Nước Javen làm nhạt màu dung dịch trong cốc mực loãng

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 48)

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm: - Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành:

+ Hóa học 10, Chương 5: Bài 22: Clo;

+ Hóa học 10, Chương 5: Bài 24: Sơ lược về hợp chất có chứa oxi của clo. - Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Hóa học 10, Chủ đề: Nguyên tố nhóm VIIA; Nội dung: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA.

- Cách sử dụng: Thí nghiệm đời sống, thí nghiệm mô phỏng.

+ Phương pháp tổ chức cho học sinh nghiên cứu điều chế Cl2 trong công nghiệp và nghiên cứu tính chất nước Javen.

+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho học sinh tính chất của nước Javen. GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên. Cho biết khí thoát

ra trên bề mặt hai điện cực là khí gì?

→ Lời giải: 2NaCl + 2H2O đ𝑝𝑑𝑑→ 2NaOH + 2Cl2 + H2

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O Trên bề mặt hai điện cực có khí H2 và Cl2 thoát ra.

Hình 2. 2. Nước Javen làm nhạt màu dung dịch trong cốc mực loãng dung dịch trong cốc mực loãng

2. Trong cuộc sống người ta thường dùng nước tẩy Javen được dùng để loại bỏ

các vết ố bám trên vải và quần áo. Bằng sự hiểu biết của em, hãy giải thích trường hợp trên dưới góc độ hóa học.

→ Lời giải: Thành phần nước Javen gồm: NaCl, NaClO, H2O. Trong đó chất

hóa học NaClO có tính oxi hóa mạnh có thể loại bỏ các vết ố bám trên vải và quần áo hiệu quả.

3. Có thể thay điện cực làm từ lõi bút chì bằng vật dụng nào quen thuộc trong

cuộc sống.

→ Lời giải: Dùng những vật dụng khác có độ dẫn điện tốt như: đinh sắt, dây

kẽm, dây đồng,…

2.3.2. Thử tính chất của Iodine và hồ tinh bột

 Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng  Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được tính chất hóa học của Iodine (I2).

- HS trình bày được thành phần chính của thuốc đỏ được sử dụng trong ngành y tế.

- HS trình bày được thành phần chính của gạo.  Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ Hóa chất

- Cốc thủy tinh: 1 - Thuốc đỏ - Gạo - Nước  Cách tiến hành thí nghiệm:

- Cho một ít gạo vào cốc thủy tinh. Cho 15 ml nước vào cốc trên, khuấy đều trong 2 phút sẽ thu được nước vo gạo.

- Nhỏ vài giọt thuốc đỏ vào cốc nước vo gạo trên. Tiến hành và quan sát hiện tượng thí nghiệm.

 Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:

- Có thể dùng nước nóng vo gạo để phản ứng xảy ra nhanh hơn.  Hiện tượng xảy ra:

- Nước vo gạo có màu trắng đục. Khi nhỏ vài giọt dung dịch thuốc đỏ vào nước vo gạo thấy dung dịch từ màu trắng đục chuyển sang màu tím xanh.

 Giải thích hiện tượng:

- Trong nước vo gạo có chứa thành phần hồ tinh bột. Trong thuốc đỏ có chứa thành phần Iodine (I2). Lúc này, Iodine (I2) làm hồ tinh bột trong nước vo gạo từ màu trắng đục chuyển sang màu tím xanh.

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm:

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Hóa học 10, Chương 5: Bài 25: Flo – Brôm – Iốt.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Hóa học 10, Chủ đề: Nguyên tố nhóm VIIA; Nội dung: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA.

- Cách sử dụng: Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng.

+ Phương pháp tổ chức cho học sinh nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu tính chất của Iodine (I2).

Hình 2. 4. Nước vo gạo trước khi nhỏ thuốc đỏ

Hình 2. 3. Nước vo gạo sau khi nhỏ thuốc đỏ

+ Phương pháp đối chứng: Giáo viên giới thiệu cho học sinh tính chất của Iodine (I2). Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Có thể thay thế nước vo gạo và thuốc đỏ được sử dụng trong thí nghiệm trên

bằng các chất quen thuộc nào trong cuộc sống?

→ Lời giải: Có thể sử dụng vỏ chuối xanh thay thế nước vo gạo và muối Iodine

thay thế thuốc đỏ.

2.3.3. Điều chế O2 từ nước oxi già

 Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng  Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được tính oxi hóa, tính khử của một chất. - HS trình bày được cách điều chế khí oxi.

 Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ Hóa chất

- Bình tam giác: 1 - Hộp diêm: 1

- Chai oxi già: 1

- Gói thuốc tím rửa rau: 1 - Nước

 Cách tiến hành thí nghiệm:

- Cho nước oxi già vào bình tam giác. - Chuẩn bị que đốm đỏ.

- Cho một lượng thuốc tím rửa rau vào bình tam giác chứa dung dịch oxi già. - Nhanh chóng đưa que đóm đỏ vào bình tam giác chứa hỗn hợp dung dịch oxi già và thuốc tím rửa rau.

Tiến hành và quan sát hiện tượng thí nghiệm.  Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:

- Khi đưa que đốm đỏ vào bình tam giác chứa hỗn hợp dung dịch oxi già và thuốc tím rửa rau, que đốm bùng cháy sáng.

- Chất rắn từ màu tím chuyển sang màu đen

 Giải thích hiện tượng:

- Thành phần chính của thuốc tím rửa rau là KMnO4 là một chất oxi hóa, nước oxi già có thành phần chính H2O2 là một chất tính khử. Dung dịch H2O2 tác dụng với KMnO4 sinh ra khí oxygen theo phản ứng sau :

2KMnO4 + 3H2O2 → 2KOH + 2MnO2↓ + 3O2 + 2H2O

- Khí oxygen sinh ra làm que đốm bùng cháy và chất rắn màu đen là do sản phẩm tạo thành MnO2.

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm: - Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành:

+ Hóa học 10, Chương 4: Bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử. + Hóa học 10, Chương 6: Bài 29: Oxi - Ozôn

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Hóa học 10, Chủ đề: Phản ứng oxi hóa – khử; Nội dung: Phản ứng oxi hóa – khử.

- Cách sử dụng: Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng.

+ Phương pháp tổ chức cho học sinh nghiên cứu tính oxi hóa, tính khử. Nghiên cứu duy trì sự cháy của oxygen.

Hình 2. 5. Que đóm bùng cháy trong bình chứa hỗn hợp dung dịch oxi già và thuốc tím

+ Phương pháp đối chứng: Giáo viên giới thiệu cho học sinh tính oxi hóa, tính khử, duy trì sự cháy của oxygen. Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Phương pháp nào giúp em kiểm chứng khí sinh ra trong thí nghiệm có phải

là khí oxygen hay không?

→ Lời giải: Khí oxygen là chất duy trì sự cháy, cho que đốm vào bình tam giác

thấy ngọn lửa sáng rực rõ nên có thể kết luận khí sinh ra trong thí nghiệm trên là khí oxygen.

2. Từ thí nghiệm trên, hãy giải thích vì sao có thể dùng nước oxi già để rửa vết

thương.

→ Lời giải: Tương tự như MnO2, các enzim trong máu sẽ xúc tác phản ứng

phân hủy H2O2 trong nước oxi già thành nước và khí oxygen. Khí oxygen có tính oxi hóa mạnh sẽ oxi hóa các tế bào vi khuẩn trong vết thương vì vật có thể dùng nước oxi già để rửa vết thương.

2.4.4. Thí nghiệm mô phỏng ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

 Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm mô phòng hiện tượng  Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với tốc độ phản ứng.  Dụng cụ, hóa chất: Dụng cụ Hóa chất - Cốc thủy tinh: 2 - Vỏ trứng vụn - Giấm ăn - Nước lạnh - Nước nóng  Cách tiến hành thí nghiệm:

- Cốc 2: Cho 20 ml nước nóng vào cốc, sau đó thêm 30 ml giấm. - Cho vỏ trứng vào 2 cốc trên cùng lúc.

Tiến hành và quan sát hiện tượng ở 2 cốc TN. Cốc nào xuất hiện bọt khí nhiều hơn?

 Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: - Cẩn thận khi sử dụng nước nóng.  Hiện tượng xảy ra:

- Hai cốc xuất hiện bọt khí không màu li ti. Cốc 2 xuất hiện nhiều bọt khí hơn cốc 1.

 Giải thích hiện tượng:

- Bọt khí không màu chính là khí CO2 sinh ra trong phản ứng. Trong vỏ trứng có chứa thành phần hóa học CaCO3 và giấm có chưa thành phần CH3COOH. Khi hai chất này tác dụng với nhau sinh ra khí CO2, theo phản ứng :

CaCO3 + CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

- Khi tăng nhiệt độ phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng. Vì vậy cốc 2 phản ứng xảy ra nhanh hơn, xuất hiện nhiều bọt khí hơn cốc 1.

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm:

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Hóa học 10, Chương 7: Bài 39: Tốc độ phản ứng.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Chủ đề: Tốc độ phản ứng hóa học; Nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Hình 2. 6. Vỏ trứng ở trong cốc nước lạnh và cốc nước nóng cốc nước nóng

- Cách sử dụng: Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng.

+ Phương pháp tổ chức cho học sinh nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

+ Phương pháp đối chứng: Giáo viên giới thiệu cho học sinh ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

2.4.5. Thí nghiệm mô phỏng ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

 Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm mô phòng hiện tượng  Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đối với tốc độ phản ứng.  Dụng cụ, hóa chất: Dụng cụ Hóa chất - Cốc thủy tinh: 2 - Vỏ trứng mảnh lớn - Vỏ trứng vụn - Giấm ăn - Nước lạnh  Cách tiến hành thí nghiệm:

- Cho 30 ml giấm ăn vào mỗi cốc. - Cho cùng lúc :

+ vỏ trứng nguyên mảnh vào cốc 1 + vỏ trứng vụn vào cốc 2

Tiến hành và quan sát hiện tượng ở 2 cốc TN. Cốc nào xuất hiện bọt khí nhiều hơn?

 Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:

- Cốc thủy tinh cần rửa sạch để hiện tượng được nhìn rõ  Hiện tượng xảy ra:

- Hai cốc xuất hiện bọt khí không màu li ti. Cốc 1 xuất hiện nhiều bọt khí hơn cốc 2.

 Giải thích hiện tượng:

- Bọt khí không màu chính là khí CO2 sinh ra trong phản ứng. Trong vỏ trứng có chứa thành phần hóa học CaCO3 và giấm có chưa thành phần CH3COOH. Khi hai chất này tác dụng với nhau sinh ra khí CO2, theo phản ứng :

CaCO3 + CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

- Khi vỏ trứng vỏ trứng mảnh lớn được bẻ vụn nghĩa là tăng diện tích tiếp xúc giữa vỏ trứng và giấm ăn, phản ứng xảy ra nhanh hơn. Vì vậy cốc 2 phản ứng xảy ra nhanh hơn, xuất hiện nhiều bọt khí hơn cốc 1.

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm:

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Hóa học 10, Chương 7: Bài 39: Tốc độ phản ứng.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Chủ đề: Tốc độ phản ứng hóa học; Nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- Cách sử dụng: Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng.

+ Phương pháp tổ chức cho học sinh nghiên cứu sự ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

+ Phương pháp đối chứng: Giáo viên giới thiệu cho học sinh sự thay đổi diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng. Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

Hình 2. 7. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng đến tốc độ phản ứng

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Khi hầm xương người ta thường hay chặt xương thành các khúc nhỏ. Bằng sự hiểu biết của em, hãy giải thích trường hợp này dưới góc độ hóa học.

→ Lời giải: Chặt xương thành các khúc nhỏ trước khi hầm để tăng diện tích tiếp

xúc cho xương nhanh nhừ và nước ngọt hơn.

2.4.6. Thử phản ứng giữa muối hydrocarbonate và muối acid

 Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm trong đời sống, thí nghiệm mô phỏng - Có thể thay bột baking soda bằng thuốc muối nabica để mô phỏng cách hoạt động của thuốc giảm đau dạ dày.

 Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được phản ứng muối hydrocarbonate và acid.

- HS trình bày được thành phần chính của giấm ăn và bột baking soda.  Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ Hóa chất

- Cốc thủy tinh: 1 - Bột baking soda - Giấm ăn

 Cách tiến hành thí nghiệm:

- Cho vào cốc thủy tinh một ít bột baking soda, sau đó nhỏ giấm ăn vào cốc thủy tinh trên, quan sát hiện tượng.

 Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:

- Khi HS thực hiện, GV nên lưu ý HS không cho sử dụng quá nhiều bột baking soda tránh việc hỗn hợp trong cốc tràn ra ngoài.

 Hiện tượng xảy ra:

 Giải thích hiện tượng:

- Bột baking soda có thành phần chính là sodium hydrocarbonate (NaHCO3), muối này gặp giấm (CH3COOH) sẽ xảy ra phản ứng giải phóng khí CO2 theo phương trình hóa học:

NaHCO3 + CH3COOH → CH3COONa + CO2 + H2O

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm: - Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành:

+ Hóa học 11, Chương 1: Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li;

+ Hóa học 11, Chương 3: Bài 16: Hợp chất của cacbon.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Nội dung chương trình GDPT mới đã lược bỏ phần Cacbon.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

- Cách sử dụng: Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:

+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu khả năng phản ứng của muối hydrocarbonate và acid.

+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS phản ứng của muối hydrocarbonate và acid. GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Có thể thay thế baking soda và giấm được sử dụng trong thí nghiệm trên bằng các chất quen thuộc nào trong cuộc sống?

→ Lời giải: Có thể sử dụng thuốc muối nabica (chứa NaHCO3) thay cho bột

baking soda và nước cốt chanh, cam (chứa acid) thay cho giấm ăn.

2. Khi bị đau dạ dày do lượng dư acid trong dạ dày gây ra, người ta thưởng sừ dụng thuốc nabica. Bằng sự hiểu biết của em, hãy giải thích trường hợp trên dưới góc độ hóa học.

→ Lời giải: Con người bị đau dạ do trong dạ dạy tiết nhiều acid (ion H+) gây

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)