnh vực khác như nông, lâm, ngư nghiệp cũng cần xây dựng các nhóm giải pháp tăng cường thu hút để tạo thuận lợi cho sự phát triển của các ngành này.

Đối với các ngành dịch vụ, tỉnh cần xây dựng cũng như khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục, đào tạo, tài chính,... góp phần đẩy

mạnh công tác xã hội hóa các lĩnh vực theo chủ trương của Chính phủ. Hơn nữa, việc khuyến khích các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nhằm phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới trên địa bàn tỉnh sẽ đem lại hiệu quả lớn. Việc khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch sẽ giúp tỉnh Hải Dương nâng giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh.

Trong thời gian tới, dự báo vốn đầu tư nước ngoài sẽ vẫn tập trung vào những địa bàn có điều kiện thuận lợi về điều kiện địa lý, tự nhiên, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước đồng bộ, thuận lợi. Để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các địa phương, bên cạnh những ưu đãi đầu tư nước ngoài đối với vùng khó khăn, tỉnh cũng cần tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn nhà nước, ODA và các thành phần kinh tế bằng các hình thức phù hợp.Với việc tranh thủ sự ủng hộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Hải Dương nên tổ chức thường xuyên hơn nữa các hội nghị xúc tiến đầu tư lớn tại các quốc gia phát triển như: Châu Âu, các nước Trung Đông, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Trong các năm tiếp theo, tỉnh phấn đấu cải thiện điểm các chỉ số thành phần, nâng dần vị trí xếp hạng PCI của tỉnh, cố gắng xếp trong nhóm 20 tỉnh có PCI cao nhất cả nước, nằm trong nhóm những địa phương thuộc nửa đầu nhóm có chất lượng điều hành “Khá”.

Như vậy, chương I đã đưa ra cái nhìn tổng quan về môi trường đầu tư, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như mối quan hệ giữa chúng. Các bài học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở các tỉnh lớn cũng sẽ giúp ích nhiều cho tỉnh Hải Dương trong việc đưa ra những phương hướng cải thiện môi trường đầu tư cho tỉnh.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HẢI DƯƠNG

2.1. Các yếu tố của môi trường đầu tư với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)