Làm sạch nước bẩn tại nhà bằng than hoạt tính và cát

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4.7. Làm sạch nước bẩn tại nhà bằng than hoạt tính và cát

 Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm mô phỏng  Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được được khả năng hấp phụ màu và chất hóa học của than hoạt tính, từ đó giải thích được ứng dụng của than hoạt tính trong đời sống hàng ngày.

- Mô phỏng bộ lọc nước trong các thiết bị lọc nước bằng than, cát.  Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ Hóa chất - Chai nhựa cắt đáy: 1

- Ly thủy tinh: 1 - Dây thun. - Bông gòn. - Than hoạt tính - Cát  Cách tiến hành thí nghiệm:

- Bọc miệng chai bằng miếng bông gòn rồi buộc dây thun lại.

- Cho chai nhựa rỗng cắt đáy vừa buộc cố định lên miệng ly thủy tinh (ly thủy tinh được dùng làm giá đỡ và để hứng nước sau khi lọc).

- Cho cát vào chai, sau đó cho than hoạt tính lên trên lớp cát.

- Tiến hành làm sạch nước bẩn. Sau một thời gian, so sánh phần nước sau khi lọc với phần nước ban đầu.

 Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:

- Không nên cho than hoạt tính trước khi cho lớp cát đầu tiên vì than hoạt tính khá mịn, dễ dàng theo dòng nước thấm qua với vải chảy xuống phần nước lọc.

- Nên cho thêm một lớp cát lên phía trên lớp than hoạt tính, vì than hoạt tính là dạng bột mịn, khá nhẹ, nên khi đổ nước vào, các hạt than li ti dễ bay lên trên.

- Nếu sau 1 lần lọc mà nước vẫn chưa sạch, có thể lọc lại một vài lần nữa đến khi đạt được mức độ sạch mong muốn.

 Hiện tượng xảy ra:

- Nước sau khi lọc trong suốt không màu, sạch hơn nước ban đầu.

 Giải thích hiện tượng:

- Trên bề mặt của than hoạt tính có rất nhiều lỗ xốp, chính những lỗ xốp này làm tăng diện tích bề mặt riêng của than hoạt tính, giúp cho than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh một số chất hóa học.

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm:

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Hóa học 11, Chương 3: Bài 15: Cacbon.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Nội dung chương trình GDPT mới đã lược bỏ phần Cacbon.

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Nội dung chương trình GDPT mới đã lược bỏ phần Cacbon.

- Cách sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:

+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất các chất: Nghiên cứu tính chất các chất: Nghiên cứu tính chất hấp phụ các chất hóa học và chất màu của than hoạt tính – một dạng thù hình của cacbon.

+ Phương pháp đổi chứng: GV giới thiệu cho HS biết rằng than hoạt tính có tính chất hấp phụ mạnh các chất hóa học và chất màu nên được ứng dụng dùng trong các bình lọc nước. GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính chất này của than hoạt tính.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Trong cuộc sống, than hoạt tính ngoài việc được dùng trong bình lọc nước còn được ứng dụng để làm gì?

→ Lời giải: Trong ngành y tế được ứng dụng làm khẩu trang than hoạt tính, mặt

nạ phòng độc. Trong làm đẹp, được sản xuất các loại mặt nạ, sữa rửa mặt, xà phòng,…

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)