Kết quả thực hiện các chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 68)

Chỉ số ĐVT Các năm So sánh các năm (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Dân số Người 108.297 107.651 106.929 99,4 99,3 99,35 Trẻ sinh Trẻ 1.838 1.740 1.695 94,7 97,4 96,05 Tỷ suất sinh ‰ 17,1 16,16 15,85 - - - Tỷ suất chết ‰ 5,2 4,7 5,56 - - - Tốc độ phát triển dân số tự nhiên ‰ 11,9 11,46 10,3 - - - Nguồn: Trung tâm Dân số - KHHGĐ (2014, 2015, 2016) Trong 3 năm qua tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của huyện có xu hướng giảm rõ rệt. Đây là kết quả từ việc thực hiện chỉ tiêu giảm sinh, kết quả này đã góp phần rất quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập bình

quân đầu người hàng năm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống nhân dân từ đó nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện. Số sinh có xu hướng giảm dần theo các năm là do công tác tuyên truyền, tư vấn của các cán bộ quản lý dân số sinh đã đến sát với người dân hơn.

Bảng 4.4. Biến động số sinh của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Bình năm 2014-2016

ĐVT: Trẻ STT Đơn vị Các năm So sánh các năm

2014 2015 2016 2015-2014 2016-2015 BQ 1 Bình Dương 84 82 89 -2.0 7.0 2.5 2 Cao Đức 87 72 72 -15.0 0.0 -7.5 3 Đại Bái 193 173 145 -20.0 -28.0 -24.0 4 Đại Lai 142 133 107 -9.0 -26.0 -17.5 5 Đông Cứu 156 119 134 -37.0 15 -25.5 6 Giang Sơn 116 109 122 -7.0 13.0 3.0 7 Lãng Ngâm 152 148 140 -4.0 -8.0 -6.0 8 Nhân Thắng 151 146 145 -5.0 -1.0 -3.0 9 Quỳnh Phú 107 135 126 28.0 -9.0 9.5 10 Song Giang 149 131 130 -18.0 -1.0 -9.5 11 Thái Bảo 108 112 88 4.0 -24.0 -10.0 12 Vạn Ninh 92 98 121 6.0 23.0 14.5 13 Xuân Lai 164 157 159 -7.0 2.0 -2.5 14 TT Gia Bình 137 125 126 -12.0 1.0 -5.5 Tổng 1838 1740 1695 -98.0 -45.0 -71.5

Nguồn: Trung tâm Dân số - KHHGĐ (2014, 2015, 2016) Qua bảng 4.4 ta thấy hai năm 2014 và 2015 hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có số sinh hàng năm giảm so với cùng kì năm trước, chỉ có một vài trường hợp vẫn có vấn đề nổi cộm như: xã Quỳnh Phú (năm 2015 tăng hơn hẳn số sinh năm 2014 28 trẻ, trong khi đó năm 2016 giảm số sinh hơn 2015 là 9 trẻ), hay như xã Vạn Ninh (năm 2016 số trẻ sinh tăng 23 trẻ so với năm 2015), xã Đông Cứu (năm 2015 giảm 37 trẻ sinh ra so với năm 2014, nhưng đến năm 2016 số sinh lại vượt hơn cùng kì năm 2015 tới 15 trẻ), những xã trên phải nghiêm túc xem xét lại công tác quản lý dân số sinh hiện nay, đề xuất thêm những phương pháp để có thể gần gũi, sát sao với người dân hơn trong vấn đề quản lý dân số sinh.

Bên cạnh đó lại có những xã thực hiện rất tốt công tác quản lý sự gia tăng dân số như xã Đại Bái (năm 2015 giảm 20 trẻ sinh ra so với năm 2014, đến năm 2016 đã giảm được 28 trẻ sinh ra so với cùng kì năm 2015), xã Đại Lai (năm 2016 số trẻ được sinh ra đã giảm 26 trẻ so với cùng kì năm 2015).

b. Cơ cấu dân số theo giới tính và theo độ tuổi

Cơ cấu tuổi và giới tính là một trong những đặc trưng quan trọng của cơ cấu dân số. Sự phát triển dân số, cơ cấu tuổi của dân số, cơ cấu giới tính có mối quan hệ qua lại mật thiết với sự biến đổi của mức sinh, mức chết và chuyển cư. Trong chừng mực nào đó cơ cấu dân số là kết quả của những biến động về kinh tế - xã hội, chính trị và chiến tranh…

Bảng 4.5. Cơ cấu dân số huyện Gia Bình theo giới tính và độ tuổi năm 2016

Độ tuổi Nam Tỷ lệ Nữ Tỷ lệ Tổng số (Người) Tỷ lệ độ tuổi (%) (Người) (%) (Người) (%) Từ 0 đến 04 tuổi 3.523 52,99 3.125 47,01 6.648 6,22 Từ 05 đến 09 tuổi 3.956 51,10 3.785 48,90 7.741 7,24 Từ 10 đến 14 tuổi 4.112 50,77 3.987 49,23 8.099 7,57 Từ 15 đến 19 tuổi 4.760 51,22 4.962 48,78 9.722 9,09 Từ 20 đến 24 tuổi 4.728 50,48 5.090 49,52 9.818 9,18 Từ 25 đến 29 tuổi 5.118 50,77 4.962 49,23 10.080 9,43 Từ 30 đến 34 tuổi 4.423 50,55 4.326 49,45 8.749 8,18 Từ 35 đến 39 tuổi 3.256 49,45 3.329 50,55 6.585 6,16 Từ 40 đến 44 tuổi 3.478 48,57 3.683 51,43 7.161 6,70 Từ 45 đến 49 tuổi 2.965 46,93 3.353 53,07 6.318 5,91 Từ 50 đến 54 tuổi 2.986 48,90 3.226 51,10 6.212 5,81 Từ 55 đến 59 tuổi 2.705 46,44 2.979 53,56 5.684 5,32 Từ 60 đến 64 tuổi 2.305 44,84 2.836 55,16 5.141 4,81 Từ 65 đến 69 tuổi 1.368 46,69 1.562 53,31 2.930 2,74 Từ 70 đến 74 tuổi 996 44,05 1.265 55,95 2.261 2,11 Từ 75 đến 79 tuổi 877 44,77 1.082 55,23 1.959 1,83 Từ 80 tuổi trở lên 836 45,91 985 54,09 1.821 1,70 Tổng cộng 52.392 49,00 54.537 51,00 106.929 100,00 Nguồn: Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Gia Bình (2016)

Cơ cấu tuổi của dân số huyện Gia Bình từ 2006 đến nay có nhiều biến đổi. Tỉ lệ trẻ em từ 0-14 tuổi có xu hướng giảm. Số người trong độ tuổi lao động (15- 59 tuổi) và trên tuổi lao động (60 tuổi trở lên) có xu hướng tăng lên. Năm 2006 số người dưới tuổi lao động là 31.023 người, năm 2016 giảm xuống còn 22.488 người. Đây là xu hướng tiến bộ đưa cơ cấu dân số của huyện Gia Bình xích lại gần cơ cấu dân số theo tuổi của các nước công nghiệp phát triển. Duy trì cơ cấu trẻ em dưới 15 tuổi ở mức thấp hơn 30% thể hiện hiệu quả của kế hoạch hoá gia đình, giảm tỉ lệ sinh và làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, tạo điều kiện nâng cao thu nhập, nâng cao dân trí và các phúc lợi xã hội khác cho người dân.

-6000 -4000 -2000 0 2000 4000 6000 Từ 0 đến 04 tuổi Từ 10 đến 14 tuổi Từ 20 đến 24 tuổi Từ 30 đến 34 tuổi Từ 40 đến 44 tuổi Từ 50 đến 54 tuổi Từ 60 đến 64 tuổi Từ 70 đến 74 tuổi Từ 80 tuổi trở lên Nam (người) Nữ (người)

Hình 4.3. Tháp dân số theo giới tính và độ tuổi huyện Gia Bình năm 2016

Nguồn: Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Gia Bình (2016) Tháp dân số cung cấp sự phân bố dân số theo độ tuổi. Thông tin được bao gồm theo giới tính và nhóm tuổi. Các cơ cấu tuổi của dân số ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của một vùng, một lãnh thổ hay một quốc gia. Dân số trẻ (tỷ lệ phần trăm cao dưới 15 tuổi) cần phải đầu tư nhiều hơn trong các trường học, trong khi các nước có dân số già (tỷ lệ phần trăm cao tuổi từ 65 trở lên) cần phải đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực y tế. Cấu trúc tuổi cũng có thể được sử dụng để giúp dự đoán các vấn đề chính trị tiềm năng. Ví dụ, sự tăng trưởng

nhanh chóng của một số người trưởng thành trẻ tuổi không thể tìm được việc làm có thể dẫn đến tình trạng bất ổn.

Tháp dân số minh họa cấu trúc tuổi và giới tính của dân số và có thể cung cấp những hiểu biết về sự ổn định chính trị và xã hội, cũng như phát triển kinh tế. Dân cư phân bố dọc theo trục ngang, với nam giới thể hiện ở bên trái và nữ giới bên phải. Nam và nữ được chia thành các nhóm tuổi đại diện là các thanh ngang dọc theo trục thẳng đứng, với các nhóm tuổi trẻ nhất ở phía dưới và lớn tuổi nhất ở đầu. Hình dạng của tháp dân số dần dần tiến hóa theo thời gian dựa trên khả năng sinh sản, tỷ lệ tử vong, và xu hướng di cư.

Qua nghiên cứu nhóm tuổi từ 25-29 tuổi là cao nhất (nam 4898 người, nữ 4,589 người), nhóm tuổi cần quan tâm là nhóm từ 0-4 tuổi (nam 3,540người, nữ 3,125 người), nhóm tuổi này thể hiện sự chênh lệch giữa số trẻ nam và số trẻ nữ, điều này cho thấy trên địa bàn huyện Gia Bình có sự mất cân bằng giới tính khi sinh. Đây là một vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện hiện nay vì mất cân bằng giới tính khi sinh ảnh hưởng ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, để lại những hậu quả xấu cho gia đình và cộng đồng, đặc biệt là về sức khoẻ và đời sống của phụ nữ; phụ nữ phải gánh chịu áp lực nặng nề về thể xác và tinh thần để sinh được con trai.

c. Tỷ số giới tính khi sinh

Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại thì vấn đề lựa chọn giới tính để sinh con đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, tuy nhiên nó cũng kéo theo hệ lụy hết sức nguy hiểm đó chính là sự mất cân bằng giới tính. Nằm trong vùng ảnh hưởng của truyền thống ưa thích con trai, nạo phá thai được pháp luật cho phép, chương trình kế hoạch hoá gia đình được triển khai rộng rãi, mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh đã bước vào mức cao, tốc độ gia tăng nhanh và ngày càng lan rộng, thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách và dư luận xã hội. Bất cứ sự can thiệp chủ quan nào làm thay đổi tỷ số này sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên, đe doạ sự ổn định của dân số.

Bảng 4.6. Tỷ lệ giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2014-2016

ĐVT: Số trẻ trai/100 trẻ gái Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Toàn tỉnh 122 118,6 115,3 Thành phố Bắc Ninh 117 116,1 105,6 Yên Phong 117 109,8 115,5 Quế Võ 128 122,6 123,8 Tiên Du 129 121,1 113,6 Từ Sơn 118 120 116,2 Thuận Thành 125 119,2 113,8 Gia Bình 123 122 124,5 Lương Tài 119 119,1 108,8

Nguồn: Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016) Qua bảng 4.6 cho thấy tỷ số GTKS ở huyện Gia Bình thuộc vào loại khá cao và cao nhất tỉnh, trên mức bình thường (tỷ số giới tính khi sinh bình thường chấp nhận được là 103-106/100), rất đáng báo động và nguy cơ mất cân bằng giới tính đã hiện diện. Tác động của sự chênh lệch tỷ số GTKS sẽ không dễ nhận thấy ngay, nhưng những năm tiếp theo sau sẽ gây ra tình trạng “nam thừa, nữ thiếu”, theo đó xuất hiện hàng loạt các vấn đề thách thức lớn như: thanh niên đến tuổi kết hôn khó tìm vợ, mất cân đối về nhân sự trong các ngành nghề xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội.

Bảng 4.7. Tỷ số giới tính khi sinh của huyện Gia Bình phân theo đơn vị các xã, thị trấn từ năm 2014- 2016

ĐVT: Số trẻ trai/100 trẻ gái

TT Tên xã Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Bình Dương 216 140 91 2 Cao Đức 107 107 157 3 Đại Bái 123 112 147 4 Đại Lai 107 158 105 5 Đông Cứu 130 111 143 6 Giang Sơn 131 119 132 7 Lãng Ngâm 132 124 100

TT Tên xã Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 8 Nhân Thắng 113 110 128 9 Quỳnh Phú 110 174 105 10 Song Giang 108 110 152 11 Thái Bảo 139 120 120 12 Vạn Ninh 140 104 92 13 Xuân Lai 105 108 153 14 TT. Gia Bình 131 80 136 Toàn huyện 122 123 124,5

Nguồn: Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016) Qua bảng 4.7 cho thấy tỷ số GTKS cao ở tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện, tuy nhiên có sự phân bố không đều ở các năm và ở các xã, thị trấn cũng có sự khác nhau. Tỷ lệ này hầu như không ổn định từ năm 2014 - 2016.

Tuy nhiên một số xã có tỷ số giới tính chênh lệch đang ngày càng cao như xã Cao Đức (năm 2014 và 2015 tỷ lệ này mới là 107 trai/100 gái nhưng đến năm 2016 tỷ số này đã là 157 bé trai/100 bé gái) hay như xã Xuân Lai (năm 2014 và 2015 tỷ số là 105 và 108 nhưng ngay đến năm 2016 tỷ số đã tăng cao lên 153).

Tỷ số GTKS hàng năm có xu hướng tăng lên ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, nếu không có sự quản lý tốt thì sau 15-20 năm nữa số lượng nam giới trưởng thành sẽ nhiều hơn so với nữ giới trưởng thành do vậy sẽ có nhiều đàn ông đến tuổi kết hôn nhưng không tìm được bạn đời, từ đó gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội cụ thể như: tăng tệ nạn mại dâm, tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái… 4.1.2.4. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác dân số

Xác định công tác DS-KHHGĐ là một hoạt động mang tính xã hội rất cao, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, những người có uy tín trong cộng đồng... để từ đó phát huy được sức mạnh tổng hợp góp phần hoàn thành các mục tiêu về dân số - KHHGĐ. Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ huyện Trung tâm Dân số - KHHGĐ đã xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trên cơ sở thống nhất các hoạt động vì mục tiêu chung là xây dựng một xã hội có quy mô, cơ cấu dân số hợp lý, chất lượng dân số cao. Cụ thể:

* Ban Tuyên giáo huyện ủy

Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã chủ động tham mưu với Ban thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết 10 - NQ/HU năm 2014 về tăng cường công tác Dân số - KHHGĐ, Chỉ thị 15-CT/HU năm 2016 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể thuộc huyện về vị trí, tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác Dân số- KHHGĐ trong giai đoạn hiện nay.

* Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện

Tham gia Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ của huyện, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động tại các xã, thị trấn được phân công; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động các hội viên, thành viên của Ban công tác mặt trận các xã, thị trấn và toàn thể nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với tuyên truyền thực hiện Đề án “Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư”.

Năm 2015 đã phối hợp với ngành dân số tổ chức 03 buổi tuyên truyền về chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số, những vấn đề thách thức của công tác Dân số trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại các xã có tỷ số giới tính khi sinh cao.

* Liên đoàn lao động

Tuyên truyền đưa chính sách DS-KHHGĐ tới các đối tượng công nhân, viên chức và người lao động đang làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp. Chỉ đạo các tổ chức Công đoàn, hội phụ nữ trên địa bàn huyện thực hiện tốt chính sách DS - KHHĐ; lồng ghép các hoạt động dân số của các cấp Công đoàn từ huyện đến cơ sở.

* Hội Liên hiệp phụ nữ huyện

Hội LHPN huyện đã có kế hoạch phối hợp với Trung tâm Dân số- KHHGĐ thực hiện các hoạt động về cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên thực hiện tốt công tác Dân số -

KHHGĐ, tổ chức được 8 buổi tuyên truyền trực tiếp thu hút 576 cán bộ, hội viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)