Ưu điểm và hạn chế của thí nghiệm hóa học gắn kết đời sống

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 25 - 29)

Ưu điểm Hạn chế

- Các chất gần gũi quen thuộc an toàn. - Đảm bảo tính khoa học.

- Tạo hứng thú cho HS.

- Thao tác đơn giản, dễ thực hiện.

- HS có thể tự tiến hành lại thí nghiệm tại nhà.

- Giúp HS dễ dàng liên hệ kiến thức vào đời sống, từ đó nâng cao khả năng khắc sâu kiến thức, áp dụng các kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

- Đáp ứng được các yêu cầu, năng lực của chương trình GDPT mới.

- Hiện tượng ở một số thí nghiệm kém nhạy và có thể ít rõ ràng hơn so với thí nghiệm truyền thống do nhiều lí do (hầu hết là do nồng độ chất phản ứng trong các vật dụng, đồ dùng thường thấp nên tốc độ phản ứng chậm).

- Tốn nhiều thời gian cho việc lên ý tưởng, thiết kế thí nghiệm.

- Chưa phù hợp với hình thức thi cử hiện hành.

- Một số thí nghiệm cải tiến để đảm bảo an toàn hoặc một số thí nghiệm mô phỏng cần bộ dụng cụ đồ sộ.

Qua những thông tin trên, tôi thấy được thí nghiệm gắn kết cuộc sống có những ưu điểm và vai trò vượt bậc trong quá trình dạy và học Hóa học ở trường THPT. Do đó, việc sử dụng các thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong quá trình dạy học Hóa học là đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH hiện nay, tăng cường liên hệ lý thuyết bài học vào thực tiễn cuộc sống, phát triển năng lực và phẩm chất cho HS.

1.4. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Hóa học ở một số trường THPT tại Đà Nẵng THPT tại Đà Nẵng

1.4.1. Mục đích điều tra

- Tìm hiểu tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa

học ở trường THPT.

- Tìm hiểu những khó khăn của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học ở trường THPT.

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng thí nghiệm hóa học và thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay để có tính định hướng thiết kế các thí nghiệm khả thi, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế.

1.4.2. Đối tượng và phương pháp điều tra

- Đối tượng điều tra: GV hóa học và HS các trường THPT Phan Châu Trinh (quận

Hải Châu, TP.Đà Nẵng), trường THPT Thanh Khê (quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), trường THPT Thái Phiên (quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng).

- Phương pháp điều tra: dùng phiếu điều tra, bảng hỏi.

Tôi đã phát phiếu khảo sát (Phụ lục 1 và Phụ lục 2) đến 20 GV Hóa học và 164 HS các trường THPT trên và thu lại được 20 phiếu của các GV Hóa học và 164 phiếu của HS.

1.4.3. Kết quả điều tra

1.4.3.1. Kết quả điều tra thực trạng việc Hóa học với thí nghiệm ở trường THPT của HS

a. Thái đô, hứng thú của HS đối với môn Hóa học

Biểu đồ ở hình 1.1 cho ta thấy thái độ của HS đối với môn Hóa đang còn chưa tích cực. Hầu hết (39%) HS được khảo sát cảm thấy bình thường với môn Hóa học. Có 24% số HS được khảo sát cảm thấy yêu thích môn Hóa học và có 11% số HS được khảo sát cảm thấy rất yêu thích môn học này. Tuy nhiên, vẫn có 16% HS cảm thấy không thích

11%

24%

39% 16%

10%

THÁI ĐỘ CỦA HS ĐỐI VỚI MÔN HÓA HỌC (% TỔNG SỐ LƯỢNG HS)

Rất yêu thích Yêu thích Bình thường Không thích Rất không thích

môn Hóa học, và số HS cảm thấy rất không thích môn Hóa học khoảng 10%. Như vậy số lượng HS thích môn Hóa học (35%) chỉ cao hơn một chút cho với số lượng HS không thích (26%) môn học này. Điều này chứng tỏ môn Hóa học hiện nay đang còn khá nhàm chán, chưa kích thích được sự hứng thú, say mê và sự yêu thích của HS.

Về nội dung chương trình môn Hóa học hiện hành, đối với các em HS thì chương trình học hiện nay có “nội dung còn nặng nề về lý thuyết, ít thực hành và ứng dụng” (74% số HS) và 26% số HS cảm thấy “nội dung hấp dẫn, thu hút và có nhiều ứng dụng

ý nghĩa”. Như vậy, việc nội dung chương trình môn Hóa học còn nặng về lý thuyết là lí

do chính khiến số lượng HS ghét môn Hóa học gần ngang bằng với số lượng HS yêu thích môn học này.

b. Việc học với các thí nghiệm hóa học của HS ở trường THPT

5% 16%

60% 6%

12%

MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN HỌC VỚI CÁC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC (% SỐ LƯỢNG HS)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm Khi Chỉ trong thao giảng Chưa bao giờ

Qua biểu đồ ở hình 1.2 và 1.3 ta có thể thấy, HS rất ít khi được thực hiện thí nghiệm hóa học và tiết học được học thí nghiệm nhiều nhất là tiết học thực hành. Chỉ có 27% HS được học thí nghiệm trong tiết học bài mới, không có HS nào được thực hiện thí nghiệm trong các tiết ôn tập kiến thức.

Biểu đồ ở hình 1.4 cho thấy hiện nay HS hầu hết được tiếp cận các thí nghiệm hóa học thông qua quan sát các đoạn video thí nghiệm (36%). Nhiều HS được quan sát GV làm thí nghiệm biểu diễn, trong đó mục đích của thí nghiệm để minh họa kiến thức đã học chiếm 25% còn mục đích của thí nghiệm để lấy kiến thức mới chỉ chiếm 13%. Số ít HS được trực tiếp thực hiện các thí nghiệm hóa học trong việc minh họa kiến thức đã

27% 0% 61% 12% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Bài mới Ôn tập Thực hành Ngoại khóa

TIẾT HỌC HS THƯỜNG ĐƯỢC HỌC VỚI THÍ NGHIỆM (% SỐ LƯỢNG HS)

Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện tiết học HS thường được học với thí nghiệm

36% 25% 13% 15% 11% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Chiếu phim GV làm thí nghiệm minh họa kiến thức

đã học

GV minh họa lấy

kiến thức mới HS tự tay làm minh họa kiến thức đã học

HS tự tay làm khám phá mới

CÁC PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN VỚI THÍ NGHIỆM HÓA HỌC CỦA HS (% SỐ LƯỢNG HS)

học hoặc khám phá kiến thức mới (tổng cộng 26%). Như vậy, qua các biểu đồ trên ta có thể thấy việc tiếp cận thí nghiệm hóa học của HS hiện nay vẫn còn đang rất hạn chế. c. Hiệu quả của thí nghiệm hóa học trong quá trình học tập của HS

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)