Phân tích nội dung chương trình Phần Hóa học Vô cơ ở trường THPT

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Phân tích nội dung chương trình Phần Hóa học Vô cơ ở trường THPT

Đề tài chỉ tập trung phân tích về cấu trúc, nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng của các phần có thiết kế các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống, bao gồm các chương và nội dung kiến thức, kĩ năng thuộc chương trình Hóa học phần Vô cơ ở trường THPT cơ bản sau:

2.1.1. Cấu trúc, nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng phần Phần Hóa học Vô cơ ở trường THPT chương trình GDPT mới học Vô cơ ở trường THPT chương trình GDPT mới

Bảng 2. 1. Cấu trúc, nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng phần Hóa học

Vô cơ chương trình GDPT mới

STT Nội dung Yêu cầu cần đạt và năng lực

Phản ứng oxi hóa – khử

1 Phản ứng oxi hóa – khử

Yêu cầu cần đạt: Nêu được khái niệm và xác định được số

oxi hóa của nguyên tố trong hợp chất, khái niệm về phản ứng oxi hóa – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử.

Năng lực, phẩm chất: Nhận thức hóa học về phản ứng oxi

hóa – khử, có các kĩ năng thực hiện thí nghiệm liên quan đến phản ứng oxi hóa – khử. Tốc độ phản ứng hóa học 2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng Yêu cầu cần đạt:

- Thực hiện được một số thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.

- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng. - Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hóa học vào việc giải thích một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất.

Năng lực, phẩm chất:

- Nhận thức hóa học về các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học.

- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học giải quyết các vấn đề về tốc độ phản ứng trong cuộc sống. Nguyên tố nhóm VIIA 3 Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được thí nghiệm chứng minh được xu hướng giảm dần tính oxi hóa của các halogen thông qua một số phản ứng: halogen tác dụng với hydrogen và với nước. - Viết được phương trình hóa học của phản ứng tự oxi hóa – khử của chlorine trong phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường; ứng dụng của phản ứng này trong sản xuất chất tẩy rửa.

Năng lực, phẩm chất: Nhận thức hóa học về halogen, tìm

hiểu thế giới tự nhiên dưới góc nhìn hóa học, vận dụng được kĩ năng đã học để phát hiện ứng dụng của hóa học trong đời sống.

Pin điện và điện phân

4 Điện phân Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được thí nghiệm điệp phân dung dịch copper (II) sulfat, dung dịch sodium chloride (tự chế tạo nước Javen để tẩy rửa).

- Nêu được ứng dụng của một số hiện tượng điện phân trong thực tiễn (mạ điện, tinh chế kim loại).

Năng lực, phẩm chất: Nhận thức hóa học về điện phân và

ứng dụng của điện phân trong đời sống, tìm hiểu thế giới tự nhiên Nguyên tố nhóm IA 5 Một số ứng dụng và quá trình liên quan đến hợp chất nhóm IA

Yêu cầu cần đạt: Giải thích được các ứng dụng phổ biến

của sodium hydrocarbonate, sodium carbonate.

Năng lực, phẩm chất: Nhận thức hóa học về sodium

hydrocarbonate, sodium carbonate và ứng dụng trong đời sống, tìm hiểu thế giới tự nhiên.

Nguyên tố nhóm IIA 6 Tính chất cơ bản của một số loại hợp chất nhóm IIA Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được tương tác giữa muối carbonate với nước và với acid loãng.

- Nêu được khả năng tan trong nước của các muối carbonate nhóm IIA.

Năng lực, phẩm chất:

- Nhận thức hóa học về muối carbonate.

Chuyên đề 12.2: Trải nghiệm, thực hành hóa học vô cơ

7 Xử lí nước sinh hoạt

Yêu cầu cần đạt

- Trình bày được các vật liệu và hóa chất thông dụng có thể được sử dụng như than trong xử lí nước (hoặc than hoạt tính); cát, đá, sỏi; các loại phèn,…

- Thực hiện được thí nghiệm xử lí làm giảm độ đục và màu của mẫu nước sinh hoạt.

Năng lực, phẩm chất:

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng và xử lí nước thải.

2.1.2. Phương pháp dạy học phần Hóa học Vô cơ ở trường THPT

- GV nên tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ (theo nhóm, theo tổ hoặc theo cặp), sử

dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm khơi gợi lại kiến thức cũ (như kĩ thuật dạy học KWL, kĩ thuật tia chớp, phương pháp trực quan,…) để HS dễ dàng trao đổi, thảo luận, sử dụng kiến thức đã học làm nền tảng xây dựng kiến thức mới như ở phần phản ứng trao đổi và phần cacbon – hợp chất của cacbon nhưng chưa được hệ thống hóa và tìm hiểu rõ về bản chất phản ứng.

- GV nên sử dụng đến mức tối đa các thí nghiệm hóa học kết hợp với các phương pháp dùng lời khác như phương pháp gợi mở, nêu vấn đề khi dạy cho HS trong chương này, vì những nội dung vô cơ lớp 11 nói riêng và nội dung hóa học THPT nhìn chung khá khô khan, khó hiểu cho HS nếu các em chỉ được học lý thuyết suông.

- Khi dạy về tính chất hóa học của chất nên tuân theo trình tự: Dự đoán tính chất → Kiểm tra dự đoán → Kết luận tính chất, để HS dễ khắc sâu kiến thức bài học và hệ thống hóa nội dung kiến thức đã được học. Trong đó phần Kiểm tra dự đoán rất cần thiết đưa vào những video thí nghiệm, những hiện tượng thực tế hoặc trực tiếp thực hiện các thí nghiệm liên quan, giúp các em càng hiểu thêm bản chất và nhớ rõ, nhớ lâu kiến thức mới.

- GV nên sử dụng các dạng câu hỏi bài tập, nhất là các câu hỏi bài tập thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để giúp HS ôn luyện, củng cố, khắc sâu kiến thức mà HS đã học được.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)