Tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ tham gia công tác dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 87)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DÂN SỐ SINH

4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ tham gia công tác dân số

Hệ thống bộ máy tổ chức làm công tác Dân số có nhiều biến động, thay đổi. Cuối năm 2001, Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em cấp tỉnh và huyện được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 cơ quan cùng cấp là Uỷ ban Dân số - KHHGĐ và Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. Đến năm 2008, cùng với sự biến động chung của ngành Dân số trên toàn quốc, Uỷ ban DSGĐ&TE từ cấp tỉnh đến cấp huyện đều giải thể, tại tỉnh thành lập Chi cục Dân số - KHHGĐ trực thuộc Sở y tế theo Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh v/v thành lập Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Bắc Ninh trực thuộc Sở Y tế, tại các huyện/thành phố/thị xã thành lập Trung tâm Dân số - KHHGĐ trực thuộc Chi cục Dân số - KHHGĐ. Bên cạnh đó, căn cứ vào Thông tư 05/2008/TT-BYT, ngày 29/5/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 679/QĐ-UBND về việc quy định bố trí cán bộ Dân số - KHHGĐ cấp xã, thôn, tổ dân phố thuộc định biên của

Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý nhằm từng bước tăng cường chất lượng và ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ cấp xã (Bộ Y tế, 2008)

Sự thay đổi về cơ cấu và tổ chức bộ máy quản lý công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở đã tác động không nhỏ tới công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện; cán bộ làm công tác dân số tại tuyến huyện thay đổi nhiều, kể cả cán bộ lãnh đạo, một số cán bộ hợp đồng, cán bộ chuyên trách và cộng tác viên bị xáo trộn, chế độ không ổn định đã tạo tâm lý không yên tâm cho cán bộ công tác phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của đơn vị.

Thực hiện chức năng nhiệm vụ còn trùng chéo; là đơn vị sự nghiệp song vẫn phải thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước như trực tiếp tham mưu với UBND huyện để chỉ đạo triển khai nhiệm vụ về công tác dân số trên địa bàn huyện, tham mưu khen thưởng, xử lý kỷ luật...

Kiện toàn tổ chức bộ máy cấp huyện, xã còn chậm, do vướng mắc về cơ cấu cán bộ cấp huyện, thẩm quyền quyết định tuyển dụng cán bộ chuyên trách cấp xã.

Bảng 4.11. Bộ máy quản lý, nguồn nhân lực công tác Dân số

Nội dung Ý kiến Phù hợp % Ý kiến Chưa phù hợp % 1. Mô hình tổ chức làm công tác DS 2 6,7 28 93,3 2. Cơ chế quản lý về công tác DS 5 16,6 25 83,3 3. Cơ cấu và nguồn nhân lực 12 40,0 18 60,0 Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Qua điều tra nhóm cán bộ, tác giả tổng hợp và có kết quả như sau: 93,3% ý kiến cho rằng mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số hiện nay là chưa phù hợp cần thay đổi.

* Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của từng cán bộ dân số góp phần làm nên thành công trong sự nghiệp dân số của toàn huyện. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về dân số và là nhân tố quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về công tác Dân số - KHHGĐ. Vì vậy, ngành Dân số luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số.

Không chỉ chắc về chuyên môn, người cán bộ dân số phải có lòng nhiệt huyết yêu nghề thì mới có thể gắn bó lâu dài và hết lòng vì công việc. Những người làm công tác Dân số - KHHGĐ đòi hỏi phải tâm huyết, phải thực sự “say” với công việc thì mới làm tốt được nhiệm vụ”. Ở địa bàn phụ trách, mỗi cán bộ dân số phải rà soát, nắm chắc từng nhân khẩu ở các hộ gia đình. Hiện nay, Gia Bình đang trong quá trình công nghiệp hóa phần lớn các xã đều có số lượng dân cư biến động do di dân cơ học, vì thế công việc của cộng tác viên dân số càng thêm vất vả. Gắn bó với từng địa bàn, cộng tác viên dân số là cầu nối tư vấn, truyền thông trực tiếp đến người dân nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức về Dân số- KHHGĐ. Họ là người theo dõi sát sao các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ để tuyên truyền, vận động giúp họ lựa chọn sinh đẻ hay các biện pháp tránh thai phù hợp.

Bảng 4.12. Sự gắn bó, yêu thích với công việc của đội ngũ cán bộ

Thời gian công tác Sự gắn bó với công việc Thời gian Số ý kiến Tỷ lệ (%) Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%) Dưới 5 năm 4 13,3 Yêu thích 19 63,3 Từ 5 - 10 năm 12 40 Bình thường 11 36,7 Từ 10 năm trở lên 14 46,7 Không thích 0 0

Tổng cộng 30 100 30 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2016) Hầu hết cán bộ dân số đều là những người có thâm niên công tác trong lĩnh vực dân số 46,7% cán bộ được điều tra có thời gian công tác từ 10 năm trở lên, có 40% có thời gian công tác từ 5-10 năm. Thời gian công tác càng lâu thì tương ứng với sự tích lũy kinh nghiệm càng nhiều, điều đó sẽ làm cho họ càng thêm yêu nghề và gắn bó với công việc. Qua điều tra cho thấy, công tác quản lý dân số sinh có kết quả tích cực thì ở đó, cán bộ có thâm niên, yêu nghề.

Hiện nay, số người gắn bó lâu dài với công việc này không còn nhiều, đặc biệt là cộng tác viên Dân số bởi công việc vất vả và không hề đơn giản lại phải tiếp xúc với nhiều thành phần dân cư nên không ít người vào làm rồi lại xin nghỉ. Hơn nữa chế độ chi trả cho CTV còn hạn chế đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc CTV không gắn bó lâu dài với công việc. Đối với các cán bộ cấp huyện thì mức độ ổn định công việc cao hơn, nhưng cán bộ chuyên trách cấp xã do chế độ còn bất cập. Khi hỏi về sự gắn bó với công việc 63,3% cán bộ trả lời yêu thích công tác dân số, còn lại 36,7% cho là bình thường. Đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số-KHHGĐ cấp xã còn hạn chế về trình độ và kỹ năng công tác đặc biệt là

công tác tham mưu triển khai thực hiện các hoạt động và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về Dân số-KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn. Đây là điều gây khó khăn cho công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình.

26.67 13.33 60.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 Thấp Hợp lý Cao Tỷ lệ (%)

Hình 4.4. Đồ thị đánh giá mức hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ làm công tác Dân số Dân số

Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ dân số trong những năm qua có sửa đổi nhưng mức độ còn thấp so với công sức cống hiến của họ. Thực tế qua khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ về chế độ tiền lương thì có 60,0% đánh giá là thấp, chỉ có 26,67% cho rằng hợp lý. Những bất cập trong cơ chế (mô hình quản lý không phù hợp), chế độ đãi ngộ là rào cản, làm hạn chế khả năng phát huy tính tích cực trong công việc. Công việc của cán bộ chuyên trách dân số là phải thường xuyên đi cơ sở để sâu sát vận động, tư vấn cho từng người dân song với mức phụ cấp như hiện nay thì chỉ đủ tiền đi lại. Đặc biệt, lực lượng cộng tác viên dân số vẫn đang là những “tình nguyện viên” đúng nghĩa, bởi họ vẫn chưa có chế độ lương bổng, hay thù lao thỏa đáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)