Điện phân dung dịch phèn xanh

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 74 - 76)

+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu sự ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học.

+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS thí nghiệm kiểm tra tính chất sự ăn mòn điện hóa và sự ăn mòn hóa học.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Xác định các quá trình xảy ra tại các điện cực và quá trình phản ứng điện

phân dung dịch phèn xanh.

→ Lời giải: Khi điện phân dung dịch phèn xanh :

Anot (+) có H2O, SO42- : xảy ra sự oxi hóa nước tạo H+ và khí O2. Catot (–) có H2O, Cu2+ : xảy ra sự khử Cu2+ tạo thành Cu.

Như vậy cực có hiện tượng sủi bọt khí là anot (+), cực có chất rắn màu đỏ gạch bám lên là catot (–).

2. Viết các quá trình xảy ra tại các điện cực và phương trình phản ứng điện phân

dung dịch phèn xanh

→ Lời giải:

Anot (+): xảy ra sự oxi hóa nước Catot (–): xảy ra sự khử Cu2+ 2H2O → 4e + 4H+ + O2 ↑ Cu2+ + 2e → Cu↓ Phản ứng xảy ra khi điện phân dung dịch phèn xanh:

2CuSO4 + 2H2O Đ𝑃𝐷𝐷→ 2Cu + 2H2SO4 + O2

2.4.14. Núi lửa phun trào

 Phân loại thí nghiệm: thí nghiệm mô phỏng hiện tượng.  Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được tính chất của muối sodium bicarbonate (NaHCO3)  Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ Hóa chất - Chai nước rỗng: 1 - Giấy - Keo dính, cọ vẽ - Baking soda - Giấm ăn - Nước rửa chén  Cách tiến hành thí nghiệm:

- Làm mô hình núi lửa: cuộn tròn giấy, dán xung quanh chai nước rỗng. Dùng cọ vẽ màu lên giấy dán xung quanh chai sao cho giống màu của đất rồi để khô.

- Lần lượt cho baking soda, nước rửa chén vào miệng chai nước rỗng, lắc đều hỗn hợp.

- Sau đó đổ giấm ăn vào hỗn hợp phản ứng.  Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:

- Lượng baking soda cần cho vào nhiều.

- Trước khi cho giấm ăn cần lắc đều hỗn hợp trước để các thành phần hòa trộn với nhau.

- Để dễ dàng thu dọn sau khi thực hiện thí nghiệm nên cho núi lửa vào dĩa trước khi cho giấm ăn vào.

 Hiện tượng xảy ra:

- Xuất hiện bọt khí và trào ra khỏi núi lửa.

Hình 2. 16. Hình ảnh núi lửa phun trào từ baking soda và giấm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)