Thí nghiệm mô phỏng muối hydrocarbonate tác dụng với acid và base

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4.15. Thí nghiệm mô phỏng muối hydrocarbonate tác dụng với acid và base

 Phân loại thí nghiệm: Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng  Mục đích của thí nghiệm:

- HS trình bày được tính chất của muối hydrocarbonate với acid và base. - HS trình bày được muối sodium hydrocarbonate là muối lưỡng tính.  Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ Hóa chất

- Cốc thủy tinh: 2 - Giấm ăn - Nước vôi trong - Bột nở

 Cách tiến hành thí nghiệm:

- Cho nước vôi trong, giấm ăn lần lượt vào cốc 1 và cốc 2. - Cho bột nở lần lượt vào 2 cốc trên.

Tiến hành và quan sát hiện tượng 2 cốc.  Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:

- Cốc thủy tinh cần được rửa sạch để quan sát hiện tượng rõ ràng.

- Nước vôi trong sau khi pha xong cần sử dụng ngay, tránh để lâu ngoài không khí.

 Hiện tượng xảy ra:

- Cốc 1: đựng dung dịch nước vôi trong, xuất hiện kết tủa trắng. - Cốc 2 : đựng xuất hiện sủi bọt khí.

 Giải thích hiện tượng:

- Thành phần chính của dung dịch bột nở là NaHCO3, nước vôi trong Ca(OH)2, giấm CH3COOH.

- Khi cho bột nở vào dung dịch nước vôi trong, kết tủa trắng tạo thành là CaCO3 (Calcium carbonat), theo phản ứng sau :

OH- + HCO3- → CO32- + H2O. Ca2+ + CO32- → CaCO3↓

- Khi cho bột nở vào giấm ăn, khí CO2 sinh ra theo phản ứng sau : HCO3- + CH3COOH → CH3COO- + CO2↑ + H2O

- Qua thí nghiệm trên, ta có thể rút ra được muối sodium hydrocarbonate tác dụng được với dung dịch base thể hiện tính acid, tác dụng với acid thể hiện tính base. Vậy muối sodium hydrocarbonate có tính lưỡng tính.

 Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm: - Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình hiện hành:

+ Hóa học 12, Chương 6: Bài 25: Kim loại kiểm và hợp chất quan trọng của kim loại kiểm.

+ Hóa học 12, Chương 6: Bài 26: Kim loại kiểm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiểm thổ.

Hình 2. 17. Bột nở tác dụng nước vôi trong, bột nở tác dụng với giấm ăn trong, bột nở tác dụng với giấm ăn

- Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm trong chương trình GDPT mới: + Hóa học 12, Chủ đề: Nguyên tố nhóm IA; Nội dung: Một số ứng dụng và quá trình liên quan đến hợp chất nhóm IA.

+ Hóa học 12, Chủ đề: Nguyên tố nhóm IIA; Nội dung: Tính chất cơ bản của một số loại hợp chất nhóm IIA.

 Các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và lời giải:

1. Hiện tượng gì đã xảy ra khi cho bột nở vào dung dịch nước vôi trong và

giấm ăn?

→ Lời giải: Khi cho bột nở vào nước vôi trong thì xuất hiện kết tủa trắng. Khi

cho bột nở vào giấm ăn thì có hiện tượng xủi bọt khí.

2. Viết các phản ứng hóa học xảy ra trong thí nghiệm.

→ Lời giải: Khi cho bột nở vào nước vôi trong:

HCO3- + OH- → CO32- + H2O. Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ Khi cho bột nở vào giấm:

HCO3- + CH3COOH → CH3COO- + CO2 + H2O

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường thpt (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)