Kết quả phát triển kinh tế-xã hội huyện Gia Bình năm 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 51)

(Tính theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ I Tổng giá trị sản xuất 3.887.448 100,0 4.116.062 100,0 4.379.825 100,0 105,8 106,4 106,1 1 Nông nghiệp 1.144.448 29,4 1.028.972 25,0 1.077.825 24,6 89,9 104,7 97,3 2 Công nghiệp, TTCN 1.629.000 41,9 1.832.090 44,5 1.925.000 43,9 112,3 105,1 108,7 3 Thương mại - dịch vụ 1.114.000 28,6 1.257.000 30,5 1.377.000 31,4 112,8 109,5 111,2 II Một số chỉ tiêu bình quân 1 Giá trị SX bình quân/ hộ 136,6 - 140,3 - 148,7 - 102,7 106 104,4 2 Giá trị SX/1 lao động 76,2 - 79,7 - 83,9 - 104,6 105,3 104,9 3 Thu nhập BQ/khẩu/ năm 17,9 - 19,7 - 21,8 - 110,1 110,7 110,4

4 Tỷ lệ hộ nghèo (%) - 5,2 - 4,9 - 3,5 - - -

5 Tỷ lệ tăng dân số (‰) - 13,0 - 11,8 - 12,3 - - - Nguồn: Chi cục thống kê và UBND huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016)

Hệ thống mạng lưới ngân hàng, tổ chức tín dụng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, loại hình và số lượng. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng, Kho bạc đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiền vốn cho các hộ và doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện (UBND huyện Gia Bình, 2014, 2015, 2016).

3.1.2.2. Về Văn hóa - xã hội

Tình hình xã hội ở huyện Gia Bình trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2016 tổng số đối tượng tham gia BHYT trong toàn huyện là 85.690 người đạt tỷ lệ 79,6%; tăng 4,2% so với 2015. Công tác bảo vệ, CSSK nhân dân, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới đã được quan tâm hơn, nhiều mặt đạt được kết quả tích cực. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, tăng cường. Chất lượng giáo dục - đào tạo, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2010 - 2015 đạt kết quả tốt.

An sinh và phúc lợi XH được đảm bảo tốt hơn, đến nay tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới ước khoảng 3,49%. Đến năm 2016, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong huyện, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng xa trung tâm, người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách được quan tâm cải thiện (UBND huyện Gia Bình, 2016).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

Tiếp cận cộng đồng: Nghiên cứu về Dân số - KHHGĐ được đặt trong mối

quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các thành viên trong mỗi gia đình và trong chính cộng đồng mà họ sinh sống. Các nội dung nghiên cứu được tìm hiểu, điều tra với sự tham gia, hợp tác và chia sẻ của cộng đồng để từ đó có được những kết quả chính xác góp phần xây dựng các kế hoạch hành động phù hợp cho chính người dân trong cộng đồng đó.

Tiếp cận xã hội học dân số: Vấn đề Dân số - KHHGĐ liên quan trực tiếp

đến mỗi con người - đó là chủ thể của mọi quá trình phát triển. Dân số - KHHGĐ và chất lượng của công tác quản lý hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của toàn bộ đất nước và cuộc sống nhân dân.

Tiếp cận theo hệ thống quản lý

Công tác Dân số - KHHGĐ là nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo thông qua ban hành các chủ trương chính sách, pháp luật có

liên quan. Quá trình quản lý đòi hỏi sự tham gia của một hệ thống bộ máy cán bộ tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở. Các nội dung trong nghiên cứu này được tiếp cận theo một trình từ đảm bảo tính hệ thống từ điều tra đội ngũ cán bộ quản lý đến người trực tiếp làm công tác dân số ở cơ sở và đến mỗi người dân. 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra, khảo sát

3.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu Đề tài tiến hành chọn 3 xã

Xã Vạn Ninh: Là một xã thuần nông ven đê, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chính của người dân. Tốc tăng trưởng bình quân của xã đạt từ 10 đến 13%, Vạn Ninh vẫn thuộc xã nghèo và chậm phát triển của huyện. Toàn xã có 7 thôn với tổng số dân là 7.092 người. Tổng số chị em trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 là 1.467 người. Tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba hàng năm của xã luôn cao hơn mức trung bình của toàn huyện (Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Gia Bình, 2016).

Xã Nhân Thắng có tốc độ phát triển kinh tế đạt trung bình trên 14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, bình quân thu nhập đầu người đạt từ 9 - 10 triệu đồng/người/năm (UBND huyện Gia Bình, 2016). Cùng với đó công tác dân số KHHGĐ có nhiều kết quả tốt, tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 luôn thấp hơn mức trung bình toàn huyện.

Xã Xuân Lai: Với thế mạnh là quê hương của làng nghề truyền thống sản xuất kinh doanh các mặt hàng mây tre đan, mỹ nghệ cho thu nhập hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Công tác Dân số-KHHGĐ có nhiều kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ sinh con thứ ba luôn thấp hơn mức trung bình toàn huyện, tuy nhiên đây là đơn vị có sự chênh lệch số trẻ sinh ra là nam lớn hơn số trẻ sinh ra là nữ (120,60/100) (Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Gia Bình, 2016).

3.2.2.2. Chọn mẫu điều tra, khảo sát

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra như sau: * Nhóm cán bộ: Tổng số 30 người gồm: Cán bộ là thành viên BCĐ công tác Dân số cấp huyện, cấp xã và cán bộ trực tiếp làm công tác dân số.

- Cấp huyện: 15 người

Điều tra, phỏng vấn cán bộ đại diện lãnh đạo chính quyền thuộc các phòng, ban trong huyện: 1 lãnh đạo Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Gia

Bình, 1 lãnh đạo Phòng Y tế, 1 lãnh đạo Hội phụ nữ, 1 lãnh đạo Ban tuyên giáo, 1 lãnh đạo Phòng Văn hóa - thông tin, 1 lãnh đạo Hội Nông dân, 1 lãnh đạo Mặt trận tổ quốc, 1 lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, 1 lãnh đạo Phòng giáo dục và 6 chuyên viên Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện.

- Cấp xã: Tổng số 15 cán bộ (5 người/xã)

Ba xã được chọn điều tra: Vạn Ninh, Nhân Thắng và Xuân Lai

Mỗi xã chọn đại diện như sau: 1 Trưởng ban DS - KHHGĐ, 1 cán bộ chuyên trách DS - KHHGĐ, 1 Trưởng trạm Y tế xã, 1 Chủ tịch Hội phụ nữ xã và 1 cán bộ Tư pháp

* Nhóm người dân: 90 người dân của 3 xã (30 người/xã), trong đó có phân chia theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp để nghiên cứu về nhận thức, ý thức đối với công tác Dân số - KHHGĐ, ý kiến về những thuận lợi, khó khăn và mong muốn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động DS- KHHGĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)