hiện tượng thí nghiệm
Hình 3. 5. Hình ảnh HS lớp 11/09 (TN2) trường
3.5.3. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên bộ môn giảng dạy tại lớp học thực nghiệm thực nghiệm
Sau khi thực nghiệm tại trường trung học phổ thông tôi có hỏi ý kiến cô Phụng (GV bộ môn Hóa học lớp TN – lớp 11/9) và một số thầy cô dự giờ trong tiết TN về đề tài, những thí nghiệm gắn kết đời sống được sử dụng trong khi thực nghiệm và cách kết hợp những thí nghiệm đó vào tiết học bài mới; tôi đã thu thập được các ý kiến sau:
Đề tài nghiên cứu về sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống là một đề tài hay, đã được nghiên cứu trước đây nhưng vẫn còn hạn chế trong việc áp dụng vào quá trình dạy học Hóa học hiện nay.
Đề tài cung cấp cho các GV hóa học THPT nguồn tài liệu hay, mới mẻ và thú vị về thí nghiệm. Những thí nghiệm trong đề tài rất sinh động hấp dẫn, có hiện tượng rõ ràng và dễ quan sát cũng như thực hiện an toàn nhưng vẩn đảm bảo được về mặt khoa học, mục đích thí nghiệm. Các thí nghiệm này không những dễ hiểu và phù hợp với trình độ tư duy của HS hiện nay mà còn giúp HS dễ dàng tìm nguồn nguyên liệu, nguồn hóa chất, HS có thể tự tìm và tự làm lại tại nhà nếu muốn, nồng độ các hóa chất trong các phản ứng thấp, không gây nguy hiểm đến cho HS như hóa chất nồng độ cao trong các thí nghiệm truyền thống. Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong đề tài đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chương trình GDPT mới trong việc phát triển các năng lực của HS, do đó khi nền giáo dục của nước ta chuyển sang hoàn toàn theo chương trình mới các em HS và GV đều sẽ rất dễ tiếp cận.
Trước giờ các GV gặp một số vấn đề trong dạy học Hóa học như HS rất hứng thú khi được học với thí nghiệm nhưng không thể làm lại thí nghiệm ở nhà; HS không thấy được Hóa học có ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống; các vật dụng, vật liệu xung quanh đều có thành phần Hóa học xác định, nhưng HS không biết được thành phần Hóa học của các vật dụng, vật liệu đó. Các thí nghiệm còn giúp HS tích cực hơn trong giờ học, chủ động tìm tòi kiến thức mới và kiểm chứng lại các kiến thức đã học theo sự hướng dẫn của GV, từ đó sẽ giúp các em HS phát triển các kĩ năng, kĩ xảo và năng lực về hóa học, chủ động hơn trong việc nắm bắt kiến thức. Qua đó sẽ giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của Hóa học trong đời sống hàng ngày và áp dụng được những kiến thức Hóa học vào cuộc sống.
Sau quá trình xây dựng và thực nghiệm đề tài, tuy các thí nghiệm gắn kết cuộc sống vẫn còn một vài hạn chế nhưng tôi nhận thấy việc sử dụng các thí nghiệm này trong dạy học Hóa học đã đem lại một số thành công nhất định như giúp HS có hứng thú hơn trong giờ học, tạo không khí lớp học sôi động vui nhộn, từ đó góp phần giúp HS học tốt hơn, đưa HS lại gần với kiến thức cuộc sống hơn và tăng hiệu quả của tiết dạy.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã đạt được các kết quả sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Đã nêu tổng quan về lịch sử nghiên cứu của vấn đề.
- Đã tìm hiểu và trình bày sơ lược xu hướng đổi mới giáo dục trong chương trình GDPT mới, phân tích nội dung và yêu cầu môn Hóa học phần Vô cơ của chương trình GDPT mới.
- Đã nghiên cứu một số vấn đề về PPDH Hóa học, thí nghiệm trong dạy học Hóa học và thí nghiệm gắn kết cuộc sống ở trường THPT trong chương trình hiện hành và chương trình GDPT mới.
- Đã điều tra thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy Học hóa học ở các trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng cho thấy HS yêu thích thí nghiệm nhưng giờ học có thí nghiệm hóa học khá ít, thí nghiệm gắn kết cuộc sống còn xa lạ đối với nhiều HS, khó khăn của việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong quá trình học tập và làm thí nghiệm…. Ngoài ra, về phía GV, tôi đã điều tra mức độ thường xuyên sử dụng thí nghiệm hóa học của GV, tìm ra những khó khăn khi sử dụng thí nghiệm hóa học mà GV gặp phải, ý kiến của GV về thí nghiệm gắn kết cuộc sống.
1.2. Thiết kế thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống
- Đã đề xuất nguyên tắc và quy trình thiết kế thí nghiệm gắn kết cuộc sống.
- Đã thiết kế tổng cộng 16 thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống sử dụng trong dạy học Hóa học phần Vô cơ ở trường THPT ở các chương: “Phản ứng oxi hóa – khử”,
“Tốc độ phản ứng hóa học”, “Oxi – Ozôn”, “Sự điện li”, “Cacbon – Silic”, “Đại cương về kim loại”, “Kim loại kiểm, kim loại kiểm thổ, nhôm”; đề xuất cách sử dụng các thí
nghiệm gắn kết cuộc sống và thiết kế giáo án TNSP có sử dụng các thí nghiệm đã thiết kế.
1.3. Thực nghiệm sư phạm
- Đã tiến hành TNSP với cặp lớp TN – ĐC ở trường THPT Thanh Khê trong địa bàn TP.Đà Nẵng. Tôi đã áp dụng các phương pháp quan sát thái độ học tập của HS trong
giờ giảng dạy; kiểm tra kiến thức cuối quá trình và khảo sát đánh giá của HS về tiết học qua phiếu hỏi.
- Kết quả thực nghiệm cho thấy đa số HS có hứng thú hơn với tiết học có sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống, đánh giá của HS về các thí nhiệm này là khá tốt, đa số các HS mong muốn được học với thí nghiệm gắn kết cuộc sống và kết quả kiểm tra kiến thức của HS qua tiết học cũng chứng tỏ được tính khả thi của đề tài vào quá trình dạy học Hóa học. Việc khảo sát ý kiến của các GV bộ môn Hóa học cũng đem lại kết quả khả quan, đánh giá thí nghiệm gắn kết cuộc sống giúp cho HS hứng thú hơn với môn Hóa học và đưa kiến thức Hóa học của HS lại gần thực tiễn đời sống hơn.
2. KIẾN NGHỊ
Sau khi thực hiện đề tài, tôi có một số kiến nghị sau về hướng phát triển của đề tài: - Tiếp tục nghiên cứu thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hóa học phần Hữu cơ lớp 11 và 12 theo chương trình GDPT mới 2018.
- Tiếp tục nghiên cứu thiết kế và sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học môn Khoa học tự nhiên cấp THCS theo chương trình GDPT mới 2018.
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm Hóa học cho HS ở trường THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
[1]. Phan Văn An (2019), Giáo trình thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học Hóa
học, Đại học Đà Nẵng.
[2]. Nguyễn Thị Lan Anh (2019), Bài giảng phương pháp dạy học các vấn đề cụ thể trong chương trình hóa học phổ thông, Đại học Đà Nẵng.
[3]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), nghị quyết số 29-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI đã duyệt.
[4]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn hóa học cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
[5]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể,
năm 2018.
[6]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông, Môn Hóa học, năm
2018.
[7]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Đại từ điển
Tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin.
[8]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Dự án Việt – Bỉ, Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, năm 2009.
[9]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sách giáo khoa Hóa học 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013.
[10]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sách giáo khoa Hóa học 11 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013.
[11]. Trần Quốc Đắc (1992), Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy – học ở trường PTCS Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm
– Tâm lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.
[12]. Đào Thị Hoàng Hoa, Thái Hoài Minh (2014), Tài liệu hỗ trợ học tập Lí luận và
phương pháp dạy học Hóa học 1, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
[13]. Nguyễn Thị Hoa (2003), Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện kỹ thuật dạy học
trường Trung học phổ thông ở Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[14]. Khúc Thị Thanh Huê (2012), Sử dụng thí nghiệm để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Hóa học ở trường Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học,
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
[15]. Hoàng Khánh Linh (2017), Thiết và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong
dạy học Hóa học phần Vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
[16]. Trần Thị Quỳnh Mai (2010), Thiết kế và sử dụng một số nghiệm hóa học gây hứng thú cho học sinh Trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
[17]. Nguyễn Thị Thành Nhơn (2016), Sử dụng thí nghiệm liên hệ đời sống trong dạy
học Hóa học bằng tiếng Anh (chương trình THPT quốc tế IGCSE), Khóa luận tốt nghiệp,
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
[18]. Nguyễn Thị Trúc Phương (2003), Sử dụng thí nghiệm hóa học để tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo
dục học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
[19]. Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa. TIẾNG ANH
[20]. Robert Brent, Harry Lazarus (1960), The Golden Book of Chemistry Experiments,
Golden Press.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kế hoạch bài dạy TNSP – Bài 16: Hợp chất của cacbon
Người soạn: Võ Thu Hiền – 17SHH Ngày soạn:
Lớp dạy: 11/9 Trường THPT Thanh Khê
Bài 16: Hợp chất cacbon (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức
HS trình bày được:
- Tính chất của acid cacbonic : là acid kém bền, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O. Là acid 2 nấc, phân li thành ion H+, HCO3-, CO32-. (1)
- Tính chất của muối cacbonat (CO32-) và muối hiđrocacbonat (HCO3-) : tác dụng với acid, kiềm, nhiệt phân (2)
- Ứng dụng của muối cacbonat (CO32-) và muối hiđrocacbonat (HCO3-) trong thực tiễn. (3)
- HS nêu được hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học. (4)
- HS vận dụng được tính chất vật lý, ứng dụng và trạng thái tự nhiên để giải thích những vấn đề xảy ra trong cuộc sống có liên quan đến hoá học. (5)
2. Năng lực
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. (6) - Năng lực làm việc nhóm. (7)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. (8) - Năng lực thực hiện thí nghiệm hóa học. (9)
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích ứng dụng của hóa học trong cuộc sống. (10)
- HS có thái độ nghiêm túc, tự giác và tích cực trong việc học tập. (11) - Rèn luyện đức tính cần cù, trung thực, tỉ mỉ và chính xác. (12)
- HS tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. (13)
- Hợp tác trong học tập, có trách nhiệm cao khi làm việc nhóm. (14)
II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV:
- Kế hoạch dạy học, bài giảng powerpoint, phiếu ghi bài, phiếu đánh giá hoạt động nhóm và các thiết bị hỗ trợ.
- Dụng cụ, hóa chất cho các thí nghiệm hóa học.
2. Chuẩn bị của HS:
- Sách giáo khoa.
- Đọc trước bài ở nhà và ôn lại các kiến thức đã học.
3. PPDH
- Phương pháp đàm thoại. - PPDH nêu vấn đề. - PPDH theo nhóm. - Phương pháp trực quan. - Kĩ thuật dạy học tia chớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Mô tả chung tiến trình dạy học
TT Hoạt động (thời gian) Mục tiêu Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức 1 Hoạt động 1: Khởi động - Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.
Phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan.
2 Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về acid cacbonic (1); (8); (11) Phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, kĩ thuật dạy học tia chớp.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về muối cacbonat (2), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14) Phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, PPDH theo nhóm, phương pháp trực quan. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về ứng dụng (5), (10), (11), (12), (13), (14) Phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, PPDH theo nhóm. 3. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố - Củng cố toàn bộ kiến thức về hợp chất của cacbon. - Nhận xét kết quả học tập và nhắc nhở HS khắc phục. Hướng dẫn HS tự rèn luyện và giao nhiệm vụ về nhà. Phương pháp đàm thoại. 2. Các hoạt động dạy học cụ thể Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu:
- Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học. b) Tổ chức thực hiện:
*Phương pháp và kĩ thuật dạy học sử dụng: Phương pháp đàm thoại, phương pháp
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV đưa ra một số hình ảnh:
- GV hỏi HS: “Những hình ảnh này chứa các ion của nguyên tố cacbon mà ngày hôm nay chúng ta sẽ học. Có bạn nào biết không?”
- GV kết luận: “Hình đầu tiên chính là đá vôi (CaCO3) và hình thứ hai là baking soda (NaHCO3). Ion cô nhắc tới đó là: CO32- và HCO3-”.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về acid cacbonic
a) Mục tiêu:
- HS trình bày được tính chất chung của acid cacbonic.
b) Nội dung và sản phẩm:
1. Acid cacbonic (H2CO3) là acid yếu, không bền, dễ phân hủy thành CO2 và H2O.
𝐻2𝐶𝑂3 ⇌ H2O + CO2
2. Acid cacbonic (H2CO3) là acid 2 nấc:
𝐻2𝐶𝑂3 ⇌ 𝐻+ + 𝐻𝐶𝑂3− 𝐻𝐶𝑂3− ⇌ H+ + 𝐶𝑂32−
3. Acid cacbonic (H2CO3) tác dụng với bazơ tạo ra hai loại muối: muối hidrocacbon
(chứa ion HCO3-) và muối cacbonat (chứa ion CO32-).
c) Tổ chức thực hiện:
*Phương pháp và kĩ thuật dạy học sử dụng: Phương pháp đàm thoại, phương pháp
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV chuẩn bị và chiếu lần lượt các câu hỏi trên slide.
- GV sử dụng kỹ thuật tia chớp. Gọi 1 HS bất kì trả lời câu đầu tiên. Sau khi trả lời xong HS này gọi bất kì 1 HS trả lời câu hỏi tiếp theo. Lần lượt như vậy đến hết bộ câu hỏi. - Bộ câu hỏi:
Câu hỏi nhanh như chớp
1. Acid H2CO3 là acid bền hay kém bền? 2. Dễ bị phân hủy thành: … và …
3. Acid H2CO3 là acid bao nhiêu nấc phân li?
4. Viết phương trình phân li nấc thứ nhất của H2CO3. 5. Viết phương trình phân li nấc thứ hai của H2CO3.
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt vấn đề: “Từ các phương trình điện
li đó, hãy cho biết có bao nhiêu loại muối tạo thành từ H2CO3?”
- GV kết luận: “Có 2 loại muối tạo thành từ H2CO3 đó là: HCO3- (muối hiđrocacbonat) và CO32- (muối cacbonat)”
- GV chốt kiến thức.
Acid Cacbonic
- Acid cacbonic (H2CO3) là acid yếu, không bền, dễ phân hủy thành CO2 và H2O.
𝐻2𝐶𝑂3 ⇌ H2O + CO2
- Acid cacbonic (H2CO3) là acid 2 nấc: 𝐻2𝐶𝑂3 ⇌ 𝐻+ + 𝐻𝐶𝑂3−
𝐻𝐶𝑂3− ⇌ H+ + 𝐶𝑂32−
- HS tham gia hoạt động, trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS lắng nghe.
- Acid cacbonic (H2CO3) tạo ra hai loại muối: muối hidrocacbon (chứa ion HCO3-) và muối cacbonat (chứa ion CO32-).
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về muối cacbonat a) Mục tiêu:
- HS trình bày được tình tan, tính chất hóa học của muối cacbonat (CO32-) và muối hiđrocacbonat (HCO32-).
b) Nội dung và sản phẩm: