Thực trạng công tác quản lí dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 82)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DÂN SỐ SINH TRÊN ĐỊA

4.1.2. Thực trạng công tác quản lí dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình

4.1.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu ban hành các văn bản chính sách DS - KHHGĐ

Để chính sách dân số tiếp tục phát huy hiệu quả, phù hợp với điều kiện tình hình mới hiện nay thì cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện và kịp thời ban hành các văn bản, các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản hướng dẫn, kế hoạch hoạt động, quy định việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ đảm bảo tổ chức có hiệu quả.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XX, XXI đều đề ra mục tiêu và giải pháp thực hiện công tác dân số; Chỉ thị số 02/CT-CTUBND, ngày 18/02/2014 của Chủ tịch UBND huyện về việc đẩy mạnh thực hiện công tác DS- KHHGĐ; Quyết định số 2214/QĐ-UBND ngày 20/9/2015 của Chủ tịch UBND huyện về việc ban hành quy định về thực hiện một số chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện. Ngoài ra, trong chương trình công tác hàng năm, Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện đều đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện, như giao chỉ tiêu giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và chỉ tiêu về các biện pháp tránh thai. Các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội đã đưa nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình là một trong những tiêu chí để các địa phương, đơn vị, cán bộ, đảng viên phấn đấu thực hiện và là một tiêu chuẩn đánh giá, xét duyệt, công nhận các danh hiệu thi đua hàng năm.

Đến năm 2011, 100% các thôn đã hoàn thành việc bổ sung nội dung chính sách dân số-KHHGĐ vào hương ước, quy ước khu dân cư. Hàng năm, các ban ngành, đoàn thể đều ban hành kế hoạch tuyên truyền vận động cán bộ, hội đoàn viên và nhân dân thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Trung tâm Dân số-KHHGĐ là cơ quan thường trực BCĐ công tác Dân số- KHHGĐ huyện luôn tích cực và chủ động tham mưu với UBND huyện ban hành các chương trình, kế hoạch hành động theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm, kế hoạch hoạt động hàng năm như: kế hoạch hoạt động công tác năm, kế hoạch tổ chức Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, hưởng ứng các sự kiện của ngành…chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện; ban hành các Quyết định và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ huyện và kiện toàn khi có thay đổi thành viên Ban chỉ đạo.

4.1.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số

Truyền thông có vai trò quan trọng với công tác dân số. Nhờ truyền thông tốt mà nhận thức, hành vi của người dân dần thay đổi, do đó chất lượng dân số đã từng bước được nâng lên rõ rệt”. Chính vì vậy công tác Truyền thông - Giáo dục luôn được cấp uỷ Đảng, chính quyền coi trọng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả, kết quả năm sau cao hơn và cải tiến hơn năm trước nhằm thực hiện thắng lợi chương trình Dân số - KHHGĐ.

Công tác truyền thông giáo dục đã được triển khai cả bề rộng và bề sâu với nhiều hình thức phù hợp với từng vùng, từng loại đối tượng, với sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể quần chúng. Trên cơ sở đó từng bước mở rộng nâng cao chất lượng, đổi mới cách làm góp phần làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hoạt động truyền thông được tiến hành đồng bộ, rộng khắp nhưng đặc biệt được chú trọng đầu tư ở các địa bàn nông thôn, vùng công giáo, vùng xa trung tâm, những nơi đông dân mà mức sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ sinh vẫn còn cao. Đối tượng chủ yếu là các cặp vợ chồng đã có từ 2 con trở lên đặc biệt là nhóm phụ nữ từ 24 đến 34 tuổi và những cặp vợ chồng sinh con một bề là gái, những người có uy tín trong gia tộc, dòng họ, trong cộng đồng nhằm giúp họ có nhận thức đúng đắn, thấy rõ trách nhiệm và tự giác tham gia chương trình Dân số - KHHGĐ. Đảm bảo sự kết hợp hiệu quả giữa các hình thức: Truyền thông trực tiếp, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng với cả hai nội dung Dân số và KHHGĐ.

Công tác truyền thông cũng được đẩy mạnh với nhiều hình thức như: Lồng ghép phổ biến nội dung chính sách dân số nhân các hội nghị sơ, tổng kết và phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tăng thời lượng phát thanh về Pháp lệnh Dân số, Nghị định 104/2003/NĐ- CP, Nghị định 114/2006/NĐ-CP và Nghị định 20/2010/NĐ-CP; tổ chức tuyên truyền trực quan bằng panô, khẩu hiệu, tuyên truyền lưu động bằng loa phóng thanh; tổ chức nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm, sinh hoạt nhóm tổ, hội thi tìm hiểu chính sách dân số, sinh hoạt lồng ghép ở các thôn văn hoá, khu dân cư, vùng giáo dân… có hơn 10.000 lượt cán bộ, hội đoàn viên tại các xã, thôn và công nhân lao động tại các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện tham gia.

Tại các xã, thị trấn, Ban DS-KHHGĐ tổ chức họp, giao nhiệm vụ cho cộng tác viên và tuyên truyền viên của các ngành đoàn thể nhằm truyên truyền

Pháp lệnh Dân số đến từng hộ gia đình, đồng thời cấp phát tờ rơi, tài liệu truyền thông đến tận đối tượng.

Nhìn chung, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Pháp lệnh Dân số và các văn bản pháp luật liên quan được đẩy mạnh về số lượng và chất lượng, phong phú về nội dung và hình thức tuyên truyền, đã góp phần làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân có nhận thức đúng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân số.

Trên địa bàn huyện đã xây dựng củng cố và phát triển hàng nghìn mô hình truyền thông hoạt động có hiệu quả của các ngành, đoàn thể theo hướng lồng ghép hoạt động Dân số - KHHGĐ với hoạt động thường xuyên của đơn vị. Phong trào xây dựng "tổ phụ nữ không có người sinh con thứ 3 trở lên", xây dựng "nhóm nhỏ cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ - tăng thu nhập" của hội phụ nữ, các câu lạc bộ tiền hôn nhân, câu lạc bộ gia đình trẻ của Đoàn thanh niên, phong trào xây dựng gia đình hội viên nông dân 6 chuẩn mực, tiêu chuẩn gia đình văn hoá, làng văn hoá gắn với chỉ tiêu dân số - KHHGĐ... đã thực sự là những hạt nhân tốt của phong trào quần chúng tham gia chương trình. Đặc biệt phong trào xây dựng tổ phụ nữ không có người sinh con thứ 3 trở lên đã trở thành điểm sáng cần được nhân rộng.

Hoạt động truyền thông trực tiếp, nhất là vận động, tư vấn về KHHGĐ của đội ngũ cán bộ dân số, y tế đã được đẩy mạnh và hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt mô hình truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ đã đạt kết quả cao, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các cơ quan thông tin đại chúng ở tỉnh, huyện, xã đã duy trì thành nề nếp, đã mở các chuyên mục Dân số - KHHGĐ, chuyển tải chủ trương, chính sách dân số - KHHGĐ đến các địa phương, biểu dương gương người tốt, việc tốt đồng thời phê phán các trường hợp vi phạm, các quan niệm tập tục lạc hậu cản trở đến thực hiện mục tiêu chương trình. Hàng trăm khẩu hiệu, pa nô áp phích, tranh cổ động về Dân số - KHHGĐ được thực hiện từ khu dân cư với nội dung phong phú, phù hợp với từng giai đoạn. Hàng nghìn ấn phẩm tài liệu truyền thông phù hợp với đặc điểm địa phương đã được sản xuất và cung cấp cho cộng đồng. Các hình thức: hội thảo, hội thi của nhiều ban ngành, đoàn thể đã gắn với nội dung Dân số - KHHGĐ.

Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả các hình thức truyền thông năm 2014 – 2016

TT Các hoạt động ĐVT Các năm So sánh(%) BQ

(%)

2014 2015 2016 15/14 16/15

1 Hội tuyên truyền Buổi 56 52 36 92,8 69,2 81,0

2 Tuyên truyền lưu động Buổi 5 5 4 100 80 90

3 Tư vấn tại hộ gia đình Lượt 68.500 62.320 36.520 90,9 58,6 74,7

4 Phóng sự truyền hình Lần 2 2 1 100 50 75,5

5 Bài phát thanh Bài 36 24 27 150 112,5 131,2

6 Tư vấn cung cấp dịch vụ KHHGĐ Lượt 24.541 25.445 26.213 106 103 104,5

7 Pano, khẩu hiệu Chiếc 64 52 34 81,2 65,5 73,4

9 Băng TT Chiếc 82 78 62 95,1 79,4 87,3

10 Tờ rơi, tạp chí Tờ 9.540 8.350 6.350 87,5 76,1 81,8

11 HN phối hợp với các ban ngành HN 21 5 16 24 320 172

Nguồn: Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016)

Các hình thức truyền thông, tuyên truyền được Trung tâm DS-KHHGĐ huyện triển khai rất phong phú và đa dạng. Trong năm 2016 đã tổ chức 36 hội nghị tuyên truyền với 467 người dự, làm được 34 pano lớn nhỏ, treo 62 băng rôn tuyên truyền; cấp phát 6.350 tờ rơi các loại.

Bên cạnh đó, Trung tâm Dân số - KHHGĐ đã chú trọng và tăng cường việc viết tin, bài về các hoạt động công tác dân số - KHHGĐ tại huyện, cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng như: phối hợp với Đài truyền hình Bắc Ninh đăng phóng sự về công tác DS-KHHGĐ nhân kỷ niệm ngày dân số thế giới 11/7. Phối hợp với Đài phát thanh huyện đưa tin bài thường xuyên về hoạt động của ngành, đăng trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện và tạp chí chuyên ngành góp phần thiết thực trong việc tuyên truyền về công tác Dân số - KHHGD đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.

32, 2 %

15, 6 %

52, 2%

Phương tiện thông tin đại chúng Cán bộ làm công tác dân số Tập huấn, tọa đàm

Hình 4.2. Đồ thị mức độ tiếp thu của người dân với các hình thức

Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Qua các hoạt động tuyên truyền này đã tác động vào nhận thức của các nhóm đối tượng, góp phần nâng cao kiến thức và ý thức trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ. Qua tổng hợp kết quả điều tra người dân ta thấy hình thức truyền thông mang lại hiệu quả cao nhất, mức độ tiếp thu cao nhất đến 52,2% là thông qua các phương tiện thông tiện đại chúng: internet, tivi, đài phát thanh, sách báo, tờ rơi. Tiếp theo là 32,2% thông qua cán bộ làm công tác dân số địa phương, hình thức này giúp người dân có thể trực tiếp được bày tỏ suy nghĩ, chia sẻ những vấn đề thắc mắc với các cán bộ chuyên môn trực tiếp về Dân số-KHHGĐ và được giải đáp chu đáo. Qua các buổi tập huấn tọa

đàm chỉ chiếm 15,6% đây là cách truyền thông này mang lại hiệu quả cao, mang tính thực tế vì thường được tổ chức theo từng chuyên đề cụ thể. Song do giới hạn về kinh phí cũng như các điều kiện khác nên không thể tổ chức thường xuyên hình thức này, điều đó làm cho mức độ tiếp thu của người dân với loại hình truyền thông này thấp hơn so với mức độ tiếp thu qua các phương tiện thông tin đại chúng. 4.1.2.3. Nâng cao chất lượng dân số gắn với sự gia tăng dân số hợp lý

Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng dân số của huyện đã đạt được những kết quả nhất định.

Chất lượng dân số từng bước được cải thiện rõ rệt: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là 17,9 % năm 2005, giảm xuống còn 4,2% năm 2016. Trong giai đoạn 2011-2020, công tác dân số của huyện Gia Bình đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý và kiểm soát tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh.

a. Quy mô dân số

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở sơ bộ đến năm 2016 huyện Gia Bình có 29.463 hộ, 106.929 nhân khẩu.

So với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, Gia Bình có dân số thấp nhất trong 8 huyện, thị, thành phố. Tuy nhiên về mặt khách quan, quy mô dân số huyện Gia Bình đạt được ở mức 106.929 người vào năm 2016 không phải hoàn toàn từ kết quả giảm sinh mà trong đó có một phần từ yếu tố biến động dân cư.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2014 - 2016

Chỉ số ĐVT Các năm So sánh các năm (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Dân số Người 108.297 107.651 106.929 99,4 99,3 99,35 Trẻ sinh Trẻ 1.838 1.740 1.695 94,7 97,4 96,05 Tỷ suất sinh ‰ 17,1 16,16 15,85 - - - Tỷ suất chết ‰ 5,2 4,7 5,56 - - - Tốc độ phát triển dân số tự nhiên ‰ 11,9 11,46 10,3 - - - Nguồn: Trung tâm Dân số - KHHGĐ (2014, 2015, 2016) Trong 3 năm qua tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của huyện có xu hướng giảm rõ rệt. Đây là kết quả từ việc thực hiện chỉ tiêu giảm sinh, kết quả này đã góp phần rất quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập bình

quân đầu người hàng năm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống nhân dân từ đó nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện. Số sinh có xu hướng giảm dần theo các năm là do công tác tuyên truyền, tư vấn của các cán bộ quản lý dân số sinh đã đến sát với người dân hơn.

Bảng 4.4. Biến động số sinh của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Bình năm 2014-2016

ĐVT: Trẻ STT Đơn vị Các năm So sánh các năm

2014 2015 2016 2015-2014 2016-2015 BQ 1 Bình Dương 84 82 89 -2.0 7.0 2.5 2 Cao Đức 87 72 72 -15.0 0.0 -7.5 3 Đại Bái 193 173 145 -20.0 -28.0 -24.0 4 Đại Lai 142 133 107 -9.0 -26.0 -17.5 5 Đông Cứu 156 119 134 -37.0 15 -25.5 6 Giang Sơn 116 109 122 -7.0 13.0 3.0 7 Lãng Ngâm 152 148 140 -4.0 -8.0 -6.0 8 Nhân Thắng 151 146 145 -5.0 -1.0 -3.0 9 Quỳnh Phú 107 135 126 28.0 -9.0 9.5 10 Song Giang 149 131 130 -18.0 -1.0 -9.5 11 Thái Bảo 108 112 88 4.0 -24.0 -10.0 12 Vạn Ninh 92 98 121 6.0 23.0 14.5 13 Xuân Lai 164 157 159 -7.0 2.0 -2.5 14 TT Gia Bình 137 125 126 -12.0 1.0 -5.5 Tổng 1838 1740 1695 -98.0 -45.0 -71.5

Nguồn: Trung tâm Dân số - KHHGĐ (2014, 2015, 2016) Qua bảng 4.4 ta thấy hai năm 2014 và 2015 hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có số sinh hàng năm giảm so với cùng kì năm trước, chỉ có một vài trường hợp vẫn có vấn đề nổi cộm như: xã Quỳnh Phú (năm 2015 tăng hơn hẳn số sinh năm 2014 28 trẻ, trong khi đó năm 2016 giảm số sinh hơn 2015 là 9 trẻ), hay như xã Vạn Ninh (năm 2016 số trẻ sinh tăng 23 trẻ so với năm 2015), xã Đông Cứu (năm 2015 giảm 37 trẻ sinh ra so với năm 2014, nhưng đến năm 2016 số sinh lại vượt hơn cùng kì năm 2015 tới 15 trẻ), những xã trên phải nghiêm túc xem xét lại công tác quản lý dân số sinh hiện nay, đề xuất thêm những phương pháp để có thể gần gũi, sát sao với người dân hơn trong vấn đề quản lý dân số sinh.

Bên cạnh đó lại có những xã thực hiện rất tốt công tác quản lý sự gia tăng dân số như xã Đại Bái (năm 2015 giảm 20 trẻ sinh ra so với năm 2014, đến năm 2016 đã giảm được 28 trẻ sinh ra so với cùng kì năm 2015), xã Đại Lai (năm 2016 số trẻ được sinh ra đã giảm 26 trẻ so với cùng kì năm 2015).

b. Cơ cấu dân số theo giới tính và theo độ tuổi

Cơ cấu tuổi và giới tính là một trong những đặc trưng quan trọng của cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)