CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4.6. Thử phản ứng giữa muối hydrocarbonate và muối acid
Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm trong đời sống, thí nghiệm mô phỏng - Có thể thay bột baking soda bằng thuốc muối nabica để mô phỏng cách hoạt động của thuốc giảm đau dạ dày.
Mục đích của thí nghiệm:
- HS trình bày được phản ứng muối hydrocarbonate và acid.
- HS trình bày được thành phần chính của giấm ăn và bột baking soda. Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ Hóa chất
- Cốc thủy tinh: 1 - Bột baking soda - Giấm ăn
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Cho vào cốc thủy tinh một ít bột baking soda, sau đó nhỏ giấm ăn vào cốc thủy tinh trên, quan sát hiện tượng.
Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:
- Khi HS thực hiện, GV nên lưu ý HS không cho sử dụng quá nhiều bột baking soda tránh việc hỗn hợp trong cốc tràn ra ngoài.
Hiện tượng xảy ra:
Giải thích hiện tượng:
- Bột baking soda có thành phần chính là sodium hydrocarbonate (NaHCO3), muối này gặp giấm (CH3COOH) sẽ xảy ra phản ứng giải phóng khí CO2 theo phương trình hóa học:
NaHCO3 + CH3COOH → CH3COONa + CO2 + H2O
Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm: - Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành:
+ Hóa học 11, Chương 1: Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li;
+ Hóa học 11, Chương 3: Bài 16: Hợp chất của cacbon.
- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Nội dung chương trình GDPT mới đã lược bỏ phần Cacbon.
Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:
- Cách sử dụng: Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:
+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu khả năng phản ứng của muối hydrocarbonate và acid.
+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS phản ứng của muối hydrocarbonate và acid. GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:
1. Có thể thay thế baking soda và giấm được sử dụng trong thí nghiệm trên bằng các chất quen thuộc nào trong cuộc sống?
→ Lời giải: Có thể sử dụng thuốc muối nabica (chứa NaHCO3) thay cho bột
baking soda và nước cốt chanh, cam (chứa acid) thay cho giấm ăn.
2. Khi bị đau dạ dày do lượng dư acid trong dạ dày gây ra, người ta thưởng sừ dụng thuốc nabica. Bằng sự hiểu biết của em, hãy giải thích trường hợp trên dưới góc độ hóa học.
→ Lời giải: Con người bị đau dạ do trong dạ dạy tiết nhiều acid (ion H+) gây ảnh hưởng tới bề mặt dạ dày. Đề làm giảm đau dạ dày, ta cần trung hòa lượng acid này, do đó cần có một chất có tính kiềm nhẹ để trung hòa lượng acid thừa. Người ta sử dụng thuốc muối nabica có thành phần chính là NaHCO3. Phương trình phản ứng xảy ra:
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
3. Nước ngọt có ga là loại dung dịch có tính acid vì vậy khi uống nhiều dễ khiến men răng bị mòn, dễ bị sâu răng. Để góp phần giảm bớt lượng acid trong nước ngọt, nhà sản xuất đã thêm chất phụ gia NaHCO3 vào. Bằng sự hiểu biết của em, hãy giải thích trường hợp trên dưới góc độ hóa học.
→ Lời giải: Vì NaHCO3 là chất có tính kiềm nhẹ tác dụng được với acid (ion
H+) để giảm bớt lượng acid có trong nước ngọt, giảm tối thiểu tác hại đối với cơ thể người theo phương trình phản ứng:
HCO3- + H+ → CO2 + H2O