Biểu đồ cột phân loại kết quả bài kiểm tra TNSP ở lớp TN và ĐC

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 87 - 92)

Qua các số liệu trên, tôi nhận xét về kết quả TNSP như sau:

Bảng 3.4 cho thấy điểm số của HS ở cặp lớp TN – ĐC có sự chênh lệch đáng kể. Phần trăm số HS đạt điểm 8, 9, 10 ở lớp TN lớn hơn rất nhiều so với lớp ĐC.

Bảng 3.5 cho thấy:

+ Tỉ lệ HS có điểm giỏi ở TN (24,444%) vượt trội hơn hẳn so với lớp ĐC (5,128%).

+ Tỉ lệ HS có điểm khá, trung bình và yếu kém ở lớp TN thấp hơn so với lớp ĐC.

Bảng 3.6 cho thấy :

+ Điểm trung bình, mode và trung vị ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC, điều này chứng minh rằng khi GV dạy học có sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống thì HS sẽ nâng cao khả năng nhớ và vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.

+ Chỉ số SMD của cặp lớp TN – ĐC (0,833) nằm trong khoảng từ 0,800 – 1,000 cho thấy chênh lệch điểm trung bình giữa kết quả bài kiểm tra đánh giá TNSP của lớp TN và lớp ĐC là do tác động của việc dạy học có sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống có ý nghĩa lớn và tính thực tiễn cao chứ không phải ngẫu nhiên. Như vậy, có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học hóa học ở trường THPT trong chương trình hiện này và cả trong chương trình GDPT mới sau này.

+ Chỉ số p của phép kiểm chứng T-test độc lập nhỏ hơn 0,05 cho thấy chênh lệch điểm trung bình giữa kết quả kiểm tra của các lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa lớn và nghiêng về các lớp TN, tức là việc dạy học có sử dụng các thí nghiệm gắn kết cuộc sống ảnh hưởng lớn đến HS các lớp TN, giúp HS ở các lớp TN hiểu bài, tiếp thu kiến thức và áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống tốt hơn HS ở các lớp ĐC.

3.5.2. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của học sinh

Trong quá trình TNSP, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của HS ở lớp TN về các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã sử dụng. Tôi đã phát 45 phiếu đánh giá (Phụ

3.5.2.1. Đánh giá về ưu điểm của các thí nghiệm hóa học gắn với cuộc sống, kết quả ý kiến của học sinh

Bảng 3. 7. Ý kiến đánh giá của HS về ưu điểm của thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống Nhận định Mức độ Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5

Đơn giản, dễ thực hiện. 0 0 5 25 15 4.222 0.636

Dễ chuẩn bị, phù hợp với điều

kiện cơ sở vật chất thấp. 0 5 13 20 7 3.644 0.883 Hiện tượng rõ ràng, dễ quan sát. 0 0 7 14 24 4.378 0.747 Sinh động, hấp dẫn, thu hút. 2 5 8 21 9 3.667 1.066

Gần gũi, có thể tự thực hiện lại

tại nhà 0 6 16 15 8 3.556 0.943

Phù hợp với trình độ của HS. 2 4 9 20 10 3.711 1.058 Thể hiện rõ kiến thức bài học. 0 0 8 15 22 4.311 0.763

An toàn, ít độc hại 0 0 4 15 29 4.822 0.744

Kết quả ý kiến đánh giá ở bảng 3.7 cho thấy các ưu điểm của thí nghiệm gắn kết đời sống được đánh giá cao, giá trị trung bình dữ liệu thu được ở các nhận định là từ 3,556 đến 4,822. Trong đó một số nhận định có giá trị trung bình cao như Hiện tượng

rõ ràng, dễ quan sát." (4,378), "thể hiện rõ kiến thức bài học" (4,311). Bên cạnh đó độ

phân tán số liệu ứng với mỗi nhận được là tương đối thấp (giá trị liệu chuẩn từ 0,636 đến 1,066) cho thấy độ chụm của các nhận định lớn, độ tin cậy cao. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng HS đánh giá cao về ưu điểm của việc sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong trong dạy học Hóa học.

3.5.2.2. Đánh giá ưu điểm về hiệu quả của các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống, kết quả ý kiến của học sinh như sau

Bảng 3. 8. Ý kiến đánh giá của HS về hiệu quả của thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống Nhận định Mức độ Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5

Rèn luyện cho HS kĩ năng thực

hành thí nghiệm. 0 3 17 12 13 3.778 0.951

Giúp HS tin tưởng vào khoa học. 0 0 21 20 4 3.622 0.650

Tạo không khí lớp sôi động. 0 0 9 18 18 4.200 0.757

Nâng cao hứng thú học tập cho

HS. 0 0 12 23 8 3.733 0.690

Giúp HS hiểu bài chính xác hơn. 0 4 9 20 12 3.889 0.910

Giúp HS khắc sâu kiến thức hơn. 0 3 7 25 10 3.933 0.809 Phát triển năng lực tư duy, giải

quyết vấn đề và sáng tạo cho HS 2 5 12 24 2 3.422 0.917 Tăng khả năng vận dụng kiến

thức vào thực tế 0 0 8 22 15 4.156 0.706

Bảng 3.8 cho thấy giá trị trung bình dữ liệu thu được ở các nhận định là từ 3,422 đến 4,200. Trong đó một số nhận định có giá trị trung bình cao như "tăng khả năng

vận dụng kiến thức vào thực tế" (4,156), "tạo không khí rất sôi động" (4,200) và "giúp HS khắc sâu kiến thức hơn" (3,933). Tuy nhiên, nhận định "HS tin tưởng vào khoa học" (3,622) điểm còn thấp hơn so với mặt bằng chung là do HS mới tiếp cận các thí

nghiệm gắn kết cuộc sống nên còn nhiều hoài nghi, bỡ ngỡ. Mặt khác, độ phân tán số liệu ứng với mỗi nhận định là tương đối thấp (giá trị độ lệch chuẩn từ 0,650 đến

0,951). Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng HS đánh giá cao hiệu quả của thí nghiệm gắn kết cuộc sống đến dạy học Hóa học.

3.5.2.3. Mong muốn của học sinh về tiết học sử dụng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống

Bảng 3. 9. Mong muốn của HS về tiết học sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống

Mong muốn của HS Số HS lựa

chọn

Phần trăm (%) số HS lựa chọn

Được học thường xuyên với các tiết học có sử dụng

thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống 37 82,222

Được tự tay thực hiện các thí nghiệm hóa học gắn kết

cuộc sống 30 66,667

Tăng cường thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống và

kiến thức thực tiễn vào quá trình kiểm tra đánh giá 24 53,333

Hình 3. 3. Hình ảnh HS lớp 11/09 trường THPT Thanh Khê thực

hiện thí nghiệm giữa giấm và bột baking soda dưới sự hướng dẫn của GV

Kết quả khảo sát từ bảng 3.9 cho thấy hầu hết các HS đều mong muốn được tiếp cận nhiều hơn đối với các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong quá trình học tập của mình.

Tóm lại, khảo sát ý kiến của HS sau quá trình TN, đa số HS cho rằng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống rất thú vị, hấp dẫn, bổ ích trong quá trình học tập. Các HS được thực hiện những thí nghiệm từ các chất thực tế, các thí nghiệm mô

phỏng hiện tượng hay các thí nghiệm hóa học thông thường theo cách an toàn, dễ dàng hơn, có thể tự thực hiện được nhiều thí nghiệm hóa học tại nhà. Từ đó các em có thể hiểu rõ hơn về bản chất hóa học của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh chúng ta, góp phần cải thiện chất lượng học tập môn Hóa học.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)