CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4.11. Dây thép đổi màu
Mục đích của thí nghiệm:
- HS trình bày được tính chất hóa học của sắt. - HS trình bày được dãy điện hóa của kim loại.
- HS trình bày được điều chế kim loại bằng phương pháp thủy luyện. Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ Hóa chất
- Cốc thủy tinh: 1 - Dây thép quấn thành lò xo - Phèn xanh
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Hòa tan hoàn toàn phèn xanh và nước vào cốc thủy tinh. - Cho dây thép đã quấn lò xo vào dung dịch phèn xanh vừa pha. Tiến hành và quan sát hiện tượng thí nghiệm.
Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:
- Dùng giấy nhám làm sạch bề mặt dây thép.
- Dung dịch phèn xanh nên pha loãng để dễ quan sát hiện tượng. Hiện tượng xảy ra:
Giải thích hiện tượng:
- Thành phần chính của thép: sắt và carbon. Trong dãy điện hóa, sắt đứng trước đồng. Vì vậy sắt phản ứng với muối đồng tạo sắt (II) và kim loại đồng. Đồng tạo thành có màu đỏ gạch sẽ bám lên trên bề mặt đây sắt.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm: - Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành:
+ Hóa học 12, Chương 5: Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại.
+ Hóa học 12,Chương 5: Bài 21: Điều chế kim loại. + Hóa học 12, Chương 5: Bài 23: Sắt.
- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Hóa học 12, Chủ đề: Đại cương về kim loại; Nội dung: Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại.
- Cách sử dụng thí nghiệm: sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng: + Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất hóa học của kim loại, dãy điện hóa của kim loại.
Hình 2. 13. Dây thép trước và sau khi bỏ vào dung dịch phèn xanh dịch phèn xanh
+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS biết tính chất hóa học của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại. GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:
1. Dựa vào dãy điện hóa của kim loại hãy giải thích tại sao sắt phản ứng được
với muối đồng?
→ Lời giải: Trong dãy điện hóa, sắt đứng trước đồng, theo quy tắc anpha sắt có
thể phản ứng được với dung dịch muối đồng tạo muối sắt (II) và kim loại đồng.