Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 26 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạyhọc môn Hóa học ở một số trường THPT

1.4.3. Kết quả điều tra

1.4.3.1. Kết quả điều tra thực trạng việc Hóa học với thí nghiệm ở trường THPT của HS

a. Thái đô, hứng thú của HS đối với môn Hóa học

Biểu đồ ở hình 1.1 cho ta thấy thái độ của HS đối với môn Hóa đang còn chưa tích cực. Hầu hết (39%) HS được khảo sát cảm thấy bình thường với môn Hóa học. Có 24% số HS được khảo sát cảm thấy yêu thích môn Hóa học và có 11% số HS được khảo sát cảm thấy rất yêu thích môn học này. Tuy nhiên, vẫn có 16% HS cảm thấy không thích

11%

24%

39% 16%

10%

THÁI ĐỘ CỦA HS ĐỐI VỚI MÔN HÓA HỌC (% TỔNG SỐ LƯỢNG HS)

Rất yêu thích Yêu thích Bình thường Không thích Rất không thích

môn Hóa học, và số HS cảm thấy rất không thích môn Hóa học khoảng 10%. Như vậy số lượng HS thích môn Hóa học (35%) chỉ cao hơn một chút cho với số lượng HS không thích (26%) môn học này. Điều này chứng tỏ môn Hóa học hiện nay đang còn khá nhàm chán, chưa kích thích được sự hứng thú, say mê và sự yêu thích của HS.

Về nội dung chương trình môn Hóa học hiện hành, đối với các em HS thì chương trình học hiện nay có “nội dung còn nặng nề về lý thuyết, ít thực hành và ứng dụng” (74% số HS) và 26% số HS cảm thấy “nội dung hấp dẫn, thu hút và có nhiều ứng dụng

ý nghĩa”. Như vậy, việc nội dung chương trình môn Hóa học còn nặng về lý thuyết là lí

do chính khiến số lượng HS ghét môn Hóa học gần ngang bằng với số lượng HS yêu thích môn học này.

b. Việc học với các thí nghiệm hóa học của HS ở trường THPT

5% 16%

60% 6%

12%

MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN HỌC VỚI CÁC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC (% SỐ LƯỢNG HS)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm Khi Chỉ trong thao giảng Chưa bao giờ

Qua biểu đồ ở hình 1.2 và 1.3 ta có thể thấy, HS rất ít khi được thực hiện thí nghiệm hóa học và tiết học được học thí nghiệm nhiều nhất là tiết học thực hành. Chỉ có 27% HS được học thí nghiệm trong tiết học bài mới, không có HS nào được thực hiện thí nghiệm trong các tiết ôn tập kiến thức.

Biểu đồ ở hình 1.4 cho thấy hiện nay HS hầu hết được tiếp cận các thí nghiệm hóa học thông qua quan sát các đoạn video thí nghiệm (36%). Nhiều HS được quan sát GV làm thí nghiệm biểu diễn, trong đó mục đích của thí nghiệm để minh họa kiến thức đã học chiếm 25% còn mục đích của thí nghiệm để lấy kiến thức mới chỉ chiếm 13%. Số ít HS được trực tiếp thực hiện các thí nghiệm hóa học trong việc minh họa kiến thức đã

27% 0% 61% 12% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Bài mới Ôn tập Thực hành Ngoại khóa

TIẾT HỌC HS THƯỜNG ĐƯỢC HỌC VỚI THÍ NGHIỆM (% SỐ LƯỢNG HS)

Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện tiết học HS thường được học với thí nghiệm

36% 25% 13% 15% 11% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Chiếu phim GV làm thí nghiệm minh họa kiến thức

đã học

GV minh họa lấy

kiến thức mới HS tự tay làm minh họa kiến thức đã học

HS tự tay làm khám phá mới

CÁC PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN VỚI THÍ NGHIỆM HÓA HỌC CỦA HS (% SỐ LƯỢNG HS)

học hoặc khám phá kiến thức mới (tổng cộng 26%). Như vậy, qua các biểu đồ trên ta có thể thấy việc tiếp cận thí nghiệm hóa học của HS hiện nay vẫn còn đang rất hạn chế. c. Hiệu quả của thí nghiệm hóa học trong quá trình học tập của HS

Bảng 1.2. Ý kiến của HS về lợi ích của thí nghiệm hóa học

Nhận định Mức độ Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 Thí nghiệm giúp em có hứng thú

học tập hơn với môn Hóa học. 7 4 40 66 47 3,866 1,000 Thí nghiệm giúp em rèn luyện

các kĩ năng thực hành. 6 9 32 76 41 3,835 0,986 Thí nghiệm giúp em tiếp thu

kiến thức chính xác hơn. 4 13 45 58 44 3,762 1,014 Thí nghiệm giúp em hiểu bài

nhanh và nhớ lâu kiến thức hơn. 4 8 35 56 61 3,988 1,003 Thí nghiệm giúp em phát triển tư

duy và năng lực. 6 19 34 58 47 3,738 1,107

Thí nghiệm giúp em vận dụng

kiến thức vào thực tế. 4 8 35 56 61 3,988 1,003 Thí nghiệm giúp em có niềm tin

vào khoa học hơn. 6 11 48 55 44 3,732 1,046

Qua bảng 1.2 thấy giá trị trung bình dữ liệu thu được ở các nhận định là từ 3,732 đến 3,988. Trong đó, một số nhận định có giá trị trung bình cao như “thí nghiệm hóa

học giúp giúp em hiểu bài nhanh và nhớ lâu kiến thức hơn” (3,988), “thí nghiệm nghiệm giúp em vận dụng kiến thức vào thực tế” (3,988), “thí nghiệm giúp em có hứng thú học tập hơn với môn Hóa học” (3,866). Mặt khác, độ phân tán số liệu ứng với mỗi nhận

định là tương đối thấp (giá trị độ lệch chuẩn từ 0,986 đến 1,107). Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng HS đã nhận thức được tầm quan trọng của thí nghiệm trong quá trình học tập môn Hóa học.

Bảng 1. 3. Mong muốn của HS trong tiết học hóa học

Mong muốn của HS

Mức độ Trung

bình

Độ lệch chuẩn

1 2 3 4 5

Được học nhiều lý thuyết về Hóa

học hơn. 66 40 46 5 7 2,067 1,092

Được làm nhiều bài tập Hóa học

hơn. 46 32 51 24 11 2,524 1,231

Được quan sát nhiều thí nghiệm

Hóa học hơn. 20 2 22 61 59 3,835 1,274

Được tự tay tiến hành nhiều thí

nghiệm Hóa học hơn. 2 6 26 63 67 4,140 0,899

Được vận dụng kiến thức vào

thực tiễn nhiều hơn. 2 8 41 60 53 3,939 0,938 Có nhiều điều thú vị, hấp dẫn

hơn trong tiết học. 2 1 28 58 75 4,238 0,843

Bảng 1.3 cho thấy giá trị trung bình dữ liệu thu được ở các mong muốn là từ 2,067 đến 4,238. Trong đó, một số mong muốn có giá trị trung bình cao như “có nhiều điều

thú vị, hấp dẫn trong tiết học” (4,238), “được tự tay tiến hành nhiều thí nghiệm hóa học hơn” (4,140) và “được vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhiều hơn” (3,939). Bên cạnh

đó, một số mong muốn có giá trị trung bình khá thấp như “được làm nhiều bài tập hóa

học hơn” (2,524) và “được học nhiều lý thuyết hóa học hơn” (2,524). Mặt khác, độ

phân tán số liệu ứng với mỗi mong muốn là tương đối thấp (giá trị độ lệch chuẩn tính được từ 0,843 đến 1,274). Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng HS mong muốn được học nhiều điều thú vị hấp dẫn, làm thí nghiệm nhiều hơn, được học những kiến thức có tính ứng dụng trong cuộc sống nhiều hơn trong tiết học và HS hầu như không mong muốn học thêm nhiều lý thuyết hoặc làm bài tập hóa học nhiều hơn trong tiết học. e. Thái độ của HS với các thí nghiệm gắn kết cuộc sống

Để khảo sát thái độ HS với các thí nghiệm gắn kết cuộc sống, trước tiên là khảo sát mức độ thường xuyên học với các với các thí nghiệm này của HS.

Biểu đồ ở hình 1.5 cho thấy rất ít HS được thường xuyên tiếp cận với thí nghiệm gắn kết cuộc sống (chiếm 3%), hầu hết chỉ được tiếp cận qua những tiết thao giảng (chiếm 27%) hoặc rất hiếm khi được tiếp cận và số HS chưa bao giờ được học thí nghiệm hóa học chiếm tới 43%, gần một nửa số lượng HS tham gia khảo sát. Như vậy, thí nghiệm gắn kết cuộc sống vẫn còn lạ lẫm, chưa quen thuộc với một số HS.

Dù việc tiếp cận thí nghiệm hóa học của HS hiện nay vẫn còn đang rất hạn chế và có nhiều HS không yêu thích, chán ghét với môn học này, nhưng dựa vào biểu đồ ở hình 1.6 lại thấy có tận 26% số HS rất yêu thích các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống và

Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên với các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống của HS 3% 6% 21% 27% 43%

MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN HỌC VỚI CÁC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC GẮN KẾT CUỘC SỐNG

(% SỐ LƯỢNG HS)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm Khi

Chỉ trong thao giảng Chưa bao giờ

26%

45% 20%

2% 7%

SỰ QUAN TÂM CỦA HS ĐẾN CÁC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC (% SỐ LƯỢNG HS) Rất yêu thích Yêu thích Bình thường Không thích Rất không thích

Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của HS đến các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống

gần một nửa số HS (chiếm 45%) rất yêu thích các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống. Có rất ít số HS không thích hoặc rất không thích thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống (tổng cộng 9% số HS). Qua đó, ta có thể thấy HS rất thích học với thí nghiệm và mong muốn học những điều gắn gũi với cuộc sống hàng ngày thay vì những tiết học lý thuyết suông khô khan, nhàm chán.

1.4.3.2. Kết quả điều tra thực trạng việc Hóa học với thí nghiệm ở trường THPT của GV

Sau khi thu về 20 phiếu khảo sát GV đang trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở các trường tôi rút ra kết luận:

a. Mức độ thường xuyên sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học của GV

Biểu đồ ở hình 1.7 cho thấy các GV đều có sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học. Đa số GV hiếm khi sử dụng thí nghiệm dạy học (chiếm 45%), không có GV nào luôn luôn sử dụng thí nghiệm trong bài dạy của mình hoặc chưa bao giờ sử dụng thí nghiệm khi dạy học. Đặc biệt có khoảng 35% số lượng GV thường xuyên sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học.

b. Những khó khăn khi sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học của GV

Nhóm em tiếp tục khảo sát ý kiến của các GV về những khó khăn khiến GV hạn chế sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học.

35%

20% 45%

0% 0%

MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CỦA GV (% SỐ LƯỢNG GV)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm Khi Luôn luôn Chưa bao giờ

Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học của GV 35% 20% 45% 0% 0%

MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CỦA GV (% SỐ LƯỢNG GV)

Biểu đồ ở hình 1.8 cho thấy có nhiều khó khăn dẫn tới GV không sử dụng thí nghiệm hóa học thường xuyên. Ở các trường được khảo sát đều có phòng thí nghiệm và nhân viên phụ trách nên đây không phải là lí do dẫn tới việc GV không sử dụng thí nghiệm thường xuyên trong dạy học hóa học. Đa số GV cảm thấy tiến hành thí nghiệm tốn thời gian (chiếm 40%), hóa chất bị hỏng dẫn đến tình trạng làm thí nghiệm không thành công (chiếm 60%) và GV ngại tiếp xúc với hóa chất nhất là các hóa chất độc hại (chiếm 50%) dẫn tới GV hiếm khi sử dụng thí nghiệm.

0% 0% 45% 60% 40% 50% 0% 35% 35% 45% 10% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (% SỐ GIÁO VIÊN)

Trường không có phòng thí nghiệm.

Phòng thí nghiệm không có nhân viên phụ trách. Thiếu dụng cụ và hóa chất.

Hóa chất bị hỏng dẫn đến tình trạng làm thí nghiệm không thành công. Tốn nhiều thời gian chuẩn bị và thực hiện.

Giáo viên ngại tiếp xúc với hóa chất nhất là các hóa chất độc hại. Kĩ năng làm thí nghiệm của giáo viên còn chưa tốt.

Di chuyển dụng cụ và hóa chất nguy hiểm. Nội dung kiểm tra ít liên quan đến thí nghiệm.

Một số thí nghiệm khó thực hiện, hiện tượng không rõ ràng. Không có chế độ khuyến khích, đãi ngộ giáo viên hợp lý.

Hình 1.6. Biểu đồ thể hiện những khó khăn khi sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học của GV

Biểu đồ ở hình 1.9 cho thấy đa số GV hiếm khi sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học (chiếm 50%), không có GV nào luôn luôn sử dụng loại thí nghiệm này trong bài dạy của mình. Đặc biệt là có 5% số GV thường xuyên sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong các tiết dạy của mình. Tuy nhiên, có đến 30% số GV không bao giờ sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong bài dạy của mình, nguyên nhân có thể là khái niệm thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống vẫn còn khá mới lạ với nhiều GV. c. Sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hóa học

Hình 1.7. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học hóa học của GV

5%

15%

50% 0%

30%

MỨC ĐỘ THU THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM GẮN KẾT CUỘC SỐNG TRONG DẠY HỌC

HÓA HỌC CỦA GIÁO VIÊN (% SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm Khi Luôn luôn Chưa bao giờ

70% 85% 50% 95% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Cung cấp kiến thức mới Thực hành thí nghiệm hóa học

Luyện tập, ôn tập Hoạt động ngoài giờ lên lớp

CÁCH SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC GẮN KẾT CUỘC SỐNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

(% SỐ LƯỢNG GV)

Hình 1.8. Biểu đồ thể hiện cách sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong khi dạy học hóa học

Biểu đồ ở hình 1.10 cho thấy đa số các GV cho rằng thí nghiệm gắn kết cuộc sống sẽ thu hút HS hơn so với thí nghiệm hóa học truyền thống. Đặc biệt không có GV nào cho rằng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống không thu hút hơn so với thí nghiệm hóa học truyền thống.

Biểu đồ ở hình 1.11 cho thấy đa số GV muốn sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong hoạt động ngoài giờ lên lớp (95% số GV). Có 70% số GV muốn sử dụng loại thí nghiệm này để cung cấp kiến thức mới, nhưng chỉ có 50% số GV muốn sử dụng loại thí nghiệm này vào tiết luyện tập, ôn tập. Như vậy, nhìn chung thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống phù hợp để sử dụng trong tất cả các loại tiết học, phạm vi sử dụng lớn.

Bảng 1. 4. Đánh giá của GV về hiệu quả của thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học hóa học Hiệu quả Mức độ Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5

Giúp HS hiểu bài, khắc sâu kiến

thức. 0 1 5 10 4 3,850 0,813 Rèn cho HS kĩ năng thực hành thí nghiệm. 0 0 0 13 7 4,350 0,489 85% 15% 0% MỨC ĐỘ THU HÚT CỦA THÍ NGHIỆM HÓA HỌC GẮN

KẾT CUỘC SỐNG SO VỚI THÍ NGHIỆM HÓA HỌC TRUYỀN THỐNG (% SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN)

Thu hút hơn Như nhau

Không thu hút hơn

Hình 1.9. Biểu đồ thể hiện sự thu hút của thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống so với thí nghiệm hóa học truyền thống

Tạo không khí lớp học sôi động 0 0 8 10 2 3,700 0,657 Nâng cao hứng thú học tập bộ

môn cho HS. 0 0 0 11 9 4,450 0,510

Giúp HS tin tưởng vào khoa

học. 0 2 6 9 3 3,650 0,875

Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề; nâng cao tính tích cực học tập cho HS.

0 0 0 8 12 4,600 0,503

Tăng khả năng vận dụng kiến

thức đã học vào thực tế 0 0 3 8 9 4,300 0,733 Bảng 1.4 cho thấy giá trị trung bình dữ liệu thu được ở các đánh giá là từ 3,650 đến 4,600. Trong đó, một số đánh giá có giá trị trung bình cao như “nâng cao hứng thú

học tập bộ môn cho HS” (4,450), “tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực

tế” (4,300), “phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề; nâng cao tính tích cực học tập cho HS” (4,600). Bên cạnh đó, hai đánh giá có giá trị trung bình thấp là “giúp HS tin tưởng vào khoa học” (3,650) và “tạo không khi lớp sôi động” (3,700). Mặt khác, độ phân tán số liệu ứng với mỗi đánh giá là tương đối thấp (giá trị độ lệch chuẩn tính được từ 0,489 đến 0,875). Từ đó, tôi thấy rằng các GV đánh giá thí nghiệm gắn kết cuộc sống giúp HS hứng thú hơn vào môn học, tăng khả năng vận dụng kiến thức thực tế, tạo điều kiện cho HS tăng khả năng tiếp thu kiến thức.

d. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học ở trường THPT

Tôi cũng đã đã khảo sát ý kiến GV về cách sử dụng thí nghiệm hóa học trong khi

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)