2.3. Tác động của quá trình cải thiện môi trường đầu tư đến đầu tư trực tiếp
2.3.1. Tác động của môi trường đầu tư tới quy mô vốn đầu tư nước ngoài
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp phép trên địa bàn đều có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên còn chậm so với sự biến động tăng của vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới. Tỷ lệ vốn thực hiện luỹ kế/ vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài giảm từ 63,9% xuống còn 36,5%. Nguyên nhân do trong năm 2011, tỉnh Hải Dương thu hút được 01 dự án Nhiệt điện của Malaysia với số vốn đăng ký lớn 2,26 tỷ USD.
Tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2010 của các doanh nghiệp FDI đạt 315,4 triệu USD, lũy kế đạt 1.660,3 triệu USD, chiếm 63,9% tổng vốn đăng ký. Tiến độ triển khai vốn đầu tư năm 2011 khá nhanh so với năm 2010 khi tăng lên 375,2 triệu USD (tăng 19% so với năm 2010). Tổng số vốn đầu tư lũy kế đạt 2.035,5 triệu USD, chiếm 36,5% tổng vốn đăng ký.
Năm 2012 có tốc độ tăng trưởng về vốn triển khai cao nhất trong giai đoạn từ 2010 - 2016, cụ thể là số vốn triển khai đạt 464,8 triệu USD, tăng 24% so với năm
2011. Tổng số vốn đầu tư lũy kế đạt 2.500,3 triệu USD, chiếm 44,1% tổng vốn đăng ký. Nhiều dự án được cấp phép từ năm trước vẫn tiếp tục triển khai, một số dự án có tốc độ triển khai nhanh chóng với số vốn thực hiện cao như: Công ty TNHH Kiến Hoa Đất Việt, Công ty TNHH Hitachi Cable, Chi nhánh công ty thức ăn chăn nuôi CP... Mặt khác một số dự án lớn như Nhiệt điện Hải Dương, Dệt facific chậm triển khai so với tiến độ.
Trong năm 2013 số lượng vốn triển khai đạt 317,5 triệu USD, giảm 32% so với năm 2012, nguyên nhân chính là do sự suy thoái kinh tế thế giới đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Tổng số vốn đầu tư lũy kế đạt 2.817,8 triệu USD, chiếm 48,3% tổng vốn đăng ký. Các doanh nghiệp đã được cấp phép từ những năm trước, đặc biệt là các dự án trong khu công nghiệp đã giải ngân gần hết vốn đầu tư đăng ký và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Đối với các dự đăng ký mới và dự án tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng đảm bảo tiến độ triển khai. Tuy nhiên một số dự án lớn như Nhiệt điện, May Tinh Lợi, Dệt Facific do khó khăn vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng nên tốc độ triển khai khá chậm.
Năm 2014 và 2015 vẫn tiếp tục đà suy giảm số lượng vốn triển khai, cụ thể: năm 2014 giảm 17% so với năm 2013, năm 2015 giảm 2% so với năm 2014. Tỷ lệ vốn đầu tư lũy kế/ vốn đăng ký không có sự biến động mạnh, cụ thể năm 2014 đạt 48,2%, năm 2015 đạt 49,2%. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2014 và 2015 đạt kết quả tích cực song việc giải ngân còn hạn chế, chưa tương xứng với tổng vốn đăng ký của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn. Mặc dù các dự án được cấp trong năm và các dự án được cấp năm trước đều tiến hành triển khai nhanh chóng, có dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên một số dự án lớn triển khai vẫn triển khai chậm so với tiến độ như: Công ty TNHH Cao Long, Công ty TNHH Libra...
Trong năm 2016 tốc độ tăng trưởng về vốn triển khai đã tăng trưởng trở lại, cụ thể là số vốn triển khai đạt 287,3 triệu USD, tăng 10% so với năm 2015. Tổng số vốn đầu tư lũy kế đạt 3.629,6 triệu USD, chiếm 47,2% tổng vốn đăng ký. Tốc độ triển khai các dự án đã được cải thiện so với các năm trước do việc giải ngân đảm bảo đúng tiến độ. Bảng 2.5 tổng hợp lại tiến độ triển khai dự án qua các năm.
Bảng 2.5: Tiến độ triển khai dự án đầu tư giai đoạn 2010 - 2016 tại tỉnh Hải Dương
Đơn vị: triệu USD
TT Năm Vốn thực hiện Vốn thực hiện lũy kế Vốn đăng ký Tỷ lệ vốn thực hiện lũy kế/ vốn đăng ký (%) 1 2010 315,4 1.660,3 2.599,6 63,9 2 2011 375,2 2.035,5 5.574,4 36,5 3 2012 464,8 2.500,3 5.665,1 44,1 4 2013 317,5 2.817,8 5.831,5 48,3 5 2014 264,4 3.082,2 6.392,9 48,2 6 2015 260,1 3.342,3 6.787,2 49,2 7 2016 287,3 3.629,6 7.682,1 47,2 Tổng 2.284,7 19.068,0 40.532,8 47,0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê Tỉnh Hải Dương qua các năm
Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động ổn định, các chỉ tiêu doanh thu, xuất khẩu, ngân sách... đều cao hơn so với năm trước. Một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả như: công ty TNHH Ford VN, công ty xi măng Phúc Sơn, công ty TNHH Sumidenso, công ty TNHH Haivina, công ty may Tinh Lợi, công ty TNHH Brother, công ty TNHH UMC, công ty TNHH Uniden... Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hàng năm luôn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số thu ngân sách trên địa bàn, tuy nhiên đóng góp chủ yếu vẫn tập trung vào 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH Ford VN, Công ty xi măng Phúc Sơn.
Tiến độ triển khai các dự án tăng lên mạnh qua các năm do sự cải tiến tích cực môi trường đầu tư tỉnh Hải Dương, đặc biệt là chỉ số gia nhập thị trường và thiết chế pháp lý:
Thứ nhất, các văn bản đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã hoàn thiện. Tỉnh Hải Dương cũng đưa ra các văn bản pháp lý và các quyết định hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời khi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất và
Thứ hai, các chi phí và thủ tục đăng kí doanh nghiệp, chi phí về điện, nước