Số lớp đào tạo tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 84)

năm 2016 TT Các cấp Số lớp Tỷ lệ (%) 1 Cấp huyện 2 14,5 2 Cấp xã 4 28,5 3 Công tác viên 8 57 Tổng cộng 14 100

Nguồn: Trung tâm Dân số huyện Gia Bình (2016) Với tính chất đặc thù của ngành dân số, vai trò của từng cán bộ là vô cùng quan trọng làm nên thành công của công tác DS-KHHGĐ. Họ chính là những người trực tiếp vận động quần chúng nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về dân số đồng thời thống kê sát, đúng tình trạng dân số trong từng thời điểm

cụ thể (hàng tháng, hàng quý) giúp chính quyền các cấp hiểu rõ mức độ tăng, giảm dân số ở địa phương mình, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ra sao. Trong những năm qua trung tâm dân số KHHGĐ đã tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về dân số KHHGĐ cho các cán bộ, cộng tác viên, đặc biệt là những cán bộ, cộng tác viên mới và yếu.

Tuyến cơ sở luôn luôn được quan tâm chú trọng, tổ chức rất nhiều lớp đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp cho cấp xã và thôn xóm, 57% cho cấp thôn, 28,5% cho cấp xã, còn lại 14,5% cấp huyện.

Năm 2016, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đã phối hợp với Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh tổ chức 14 lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác DS- KHHGĐ như: bảng kiểm viên uống tránh thai, kỹ năng quản lý hậu cần kho phương tiện tránh thai, kỹ năng tuyên truyền chăm sóc SKSS, tư vấn vận động đối tượng sử dụng các biện pháp KHHGĐ, về sàng lọc trước sinh và sơ sinh, các văn bản mới về công tác Dân số - KHHGĐ và các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh...góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp. Tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ do Tỉnh tổ chức về quản lý, báo cáo và sử dụng thông tin của phần mềm MISH, quản lý và cấp phát phương tiện tránh thai, hệ thống biểu mẫu báo cáo mới,...

Bảng 4.9. Tần suất tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ Dân số-KHHGĐ của cán bộ năm 2016

Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) Cộng (%) Cấp huyện (người) Cấp xã (người) Cấp huyện Cấp xã Thường xuyên 8 9 26,6 30 56,6 Thỉnh thoảng 7 6 23,4 20 43,4 Rất ít 0 0 0 0 0

Không bao giờ 0 0 0 0 0

Tổng số 15 15 50 50 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2016) Từ bảng 4.10 ta thấy có 26,6% cán bộ dân số cấp huyện và 30% cán bộ cấp xã (tổng số là 56,6% cán bộ) thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn. Còn lại 43,4% cán bộ (23,4% cán bộ

huyện 20% cán bộ xã) tham gia tập huấn, bồi dưỡng ở mức độ ”thỉnh thoảng”. Về cơ bản, công tác tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ dân số các cấp đã đạt yêu cầu.

Phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức 02 lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin, văn bản chính sách mới về công tác dân số giai đoạn hiện nay cho 200 cán bộ làm công tác dân số từ huyện đến cơ sở; 02 lớp tập huấn về “Đưa chính sách dân số

vào hương ước, quy ước của thôn xóm” cho 148 đồng chí là trưởng thôn, bí thư

chi bộ thôn, xóm của 14 xã, thị trấn.

4.1.2.6. Tổ chức quản lý thu thập xử lý và lưu trữ thông tin

Trước đây công tác thu thập xử lý và lưu trữ thông tin gặp nhiều khó khăn do số liệu được lưu trữ thủ công, rất phức tạp trong việc tính toán phục vụ báo cáo các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hiện nay nhờ việc áp dụng khoa học công nghệ nên công tác tổ chức thu tập và lưu trữ thông tin đã dễ dàng hơn. Tại Trạm Y tế 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được trang bị máy tính cũng như các phương tiện cần thiết đảm bảo đủ cơ sở trang thiết bị lưu trữ, xử lý. Do đó, biểu mẫu, số liệu được thống nhất. Sau khi tổng hợp số liệu tại xã, thị trấn các cán bộ sẽ nộp về cho trung tâm, trung tâm sẽ tổng hợp xử lý số liệu và lưu lại. Hiện nay Trung tâm dân số huyện sử dụng phần mềm xử lý số liệu do Tổng cục dân số cung cấp nên việc lưu trữ thông tin vào kho dữ liệu điện tử được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.

4.1.2.7. Nguồn ngân sách đầu tư

Ngân sách đầu tư, thực hiện các hoạt động trong công tác DS-KHHGĐ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Do đó, công tác DS- KHHGĐ luôn được các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm đầu tư ngân sách đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn, truyền thông. Sau khi nhận kế hoạch phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch dân DS- KHHGĐ các năm, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện xây dựng kế hoạch tài chính các năm, giao chỉ tiêu CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ cho các xã, thị trấn. Năm 2016 Trung ương đã dành 384.412.000 đồng cho các chương trình mục tiêu quốc gia về dân số. Ngoài ra hàng năm huyện cũng dành một khoản ngân sách cho việc thực hiện các hoạt động và mua sắm trang thiết bị hoạt động, các xã, thị trấn cũng có những nguồn đầu tư nhưng tỷ lệ này nhỏ, và tùy thuộc vào điều kiện thực tế tại mỗi cơ sở.

Để quản lý và chi tiêu các khoản kinh phí được đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành, Trung tâm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện đúng nguyên tắc tài chính và tiết kiệm chi theo quy định. Cụ thể, ban hành Quyết định số 01/QĐ-TTDS ngày 06/01/2016 Quyết định quy chế chi tiêu nội bộ năm 2016.

4.1.2.8. Kiểm tra, giám sát thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ

Đây là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ tại địa phương. Để đảm bảo hiệu quả, chất lượng của các chương trình Dân số-KHHGĐ công tác kiểm tra, giám sát không ngừng được quán triệt đến từng cơ sở trên địa bàn toàn huyện với nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, giám sát còn giúp cho các cán bộ quản lý nắm được tình hình một cách thường xuyên để có kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân, cặp vợ chồng thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ đó, góp phần khích lệ động viên nhân dân tự giác chấp hành và thực hiện tốt nội dung chính sách DS-KHHGĐ.

(1) Ủy Ban Kiểm tra Huyện ủy Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra đối với các chi, đảng bộ trực thuộc huyện. Từ năm 2005, Ban thường vụ Huyện ủy Gia Bình đã có quy định: Đối với những Đảng bộ, Chi bộ có đảng viên sinh con thứ 3 Đảng bộ đó sẽ không được công nhận là Đảng bộ, Chi bộ trong sạch vững mạnh. Do vậy công tác kiểm tra đối với các Đảng bộ, Chi bộ cũng như Đảng viên trong việc thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ được quan tâm. Kết quả trong 3 năm qua, Ban thường vụ Huyện Gia Bình đã xử lý 53 trường hợp đảng viên vi phạm chính sách dân số sinh con thứ 3 trở lên với hình thưc khiển trách và cảnh cáo.

(2) Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Huyện cũng thực hiện công tác kiểm tra đối với ngành Dân số cụ thể là kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn của Hội đồng nhân dân và UBND giao cho. Trung tâm Dân số định kỳ 3 tháng/1 lần báo cáo kết quả thực hiện tại các kỳ họp của HĐND và UBND huyện. Năm 2015, UBND huyện đã có quyết định thành lập đoàn kiểm tra các cơ sở, phòng khám siêu âm có dịch vụ siêu âm thực hiện việc chuẩn đoán giới tính thai nhi.

(3) Sở Y tế, Sở thông tin truyền thông, Chi Cục Dân số - KHHGĐ thường xuyên kiểm tra các chương trình theo lĩnh vực chuyên môn như Kiểm tra các cơ

sở y tế tư nhân chuyên về sản khoa, các cơ sở Y tế có dịch vụ siêu âm thực hiện việc chuẩn đoán giới tính thai nhi, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, việc sử dụng kinh phí chương trình Mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ, việc sử dụng và bảo quản các tài sản được cấp phát theo chương trình...

(4) Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện đã phân công cán bộ theo dõi từng địa bàn, hàng tháng mỗi cán bộ phải đi về cơ sở ít nhất 1 lần/tháng và ít nhất 2 địa bàn thôn xóm. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra đối với Ban Dân số, Trạm Y tế của 14 xã, thị trấn với các nội dung về nghiệp vụ theo dõi, cập nhật, báo cáo các thông tin biến động về Dân số-KHHGĐ, việc cung ứng, cấp phát, quản lý đối tượng sử dụng phương tiện tránh thai; giám sát và hỗ trợ 100% các xã, thị trấn về chuyên môn nghiệp vụ tại các buổi giao ban tháng tại cơ sở; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ của từng thôn, xóm hàng năm; rà soát các đơn vị không có người sinh con thứ 3 trở lên, các cặp vợ chồng thực hiện tốt công tác Dân số-KHHGĐ để khen thưởng vào dịp Tổng kết năm.

(5) Phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo công tác dân số huyện tổ chức các đoàn kiểm tra các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn huyện, giám sát việc tổ chức triển khai chiến dịch truyền thông Dân số lồng ghép dịch vụ KHHGĐ hàng năm, định kỳ 6 tháng và 1 năm. Bên cạnh đó còn thực hiện việc giám sát đối với các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện chương trình phối hợp liên tịch và kiểm tra, đánh giá các làng văn hóa.

(6) Tiếp tục chỉ đạo và giám sát việc rà soát, cập nhật và báo cáo các thông tin biến động Dân số-KHHGĐ hàng tháng vào kho dữ liệu điện tử của huyện. Cấp phát sổ sách, văn phòng phẩm, biểu mẫu báo cáo năm cho cán bộ thường trực, cộng tác viên Dân số-KHHGĐ tại các xã thị trấn. Duy trì giao ban công tác Dân số-KHHGĐ với cán bộ thường trực xã, thị trấn hàng tháng.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DÂN SỐ SINH 4.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về 4.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Dân số

Có thể thấy rằng, chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình có ảnh hưởng tới công tác dân số cũng như quản lý nhà nước về dân số.

Trước tiên là Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 06/2003/PL- UBTVQH11 ngày 09 tháng 01 năm 2003 về dân số. Sau đó là Pháp lệnh dân số

2008 sửa đổi 08/2008/PL- UBTVQH12. Rồi tới các nghị định, thông tư có liên quan về DS-KHHGĐ. Pháp lệnh về dân số đã khái quát đầy đủ những nội dung cần thực hiện trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình từ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức trong công tác DS-KHHGĐ và các nội dung cần thực hiện như: Điều chỉnh quy mô dân số, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phân bố dân cư hợp lý, quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số, xã hội hóa công tác dân số, huy động nguồn lực cho công tác dân số, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số, giáo dục dân số,… Cho thấy rất nhiều nội dung, điều khoản thực hiện. Nếu chuyên môn không tốt, lực lượng mỏng rất khó quản lý công tác dân số sinh để theo kịp các mục tiêu chiến lược dân số của huyện Gia Bình.

Mặt khác, các chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện và của chính trung tâm DS-KHHGĐ cũng ban hành nhằm cụ thể hóa Pháp lệnh dân số cũng như hướng tới mục tiêu phát triển dân số theo chiến lược. Theo thống kê năm 2014, có 7 văn bản chính sách dân số cấp tỉnh và trung tâm DS-KHHGĐ huyện Gia Bình. Năm 2015, 6 văn bản có liên quan, năm 2016 là 4 văn bản. Điều đó cho thấy chính sách dân số trên địa bàn huyện Gia Bình thay đổi cho phù hợp với thực tiễn, liên tục thay đổi nhưng cũng thấy rằng thực hiện công tác dân số và quản lý dân số cũng phải thay đổi, linh hoạt theo. Chính vấn đề này cũng gây nhiều khó khăn trong quản lý dân số sinh.

Hơn nữa, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền còn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của công tác Dân số - KHHGĐ dẫn đến có tư tưởng chủ quan, thoả mãn buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số-KHHGĐ; chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân số.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở một số địa phương chưa sâu sát, thiếu kiên trì trong chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện, thiếu kiên quyết trong xử lý đối với một số trường hợp vi phạm. Đôi khi còn coi công tác dân số - KHHGĐ là việc riêng của ngành dân số, do vậy việc triển khai các hoạt động của chương trình dân số - KHHGĐ ở cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt hơn là số có ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở không những không gương mẫu đi đầu trong công tác này mà còn vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ.

Việc xử lý cán bộ và đảng viên vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ chưa nghiêm túc.

Sự đầu tư kinh phí hạn chế thậm chí không đầu tư. Sự chỉ đạo và phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa thường xuyên liên tục. Đây cũng là điều bất lợi gây khó khăn trong công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình hiện nay.

Theo kết quả điều tra của người dân và cán bộ làm công tác dân số về sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương với công tác dân số phản ảnh như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)