CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4.4. Thí nghiệm mô phỏng ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm mô phòng hiện tượng Mục đích của thí nghiệm:
- HS trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với tốc độ phản ứng. Dụng cụ, hóa chất: Dụng cụ Hóa chất - Cốc thủy tinh: 2 - Vỏ trứng vụn - Giấm ăn - Nước lạnh - Nước nóng Cách tiến hành thí nghiệm:
- Cốc 2: Cho 20 ml nước nóng vào cốc, sau đó thêm 30 ml giấm. - Cho vỏ trứng vào 2 cốc trên cùng lúc.
Tiến hành và quan sát hiện tượng ở 2 cốc TN. Cốc nào xuất hiện bọt khí nhiều hơn?
Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: - Cẩn thận khi sử dụng nước nóng. Hiện tượng xảy ra:
- Hai cốc xuất hiện bọt khí không màu li ti. Cốc 2 xuất hiện nhiều bọt khí hơn cốc 1.
Giải thích hiện tượng:
- Bọt khí không màu chính là khí CO2 sinh ra trong phản ứng. Trong vỏ trứng có chứa thành phần hóa học CaCO3 và giấm có chưa thành phần CH3COOH. Khi hai chất này tác dụng với nhau sinh ra khí CO2, theo phản ứng :
CaCO3 + CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O
- Khi tăng nhiệt độ phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng. Vì vậy cốc 2 phản ứng xảy ra nhanh hơn, xuất hiện nhiều bọt khí hơn cốc 1.
Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm:
- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Hóa học 10, Chương 7: Bài 39: Tốc độ phản ứng.
- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Chủ đề: Tốc độ phản ứng hóa học; Nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Hình 2. 6. Vỏ trứng ở trong cốc nước lạnh và cốc nước nóng cốc nước nóng
- Cách sử dụng: Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng.
+ Phương pháp tổ chức cho học sinh nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
+ Phương pháp đối chứng: Giáo viên giới thiệu cho học sinh ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.