CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4.8. Sự hủy hoại mưa acid đối với đồ vật từ đá vôi
Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm trong đời sống. Mục đích của thí nghiệm:
- HS trình bày được được tính chất hóa học của muối carbonate khi tác dụng với dung dịch acid.
- Mô phỏng sự phá hoại của mưa acid đối với các vật được làm từ đá vôi từ phản ứng giữa giấm ăn và vỏ trứng gà, giúp hình thành và phát triển phẩm chất bảo vệ môi trường của HS.
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ Hóa chất
- Cốc thủy tinh: 2 - Giấm ăn
- Quả trứng gà sống hoặc vỏ trứng gà
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Cho vào ly thủy tinh quả trứng gà. Sau đó tiếp tục đổ giấm ăn vào ly thủy tinh đựng quả trứng gà sống, để yên. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:
- Nên sử dụng trứng gà công nghiệp thay vì trứng gà ta, vì trứng gà công nghiệm có vỏ màu sẫm hơn, dễ quan sát hơn khi bọt khí xuất hiện.
- Có thể làm vỏ trứng gà nát vụn để phản ứng xảy ra nhanh hơn và quan sát hiện tượng dễ hơn.
Hiện tượng xảy ra:
- Vỏ trứng gà tan dần, trên vỏ trứng gà xuất hiện các bọt khí không màu nhỏ li ti.
Hình 2. 10. Vỏ trứng tác dụng với dung dịch giấm ăn với dung dịch giấm ăn
Giải thích hiện tượng:
- Mưa acid là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6 được tạo ra bởi lượng khí thải. Như đã biết, pH < 7 có môi trường acid. Trong thí nghiệm này, giấm có tính axit nên được đóng vai trò là mưa acid và vỏ trứng được đóng vai trò.
- Trong vỏ trứng gà có chứa calicium carbonate (CaCO3) và trong giấm có chứa acetic acid (CH3COOH). Khi vỏ trứng gà ngâm trong giấm thì CaCO3 tác dụng với CH3COOH tạo ra khí CO2 theo phương trình hóa học:
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm: - Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành:
+ Hóa học 11, Chương 1: Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li;
+ Hóa học 11, Chương 3: Bài 16: Hợp chất của cacbon.
- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Nội dung chương trình GDPT mới đã lược bỏ phần Cacbon.
- Cách sử dụng: Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:
+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu tính chất hóa học của muối carbonate.
+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS phản ứng của muối carbonate với acid. GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
+ GV định hướng, liên hệ cho HS đến hiện tượng mưa acid ăn mòn các đồ vật làm bằng đá vôi.
Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:
1. Trong thí nghiệm trên, trong trường hợp không có giấm, em hãy đề xuất chất
để thay thế giấm có trong đời sống.
→ Lời giải: Giấm ăn có tính acid, một số dung dịch có tính acid trong đời sống
2. Viết phương trình ion thể hiện sự ăn mòn của mưa acid đối với các đồ vật,
công trình làm bằng đá vôi.
→ Lời giải: 2H+ + CaCO3 → Ca2+ + CO2 + H2O
3. Hãy thiết kế một thí nghiệm tương tự để thử khả năng tác dụng của acid với
muối cacbonat bằng các vật và vật dụng khác có trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ rõ các hợp chất hóa học có trong các vật đó.
→ Lời giải: Cho vỏ sò vào ly thủy tinh, nhỏ từ từ nước cốt chanh vào vỏ sò thấy
trên vỏ sỏ xuất hiện bọt khí không màu. Vì nước cốt chanh có tính acid (H+), vỏ sò có chứa CaCO3, do đó hai chất này tác dụng với nhau giải phóng khí CO2 theo phương trình phản ứng: 2H+ + CaCO3 → Ca2+ + CO2 + H2O