Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 97)

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy DS-KHHGĐ các cấp nhằm khắc phục những bất cập tại Thông tư số 05/2008/TT-BYT, ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương đảm bảo phù hợp, thống nhất, không chồng chéo hoặc bỏ trống chức năng, nhiệm vụ; phù hợp giữa quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý và thực hiện công tác DS-KHHGĐ cả nước nói chung, huyện Gia Bình nói riêng.

Hệ thống tổ chức, bộ máy DS-KHHGĐ phải phù hợp với nguyên tắc quản lý theo ngành, lĩnh vực và theo lãnh thổ. Công tác DS-KHHGĐ là công tác mang tính xã hội cao, cần có sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền cơ sở và sự phối hợp của các ngành, nên tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ quản lý theo địa giới hành chính sẽ phù hợp và có hiệu quả hơn.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ DS-KHHGĐ các cấp trong từng năm; trong công tác quy hoạch luôn kết hợp với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch và lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu. Trong xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, cần chú ý đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ có trình độ chưa đạt chuẩn, cán bộ mới tuyển dụng năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế. 4.3.4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường nguồn lực tài chính đối với công tác dân số

Thực hiện quản lý, điều hành công tác dân số và chăm sóc SKSS theo chương trình mục tiêu y tế - dân số; áp dụng cơ chế quản lý theo ngành và đơn vị hành chính. Lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực và hoạt động trong các chương trình, dự án trên địa bàn. Triển khai đồng bộ các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số. Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về dân số, KHHGÐ, trọng tâm là nâng cao chất lượng dân số, SKSS; ngăn ngừa lựa chọn giới tính thai nhi; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; cải thiện phúc lợi cho người dân; tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác dân số, SKSS…

Tăng cường đầu tư ngân sách để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ các cấp. Cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm tại nước ngoài, tại các tỉnh bạn. Tổ chức tập huấn nội dung mới trong công tác DS- KHHGĐ, để đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao 4.3.5. Nâng cao chất lượng dân số

Nâng cao tầm vóc, thể lực và trình độ dân trí là nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng dân số sinh trong thời điểm hiện tại. Đây là giải pháp yêu cầu có sự phối hợp tích cực của hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, vị thành niên, người cao tuổi và sự tham gia của ngành giáo dục. Tăng cường một số chỉ tiêu về sức khỏe bà mẹ, trẻ em để đạt kết quả cao trong việc đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Giảm tỉ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi, giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

Bên cạnh đó cần xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần; Tăng cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng dân số; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ nâng cao chất lượng dân số.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Công tác Dân số - KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề KT - XH hàng đầu và là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, từng gia đình và toàn xã hội. Những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương công tác DS-KHHGĐ huyện Gia Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Từ thực tế nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện Gia Bình, tôi có một số kết luận sau:

1. Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dân số sinh (khái niệm, vai trò, nội dung, nguyên tắc) và tìm hiểu công tác quản lý Dân số tại một số quốc gia (Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản) để từ đó rút ra bài học vận dụng ở cho quản lý dân số sinh ở Việt Nam.

2. Phản ảnh thực trạng công tác quản lý dân số sinh đảm bảo đầy đủ nội dung của công tác quản lý nhà nước. Thứ nhất là công tác lập kế hoạch, ban hành các chính sách: Trung tâm đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản chính sách bám sát theo các chính sách của Nhà nước, của Sở y tế tỉnh, của Chi cục dân số tỉnh. Các chính sách này đã hướng dẫn chi tiết xuống cho các phường, xã trong việc thực hiện quản lý các vấn đề về dân số, bám sát thực tế tại địa phương. Thứ hai là nâng cao chất lượng dân số gắn với sự gia tăng dân số hợp lý, Trung tâm luôn đặt ra mục tiêu phấn đấu duy trì được mức sinh thấp hợp lý điều này sẽ phát huy được các lợi thế của dân số, đó là quy mô dân số sẽ ổn định ở mức thấp hơn, cơ cấu tuổi của dân số sẽ cân bằng hơn, giảm dần được sự chênh lệch bất lợi về mức sinh giữa các khu vực trong huyện, duy trì tương đối ổn định tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, kéo dài giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm thời gian chuyển đổi từ giai đoạn “già hóa dân số” sang “dân số già”, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của huyện trong cả hiện tại và tương lai. Thứ ba về công tác tổ chức thực hiện, Trung tâm đã tổ chức cũng như phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể tham gia vào công tác dân số, mặc dù hiệu quả chưa cao nhưng cũng đã nói lên sự quan tâm của các cơ quan đối với vấn đề dân số. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác dân số từ cấp thành phố đến xã, phường. Chú trọng đến công tác truyền thông dân số trên toàn

địa bàn huyện cả về chiều rộng và chiều sâu (hiện nay trung tâm áp dụng năm phương thức truyền thông chính: Qua internet báo đài, qua cán bộ làm công tác dân số, qua các buổi tọa đàm, qua sách báo tờ rơi và qua các cá nhân khác) để vấn đề dân số có thể đến với từng người dân. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong công tác xử lý thu thập thông tin về vấn đề dân số. Thứ tư đó là công tác kiểm tra giám sát công tác thực hiện quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ và cuối cùng là đánh giá công tác quản lý.

3. Nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện đó là: Các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, trình độ nhận thức và ý thức của người dân, cuối cùng là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác DS-KHHGĐ. Trong đó yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ chính là các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng tiếp theo là vấn đề đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dân số và nhận thức ý thức của người dân, cuối cùng là yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật.

4. Trên cơ sở phân tích những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý dân số trên địa bàn huyện, đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, kiện toàn hệ thống bộ máy làm công tác dân số từ huyện đến cơ sở, nâng cao nguồn lực cho công tác dân số, nâng cao công tác truyền thông.

5.2. KIẾN NGHỊ

Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên trong quá trình nghiên cứu công tác dân số trên địa bàn huyện Gia Bình tôi tập trung nghiên cứu chủ yếu vào việc quản lý dân số sinh. Từ đó đưa ra một số kiến nghị sau đây nhằm thúc đẩy tốt hơn công tác quản lý dân số trên địa bàn huyện góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện.

Đối với các cấp chính quyền

Chú trọng hơn vào công tác lập kế hoạch và ban hành các chính sách. Xây dựng các chính sách sao cho phải gắn liền với thực tiễn và thực tế tại cơ sở. Hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ các cấp, điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách về DS-KHHGĐ. Xem xét lại toàn bộ những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dân số của các ban ngành đưa ra một sự thống nhất chung để tránh đối nghịch, gây khó khăn cho công tác tuyên truyền

và xử lý. Có chế độ chính sách hợp lý hơn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ đặc biệt là cán bộ cơ sở như chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm y tế...

Chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa làm mất cân bằng giới tính khi sinh, và sinh con thứ ba. Xây dựng chế tài xử lý mạnh tay đối với những trường hợp cố tình vi phạm (đặc biệt là đối với các cán bộ công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, đảng viên...) xử lý nghiêm các trường hợp lựa chọn giới tính thai nhi. Phát triển KT-XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giải quyết việc làm, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào.

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về DS-KHHGĐ. Hạn chế và tiến tới xóa bỏ các quan niệm, tập tục ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách dân số.

Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ các cấp. Duy trì đội ngũ cộng tác viên tại tổ dân phố, thôn, xóm. Đưa thành tựu công nghệ thông tin vào công tác quản lý để xây dựng cơ sở dữ liệu DS-KHHGĐ.

Nâng cao sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, huy động các tổ chức xã hội và các thành phần kinh tế tích cực tham gia công tác này. Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội vào việc cung cấp các dịch vụ DS- KHHGĐ cho người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BCH TƯ Đảng (1993). Nghị quyết lần thứ tư. BCH TƯ Đảng (khoá VII). về chính sách DS-KHHGĐ. ngày 14/01/1993.

2. Bộ Chính trị (2005). Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị (khóa IX) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Số 47-KL/TW. ngày 22/3/2005.

3. Bộ Y tế - Tổng cục Dân số - KHHGĐ (2011). Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2008). Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế. hướng dẫn chức năng. nhiệm vụ. và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số-KHHGĐ ở địa phương.

5. Bộ Y tế (2012). Báo cáo tại Hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh. 6. Bộ Y tế và Bộ Nội vụ (2016). Quy định mã số. chức danh nghề nghiệp dân số. 7. Chi cục Thống kê huyện Gia Bình (2014). Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã

hội huyện Gia Bình năm 2015.

8. Chi cục Thống kê huyện Gia Bình (2015). Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội huyện Gia Bình năm 2015.

9. Chi cục Thống kê huyện Gia Bình (2016). Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội huyện Gia Bình năm 2016.

10. Chính phủ (2008). Về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ. Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008.

11. Chính phủ (2013). Về phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Quyết định số 2013/QĐ-TTg. ngày 14/11/2011. 12. Huyện ủy Gia Bình (2014). Nghị quyết 10 - NQ/HU năm 2014 về tăng cường

công tác Dân số - KHHGĐ.

13. Huyện Ủy Gia Bình (2014). Nghị quyết 10 - NQ/HU năm 2014 về tăng cường công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện.

14. Huyện ủy Gia Bình (2016). Chỉ thị 15-CT/HU năm 2016 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn huyện.

15. Lê Cảnh Nhạc (2013). Dân số, yếu tố quan trọng để phát triển bền vững. Tin tức sự kiện của Cục kinh tế phát triển và hợp tác nông thôn ngày 03/11/2013. Truy cập ngày 12/10/2016 từ http://dcrd.gov.vn/TinBai/19/Dan-so-yeu-to-quan-trong-

de-phat-trien-ben-vung.

16. Nguyễn Đình Cử (2011). 50 năm chính sách giảm sinh ở Việt Nam (1961-2011) Thành tựu. tác động và bài học kinh nghiệm. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

17. Nguyễn Đình Cử và Lưu Bích Ngọc (2012). Tác động của dân số đến kinh tế Việt Nam. Tạp chí kinh tế và phát triển. ĐH KTQD. (37). 3-6

18. Nguyễn Thị Thu (2015). Luận văn Thạc sỹ. chuyên ngành Quản lý Kinh tế. Học viện Nông nghiệp Việt Nam Giải pháp nâng cao chất lượng công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện Quế Võ. tỉnh Bắc Ninh.

19. Nguyễn Thị Thúy (2015). Luận văn Thạc sỹ. chuyên ngành Quản lý Kinh tế. Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện Gia Bình. tỉnh Bắc Ninh.

20. Phạm Thị Ngọc Anh (2015). Luận văn Thạc sỹ. chuyên ngành Quản lý Kinh tế. Học viện Nông nghiệp Việt Nam Quản lý nhà nước về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện Quế Võ. tỉnh Bắc Ninh.

21. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (2013. 2014). Báo cáo kết quả thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ năm 2014. định hướng nhiệm vụ năm 2015.

22. Tổng cục Dân số - KHHGĐ (2012). Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á 23. Tổng cục Dân số - KHHGĐ (2013). Nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ.

24. Tổng cục Dân số - KHHGĐ (2013.2014). Dân số và phát triển - một số vấn đề cơ bản 25. Tổng cục Dân số - KHHGĐ (2015).

26. Tổng cục DS - KHHGĐ (2011b). Công tác DS-KHHGĐ Việt Nam - 50 năm xây dựng và phát triển (1961-2011). NXB Giao thông vận tải, Hà nội.

27. Tổng cục DS-KHHGĐ (2011a). Giáo trình dân số và phát triển. Tài liệu đào tạo Trung cấp dân số y tế Hà Đông.

28. Tổng cục DS-KHHGĐ (2013). Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ cho CTV DS-KHHGĐ (lưu hành nội bộ).

29. Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ dân số Liên hợp quốc (2011). Quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ (tài liệu dùng cho chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS- KHHGĐ). Hà Nội.

30. Trần Văn Chiến (2015). Chương trình DS - KHHGĐ ở Indonesia: Bài học trước nguy cơ bùng nổ dân số. ngày 10/7/2015. Truy cập ngày 20/10/2016 từ

http://giadinh.net.vn/dan-so/chuong-trinh-ds-khhgd-o-indonesia-bai-hoc-truoc- nguy-co-bung-no-dan-so-2015071014001172.htm

31. Trí Dũng (2015). Hốt hoảng trước hệ lụy. Trung quốc chấm dứt chính sách một con. ngày 31/10/2015. Truy cập ngày 15/10/2016 từ http://vnexpress.net/tin- tuc/the-gioi/phan-tich/hot-hoang-truoc-he-luy-trung-quoc-cham-dut-chinh-sach- mot-con-3304361.html

32. Trung tâm DS – KHHGĐ huyện Gia Bình (2016). Quyết định số 01/QĐ-TTDS ngày 06/01/2016 Quyết định quy chế chi tiêu nội bộ năm 2016.

33. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Gia Bình (2014). Báo cáo tổng kết công tác DS-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 97)