CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4.14. Núi lửa phun trào
Phân loại thí nghiệm: thí nghiệm mô phỏng hiện tượng. Mục đích của thí nghiệm:
- HS trình bày được tính chất của muối sodium bicarbonate (NaHCO3) Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ Hóa chất - Chai nước rỗng: 1 - Giấy - Keo dính, cọ vẽ - Baking soda - Giấm ăn - Nước rửa chén Cách tiến hành thí nghiệm:
- Làm mô hình núi lửa: cuộn tròn giấy, dán xung quanh chai nước rỗng. Dùng cọ vẽ màu lên giấy dán xung quanh chai sao cho giống màu của đất rồi để khô.
- Lần lượt cho baking soda, nước rửa chén vào miệng chai nước rỗng, lắc đều hỗn hợp.
- Sau đó đổ giấm ăn vào hỗn hợp phản ứng. Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:
- Lượng baking soda cần cho vào nhiều.
- Trước khi cho giấm ăn cần lắc đều hỗn hợp trước để các thành phần hòa trộn với nhau.
- Để dễ dàng thu dọn sau khi thực hiện thí nghiệm nên cho núi lửa vào dĩa trước khi cho giấm ăn vào.
Hiện tượng xảy ra:
- Xuất hiện bọt khí và trào ra khỏi núi lửa.
Hình 2. 16. Hình ảnh núi lửa phun trào từ baking soda và giấm trào từ baking soda và giấm
Giải thích hiện tượng:
- Thành phần chính của giấm ăn là CH3COOH. Khi cho giấm ăn vào núi lửa thì giấm phản ứng với baking soda (thành phần chính NaHCO3) tạo thành khí CO2.
CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2↑ + H2O
- Khí CO2 thoát ra được nước rửa chén giữ trong các bọt khí, khi lượng khí CO2 nhiều các bọt khí sẽ được đẩy lên cùng với lượng baking soda dư. Kết quả là bọt khí thoát ra ngoài.
Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm: - Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành: Hóa học 12, Chương 6: Bài 25: Kim loại kiểm và hợp chất quan trọng của kim loại kiểm.
- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: Hóa học 12, Chủ đề: Nguyên tố nhóm IA; Nội dung: Một số ứng dụng và quá trình liên quan đến hợp chất nhóm IA.
- Cách sử dụng: Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:
+ Phương pháp tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất của các chất: Nghiên cứu tính chất của muối hydrocarbonate với acid.
+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu cho HS thí nghiệm kiểm tra tính chất của muối hydrocarbonate với acid.
Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:
1. Có thể thay baking soda trong thí nghiệm trên bằng chất quen thuộc nào khác
trong cuộc sống hàng ngày?
→ Lời giải: Có thể sử dụng bột nở hoặc thuốc muối nabica (có chứa NaHCO3)
thay thế cho baking soda cũng sẽ thu được hiện tượng tương tự.
2. Một bạn có ý kiến có thể thay baking soda trong thí nghiệm trên bằng đá vôi
được đập nhỏ, mịn thì cũng sẽ thu được hiện tượng tương tự trên. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
→ Lời giải: Đồng tình. Thành phần chính của đá vôi là CaCO3. Khi tác dụng
với giấm, sinh ra khí CO2.
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O