CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4.16. Nhôm tác dụng với dung dịch phèn xanh
Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng Mục đích của thí nghiệm:
- HS trình bày được tính chất hóa học của aluminium với copper (II) sulfate Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ Hóa chất
- Cốc thủy tinh: 1 - Dung dịch phèn xanh - Vỏ lon coca cắt nhỏ Cách tiến hành thí nghiệm:
- Cho vỏ lon coca đã cắt nhỏ vào cốc thủy tinh có chứa dung dịch phèn xanh. - Sau một thời gian, quan sát mảnh lon coca.
Tiến hành và quan sát thí nghiệm. Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:
- Cốc thủy tinh cần được rửa sạch để quan sát hiện tượng rõ ràng.
- Vỏ lon coca nên được đánh sạch bề mặt bằng giấy nhám để loại bỏ lớp oxit bên ngoài và phản ứng xảy ra nhanh hơn.
- Có thể đun hỗn hợp aluminium và copper (II) sunlfate trên đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Hiện tượng xảy ra:
- Xuất hiện bọt khí không màu li ti bám trên bề mặt vỏ lon. - Có lớp chất rắn màu đỏ gạch bám trên bề mặt vỏ lon.
Giải thích hiện tượng:
- Thành phần chính của vỏ lon là aluminium (Al), dung dịch phèn xanh là copper (II) sulfate (CuSO4).
- Khi cho mảnh vỏ lon vào dung dịch phèn xanh thì xảy ra phản ứng sau: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu↓
- Lớp chất rắn màu đỏ gạch bám trên bề mặt vỏ lon chính là đồng sinh ra. - Ngoài ra, aluminium (Al) còn phản ứng được với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2↑
- Bọt khí không màu li ti bám trên bề mặt aluminium (Al) chính là khí H2 sinh ra.
Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm: - Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Hóa học 12, Chương 6, bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm.
Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:
1. Hiện tượng khi cho vỏ lon vào dung dịch phèn xanh là gì?
→ Lời giải: Xuất hiện bọt khí không màu li ti bám trên bề mặt vỏ lon và có
lớp chất rắn màu đỏ gạch bám trên bề mặt vỏ lon.
2. Tại sao lại có hiện tượng bọt khí không màu li ti bám trên bề mặt vỏ lon?
→ Lời giải: Ngoài phản ứng giữa aluminium (Al) với copper (II) sulfate, còn
có phản ứng giữ aluminium (Al) với nước, tạo thành khí H2 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2↑