CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3.3. Điều chế O2 từ nước oxi già
Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng Mục đích của thí nghiệm:
- HS trình bày được tính oxi hóa, tính khử của một chất. - HS trình bày được cách điều chế khí oxi.
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ Hóa chất
- Bình tam giác: 1 - Hộp diêm: 1
- Chai oxi già: 1
- Gói thuốc tím rửa rau: 1 - Nước
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Cho nước oxi già vào bình tam giác. - Chuẩn bị que đốm đỏ.
- Cho một lượng thuốc tím rửa rau vào bình tam giác chứa dung dịch oxi già. - Nhanh chóng đưa que đóm đỏ vào bình tam giác chứa hỗn hợp dung dịch oxi già và thuốc tím rửa rau.
Tiến hành và quan sát hiện tượng thí nghiệm. Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:
- Khi đưa que đốm đỏ vào bình tam giác chứa hỗn hợp dung dịch oxi già và thuốc tím rửa rau, que đốm bùng cháy sáng.
- Chất rắn từ màu tím chuyển sang màu đen
Giải thích hiện tượng:
- Thành phần chính của thuốc tím rửa rau là KMnO4 là một chất oxi hóa, nước oxi già có thành phần chính H2O2 là một chất tính khử. Dung dịch H2O2 tác dụng với KMnO4 sinh ra khí oxygen theo phản ứng sau :
2KMnO4 + 3H2O2 → 2KOH + 2MnO2↓ + 3O2 + 2H2O
- Khí oxygen sinh ra làm que đốm bùng cháy và chất rắn màu đen là do sản phẩm tạo thành MnO2.
Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm: - Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành:
+ Hóa học 10, Chương 4: Bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử. + Hóa học 10, Chương 6: Bài 29: Oxi - Ozôn
- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Hóa học 10, Chủ đề: Phản ứng oxi hóa – khử; Nội dung: Phản ứng oxi hóa – khử.
- Cách sử dụng: Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng.
+ Phương pháp tổ chức cho học sinh nghiên cứu tính oxi hóa, tính khử. Nghiên cứu duy trì sự cháy của oxygen.
Hình 2. 5. Que đóm bùng cháy trong bình chứa hỗn hợp dung dịch oxi già và thuốc tím
+ Phương pháp đối chứng: Giáo viên giới thiệu cho học sinh tính oxi hóa, tính khử, duy trì sự cháy của oxygen. Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:
1. Phương pháp nào giúp em kiểm chứng khí sinh ra trong thí nghiệm có phải
là khí oxygen hay không?
→ Lời giải: Khí oxygen là chất duy trì sự cháy, cho que đốm vào bình tam giác
thấy ngọn lửa sáng rực rõ nên có thể kết luận khí sinh ra trong thí nghiệm trên là khí oxygen.
2. Từ thí nghiệm trên, hãy giải thích vì sao có thể dùng nước oxi già để rửa vết
thương.
→ Lời giải: Tương tự như MnO2, các enzim trong máu sẽ xúc tác phản ứng
phân hủy H2O2 trong nước oxi già thành nước và khí oxygen. Khí oxygen có tính oxi hóa mạnh sẽ oxi hóa các tế bào vi khuẩn trong vết thương vì vật có thể dùng nước oxi già để rửa vết thương.