Công tác truyên truyền phổ biến chính sách dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 88)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DÂN SỐ SINH

4.2.3. Công tác truyên truyền phổ biến chính sách dân số

Từ năm 2014-2016, công tác truyền thông với nhiều hình thức như: Hội nghị truyền thông, triển khai đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước các thôn, tổ dân phố, thông qua cam kết của hội phụ nữ, đăng ký gia đình

văn hoá. Đồng thời, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện phối hợp với đài phát thanh huyện, đài phát thanh xã phát tin bài về công tác DS-KHHGĐ, nội dung tập trung vào các vấn đề nóng của công tác dân số hiện nay: Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tình trạng tăng sinh và sinh con lần 3, nâng cao chất lượng dân số, các văn bản quy phạm pháp luật và công tác DS-KHHGĐ…đã được chú trọng. Song, tiềm lực còn hạn chế nên số lượng tờ rơi, lớp tập huấn, buổi tuyên truyền còn hạn chế, một số buổi còn mang tính chất hình thức. Số lượng người tham gia so với dân số trên địa bàn chiếm tỷ lệ còn thấp. Mặt khác, công tác truyền thanh, truyền hình trên địa phương hiện nay nội dung các chương trình chưa hấp dẫn, chưa thu hút được người xem, người nghe, thời gian biểu bố trí tuyên truyền không vào khung thời gian thích hợp. Đối tượng tiếp nhận thông tin còn ít.

Mặt khác, tổ chức phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan, tổ chức tham gia công tác dân số còn lỏng nẻo. Có quá nhiều cơ quan đơn vị, đoàn thể tham gia, trong khi các đơn vị đó chưa đề cao công tác dân số KHHGĐ bởi mang tính chất liên ngành, kiêm nhiệm như Ban tuyên giáo, Đài phát thanh, Huyện Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Ủy ban mặt trận tổ quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 88)