Trong quá trình thu thập tài liệu tôi được biết đã có công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết liên quan đến công tác DS-KHHGĐ, như bài viết của các tác giả:
Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế "Giải pháp nâng cao
chất lượng công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” của
Nguyễn Thị Thu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2015.
Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế “ Quản lý nhà nước về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” của Phạm Thị Ngọc Anh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2015.
Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế “ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Thị Thúy, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2015.
Mỗi đề tài luận văn đều đề cập đến một số mặt liên quan đến số lượng, chất lượng dân số và hoạt động của đội ngũ cán bộ, CTV làm công tác dân số mà chưa có đề tài nào giải quyết toàn diện các nội dung của công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình. Vì vậy đề tài nghiên cứu này vừa có tính kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có vừa phát triển những vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn về quản lý dân số sinh tại một huyện, làm căn cứ khoa học cho hoạt động các chính sách và chiến lược phát triển dân số ở huyện Gia Bình, phù hợp với thực tế của địa phương và những thay đổi trong sự phát triển dân số chung của cả nước.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Gia Bình là huyện thuần nông, nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm Hà Nội 50km. Địa bàn của huyện có nhiều hồ ao, sông, đầm chiếm diện tích tương đối nhiều.
Huyện được chia thành 14 đơn vị hành chính (có 13 xã và 1 thị trấn bao gồm 74 thôn). Với tổng diện tích 10.779,8 ha, dân số 106.929 người (Trung tâm DS-KHHGĐ, 2016).
Địa giới hành chính gồm: Phía Bắc giáp huyện Quế Võ; Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; Phía Tây giáp huyện Thuận Thành; Phía Nam giáp huyện Lương Tài.
Địa hình: Gia Bình nằm trong vùng đồng bằng, đây là dải đất bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Đuống và sông Thái Bình, có hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nơi có địa hình cao nhất trong huyện là vùng núi Thiên Thai và nơi có địa hình thấp nhất là vùng trũng ven đê (UBND huyện Gia Bình, 2016). 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Là huyện kinh tế thuần nông, có cơ cấu kinh tế ngành nghề không đồng đều, ngành công nghiệp, TTCN và dịch vụ phát triển chậm. Với nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm số đông, dân số huyện Gia Bình bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng, tạo lợi thế về nguồn nhân lực, nếu người lao động được quan tâm đào tạo nghề phù hợp thì đây là một điều kiện quan trọng để nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng bứt phá. Nhưng với đặc thù của sản xuất nông nghiệp là theo mùa vụ, nên có nhiều người già đã hết tuổi lao động và trẻ em chưa đến tuổi lao động vẫn phải tham gia sản xuất. Hết mùa vụ sản xuất, lao động trong nông thôn dư thừa nhiều, nên số lao động đi làm ăn tự do theo mùa vụ tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp ngày càng đông, gây tác động xấu tới vấn đề xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ đạo và thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại địa phương.
Bảng 3.1. Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Bình năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ I Tổng số hộ Hộ 28.450 29.337 29.463 103,1 100,4 101,8 - Hộ nông nghiệp Hộ 19.915 20.536 20.624 103,1 100,4 101,8 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.535 8.801 8.839 103,1 100,4 101,8 II Tổng số nhân khẩu Người 105.497 106.883 106.929 101,3 101,3 101,3 Trong đó: - Dân số nông thôn Người 97.713 98.815 98.595 101,1 101,2 101,1 - Dân số thành thị Người 7.784 8.032 8.334 103,2 103,8 103,5 III Tổng số lao động LĐ 51.019 51.635 52.157 101,2 101,0 101,1 3.1 Lao động nông nghiệp LĐ 35.713 36.145 36.510 101,2 101,0 101,1 - Trên độ tuổi LĐ 4.286 4.337 4.381 101,2 101,0 101,1 - Trong độ tuổi LĐ 19.642 19.880 29.081 101,2 146,3 123,7 - Dưới độ tuổi LĐ 11.785 11.928 12.048 101,2 101,0 101,1 3.2 Lao động dịch vụ, thương mại LĐ 6.085 6.783 6.542 111,5 96,5 104,0 3.3 Lao động công nghiệp, TTCN LĐ 9.221 8.707 9.105 94,4 104,6 99,5 IV Một số chỉ tiêu bình quân
- Số nhân khẩu bình quân 1 hộ Người/hộ 3,7 3,6 3,7 98,3 100,9 99,6 - Số lao động bình quân 1 hộ Người/hộ 1,79 1,76 1,77 98,2 100,6 99,4 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016)
Mặt khác, dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, số nam nữ bước vào tuổi kết hôn tăng cao, số cặp vợ chồng trẻ kết hôn sớm cũng tăng, có em ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên mang thai sớm phải bỏ học... là những vấn đề bất cập, khó giải quyết trong công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
3.1.2.1. Về kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện từ năm 2014 đến năm 2016 thể hiện qua bảng 3.3, cụ thể: Giá trị tổng sản phẩm GRDP (theo giá so sánh năm 2010) tăng bình quân 5,4%/năm, trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 1,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 6,9%, dịch vụ tăng 7,1%. GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 25,1 triệu đồng, tăng 13,2 triệu đồng so năm 2010.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH: Đến năm 2016, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản còn 24,6%, giảm 4,8% so với năm 2013; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 32,1%, tăng 2,7% so với năm 2010; tỷ trọng dịch vụ 34,9%, tăng 0,6% so năm 2010. Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt còn 47%, giảm 11% so với năm 2010; tỷ trọng chăn nuôi đạt 36%, tăng 7% so với năm 2010.
Năm 2016, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 1.379 tỷ đồng (theo giá hiện hành), gấp 1,36 lần so năm 2010, tăng bình quân 1,5%/năm; giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha canh tác (theo giá hiện hành) ước đạt 121 triệu đồng, tăng 33 triệu đồng so với năm 2010.
Sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 56.600 tấn, tăng gần 1.000 tấn so năm 2010, lương thực bình quân đầu người đạt 600kg/người/năm; năng suất lúa bình quân đạt 63,8 tạ/ha, là huyện có năng suất lúa cao nhất tỉnh. Hệ số sử dụng đất bình quân vùng đất bãi đạt 2,7 lần - 3 lần/năm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN năm 2016 (theo giá so sánh 2010) đạt 1.925 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2014. Số cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN tiếp tục tăng, thu hút và giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động.
Thương mại, dịch vụ có nhiều tiến bộ, đảm bảo lưu thông hàng hoá đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Toàn huyện có 8.600 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, với trên 16.000 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2016 đạt 1.377 tỷ đồng, tăng 11,2%/năm (UBND huyện Gia Bình, 2016).
Bảng 3.2. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình năm 2014 - 2016 (Tính theo giá hiện hành)
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ I Tổng giá trị sản xuất 3.887.448 100,0 4.116.062 100,0 4.379.825 100,0 105,8 106,4 106,1 1 Nông nghiệp 1.144.448 29,4 1.028.972 25,0 1.077.825 24,6 89,9 104,7 97,3 2 Công nghiệp, TTCN 1.629.000 41,9 1.832.090 44,5 1.925.000 43,9 112,3 105,1 108,7 3 Thương mại - dịch vụ 1.114.000 28,6 1.257.000 30,5 1.377.000 31,4 112,8 109,5 111,2 II Một số chỉ tiêu bình quân 1 Giá trị SX bình quân/ hộ 136,6 - 140,3 - 148,7 - 102,7 106 104,4 2 Giá trị SX/1 lao động 76,2 - 79,7 - 83,9 - 104,6 105,3 104,9 3 Thu nhập BQ/khẩu/ năm 17,9 - 19,7 - 21,8 - 110,1 110,7 110,4
4 Tỷ lệ hộ nghèo (%) - 5,2 - 4,9 - 3,5 - - -
5 Tỷ lệ tăng dân số (‰) - 13,0 - 11,8 - 12,3 - - - Nguồn: Chi cục thống kê và UBND huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016)
Hệ thống mạng lưới ngân hàng, tổ chức tín dụng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, loại hình và số lượng. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng, Kho bạc đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiền vốn cho các hộ và doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện (UBND huyện Gia Bình, 2014, 2015, 2016).
3.1.2.2. Về Văn hóa - xã hội
Tình hình xã hội ở huyện Gia Bình trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2016 tổng số đối tượng tham gia BHYT trong toàn huyện là 85.690 người đạt tỷ lệ 79,6%; tăng 4,2% so với 2015. Công tác bảo vệ, CSSK nhân dân, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới đã được quan tâm hơn, nhiều mặt đạt được kết quả tích cực. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, tăng cường. Chất lượng giáo dục - đào tạo, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2010 - 2015 đạt kết quả tốt.
An sinh và phúc lợi XH được đảm bảo tốt hơn, đến nay tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới ước khoảng 3,49%. Đến năm 2016, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong huyện, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng xa trung tâm, người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách được quan tâm cải thiện (UBND huyện Gia Bình, 2016).
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận
Tiếp cận cộng đồng: Nghiên cứu về Dân số - KHHGĐ được đặt trong mối
quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các thành viên trong mỗi gia đình và trong chính cộng đồng mà họ sinh sống. Các nội dung nghiên cứu được tìm hiểu, điều tra với sự tham gia, hợp tác và chia sẻ của cộng đồng để từ đó có được những kết quả chính xác góp phần xây dựng các kế hoạch hành động phù hợp cho chính người dân trong cộng đồng đó.
Tiếp cận xã hội học dân số: Vấn đề Dân số - KHHGĐ liên quan trực tiếp
đến mỗi con người - đó là chủ thể của mọi quá trình phát triển. Dân số - KHHGĐ và chất lượng của công tác quản lý hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của toàn bộ đất nước và cuộc sống nhân dân.
Tiếp cận theo hệ thống quản lý
Công tác Dân số - KHHGĐ là nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo thông qua ban hành các chủ trương chính sách, pháp luật có
liên quan. Quá trình quản lý đòi hỏi sự tham gia của một hệ thống bộ máy cán bộ tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở. Các nội dung trong nghiên cứu này được tiếp cận theo một trình từ đảm bảo tính hệ thống từ điều tra đội ngũ cán bộ quản lý đến người trực tiếp làm công tác dân số ở cơ sở và đến mỗi người dân. 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra, khảo sát
3.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu Đề tài tiến hành chọn 3 xã
Xã Vạn Ninh: Là một xã thuần nông ven đê, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chính của người dân. Tốc tăng trưởng bình quân của xã đạt từ 10 đến 13%, Vạn Ninh vẫn thuộc xã nghèo và chậm phát triển của huyện. Toàn xã có 7 thôn với tổng số dân là 7.092 người. Tổng số chị em trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 là 1.467 người. Tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba hàng năm của xã luôn cao hơn mức trung bình của toàn huyện (Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Gia Bình, 2016).
Xã Nhân Thắng có tốc độ phát triển kinh tế đạt trung bình trên 14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, bình quân thu nhập đầu người đạt từ 9 - 10 triệu đồng/người/năm (UBND huyện Gia Bình, 2016). Cùng với đó công tác dân số KHHGĐ có nhiều kết quả tốt, tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 luôn thấp hơn mức trung bình toàn huyện.
Xã Xuân Lai: Với thế mạnh là quê hương của làng nghề truyền thống sản xuất kinh doanh các mặt hàng mây tre đan, mỹ nghệ cho thu nhập hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Công tác Dân số-KHHGĐ có nhiều kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ sinh con thứ ba luôn thấp hơn mức trung bình toàn huyện, tuy nhiên đây là đơn vị có sự chênh lệch số trẻ sinh ra là nam lớn hơn số trẻ sinh ra là nữ (120,60/100) (Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Gia Bình, 2016).
3.2.2.2. Chọn mẫu điều tra, khảo sát
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra như sau: * Nhóm cán bộ: Tổng số 30 người gồm: Cán bộ là thành viên BCĐ công tác Dân số cấp huyện, cấp xã và cán bộ trực tiếp làm công tác dân số.
- Cấp huyện: 15 người
Điều tra, phỏng vấn cán bộ đại diện lãnh đạo chính quyền thuộc các phòng, ban trong huyện: 1 lãnh đạo Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Gia
Bình, 1 lãnh đạo Phòng Y tế, 1 lãnh đạo Hội phụ nữ, 1 lãnh đạo Ban tuyên giáo, 1 lãnh đạo Phòng Văn hóa - thông tin, 1 lãnh đạo Hội Nông dân, 1 lãnh đạo Mặt trận tổ quốc, 1 lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, 1 lãnh đạo Phòng giáo dục và 6 chuyên viên Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện.
- Cấp xã: Tổng số 15 cán bộ (5 người/xã)
Ba xã được chọn điều tra: Vạn Ninh, Nhân Thắng và Xuân Lai
Mỗi xã chọn đại diện như sau: 1 Trưởng ban DS - KHHGĐ, 1 cán bộ chuyên trách DS - KHHGĐ, 1 Trưởng trạm Y tế xã, 1 Chủ tịch Hội phụ nữ xã và 1 cán bộ Tư pháp
* Nhóm người dân: 90 người dân của 3 xã (30 người/xã), trong đó có phân chia theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp để nghiên cứu về nhận thức, ý thức đối với công tác Dân số - KHHGĐ, ý kiến về những thuận lợi, khó khăn và mong muốn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động DS- KHHGĐ.
Bảng 3.3. Bảng phân bổ mẫu điều tra
ĐVT: Người
Đối tượng khảo sát Số lượng I. Nhóm cán bộ (là thành viên BCĐ công tác Dân số cấp
huyện, xã và cán bộ dân số) 30
1. Cấp huyện 15
2. Cấp xã 15
II. Người dân (mỗi địa bàn 30 người) 90
Tổng cộng 120
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp 3.2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu là thu thập thông tin từ Báo cáo kinh tế của huyện Gia Bình, Chi cục thống kê huyện, Trung tâm dân số - KHHGĐ huyện năm 2014, 2015, 2016. Các thông tin công bố công khai của các cơ quan, tổ chức như: báo, các tạp chí chuyên ngành, đài truyền hình, truyền thanh, websites, ...nhằm đánh giá thực trạng quản lý dân số sinh, phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và các phương pháp đã thực hiện.
3.2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
được thiết kế để phỏng vấn đối tượng phục vụ cho nghiên cứu bằng phương pháp điều tra chọn mẫu.
Sử dụng các phương pháp sau để thu thập số liệu sơ cấp: phương pháp điều tra thống kê, điều tra bằng bảng hỏi.
(1) Phương pháp điều tra thống kê
Là phương pháp sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về dân số. Tổng hợp kết quả dân số của các xã, xử lý phân tích thành một bảng biểu chung về tình